Kế hoạch xây trường đại học Trung Quốc đầu tiên tại châu Âu bị ngăn cản

Thứ bảy, 29/05/2021 10:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà phê bình cho rằng Đại học Phúc Đán (Fudan) theo kế hoạch của Hungary là một dấu hiệu cho thấy sự phụ thuộc ngày càng lớn vào Trung Quốc.

Fudan, được chuẩn bị sẵn sàng vào năm 2024 ở Hungary, là một trong những trường đại học tự do nhất của Trung Quốc . Ảnh: Reuters

Fudan, được chuẩn bị sẵn sàng vào năm 2024 ở Hungary, là một trong những trường đại học tự do nhất của Trung Quốc . Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Phe đối lập chính trị của Hungary đã cam kết ngăn chặn việc xây dựng trường đại học Trung Quốc đầu tiên ở EU, với các lập luận vẫn tồn tại về rủi ro tài chính và an ninh của dự án.

Thị trưởng Budapest Gergely Karacsony, người hy vọng sẽ ra tranh cử với tư cách ứng cử viên đối lập cho chức thủ tướng trong cuộc bầu cử vào năm tới, đã hứa sẽ sử dụng "tất cả các biện pháp chính trị và pháp lý có thể" để ngăn chặn kế hoạch của chính phủ cánh hữu để xây dựng một khuôn viên cho Đại học Phúc Đán tại thủ đô.

Học viện có trụ sở tại Thượng Hải, được xếp hạng trong số 200 trường đại học hàng đầu thế giới, muốn khai trương khuôn viên vào năm 2024. Theo kế hoạch, có tới 8.000 sinh viên sẽ sống và học tập trong một cơ sở rộng lớn bên bờ sông Danube.

Chính phủ nước này trong những năm gần đây đã thúc đẩy tăng cường quan hệ với Bắc Kinh, khẳng định rằng dự án sẽ đưa đất nước này lên bản đồ giáo dục và đầu tư của thế giới.

“Khuôn viên trường sẽ nâng cao tiêu chuẩn giáo dục và cung cấp cho sinh viên kiến ​​thức cạnh tranh toàn cầu, điều này sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Hungary”, Zoltan Kovacs, ngoại trưởng bang phụ trách ngoại giao công chúng, nói với Al Jazeera.

Tamas Matura, trợ lý giáo sư và một chuyên gia về Trung Quốc từ Đại học Budapest, đồng ý  rằng: “Sự xuất hiện của một trường đại học đẳng cấp thế giới là một tin tốt. Trung Quốc là một quốc gia tiên tiến, công nghệ cao nên dự án sẽ tạo ra một sự thúc đẩy cho Hungary về mặt đó".

Tháng trước, có thông tin tiết lộ rằng Hungary sẽ chi toàn bộ hóa đơn 1,5 tỷ euro (1,8 tỷ USD) để xây dựng khuôn viên trường, được hỗ trợ bởi một khoản vay khổng lồ từ Bắc Kinh. Những tiết lộ chỉ làm dấy lên thêm lo lắng rằng dự án sẽ làm tăng thêm sự phụ thuộc của Hungary vào Trung Quốc.

“Dự án Fudan là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của chính phủ nhằm tăng cường quan hệ đồng minh của Hungary với Trung Quốc”, Gabor Gyori tại tổ chức tư vấn Giải pháp chính sách có trụ sở tại Budapest cho biết.

Trong khi đó, Trung Quốc đã tìm cách sử dụng sức mạnh tài chính khổng lồ của mình để cố gắng giành ảnh hưởng ở Trung và Đông Âu như một phần trong nỗ lực thúc đẩy lợi ích của mình trong EU và NATO.

Quang Anh

Tin khác

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

(CLO) Thế giới đã chi tới hơn 2 nghìn tỷ USD cho vũ khí trong năm 2023, với Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang này, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết vào ngày 22/4.

Thế giới 24h
Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

(CLO) Gói viện trợ của Mỹ dự kiến thông qua trong tuần này sẽ là một cứu cánh đối với những pháo thủ Ukraine đang bất lực trong việc cầm chân lực lượng Nga gần thị trấn phía đông Kupiansk, thậm chí có khả năng thay đổi thế trận, mặc dù điều đó có thể mất một thời gian.

Thế giới 24h
Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

(CLO) Một người đàn ông Bỉ mắc hội chứng chuyển hóa hiếm gặp, khiến cơ thể tự sản sinh nồng độ cồn cao, đã được tòa án miễn án phạt lái xe say rượu vào thứ Hai (22/4).

Thế giới 24h
Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

(CLO) Lực lượng Nga gồm 20.000-25.000 quân đang cố gắng tấn công thị trấn chiến lược Chasiv Yar phía đông Ukraine và các làng xung quanh, theo quân đội Ukraine cho biết vào thứ Hai và nói rằng họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

(CLO) Ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phủ nhận những ý kiến ​​​​cho rằng Washington có "tiêu chuẩn kép" đối với các cáo buộc vi phạm nhân quyền của quân đội Israel ở Gaza, đồng thời nói rằng đang kiểm tra các cáo buộc như vậy.

Thế giới 24h