Khi ngân hàng và công ty bảo hiểm “đá đi chuyền lại” quả bóng… nhân sự

Thứ bảy, 08/05/2021 12:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia, hầu hết các ngân hàng đang “tận dụng” nguồn nhân lực có sẵn nhưng lại chưa chịu bỏ chi phí ra để đào tạo một cách bài bản khiến hoạt động trong kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) lộ rõ nhiều bất cập...

Khi ngân hàng và công ty bảo hiểm “đá đi chuyền lại” quả bóng… nhân sự.

Khi ngân hàng và công ty bảo hiểm “đá đi chuyền lại” quả bóng… nhân sự.

Bảo hiểm là nguồn lực mang về "quá nửa" lợi nhuận cho ngân hàng…  

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ trong năm 2020 đạt 130.557 tỷ đồng, tăng trưởng đến 22% so với năm trước đó. Trong đó, tỷ trọng phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng (bancassurance) đã chiếm tới xấp xỉ gần 40% doanh thu bán bảo hiểm mới.

Khảo sát thực tế cũng cho thấy tăng trưởng mạnh ở bancassurance trong thời gian qua đến chủ yếu cũng nhờ các thương vụ bắt tay độc quyền giữa bảo hiểm và ngân hàng ngày càng nhiều hơn.

“Dạo quanh” một vòng trong mùa Đại hội đồng cổ đông 2021 cũng cho thấy, đa phần các ông chủ các nhà băng đều chung nhận định, bancassurance vẫn là một trong chiến lược của các ngân hàng.

Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông, đại diện Ngân hàng MBBank cho biết, thu nhập từ bancassurance mang về cho ngân hàng trong năm 2020 gần 5.850 tỷ đồng, tăng hơn 39% so với năm 2019 và thu từ kinh doanh bảo hiểm chiếm hơn 71% tổng thu nhập dịch vụ của ngân hàng.

Còn tại Ngân hàng VPBank, bancassurance tại ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong khoản thu từ hoạt động dịch vụ trong năm 2020, với hơn 2.575 tỷ đồng.

Thậm chí với ông lớn trong ngành ngân hàng là Vietcombank, lãi thuần từ hoạt động bancassurance trong năm 2020 tăng 53,4% so với 2019, đạt 6.608 tỷ đồng. Đây là mức tăng đột biến nhờ vào phí bancassurance trả trước trong quý 4/2020 từ thỏa thuận độc quyền ký kết với Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam, lên gần 1.500 - 1.800 tỷ đồng.  

Ở các ngân hàng nhỏ, trong năm 2020, bancassurance cũng đóng góp hơn 41% nguồn thu cho VIB hay tại một ngân hàng đang vướng víu nhiều lùm xùm về nhân sự như Eximbank cũng có mức bancassurance trong năm 2020 tăng trưởng 23%, góp phần đưa mức tăng trưởng thu nhập dịch vụ năm 2020 lên 20%, tăng cao nhất trong 4 năm gần đây… 

Như vậy, hàng loạt các thương vụ bancassurance độc quyền này đã và sẽ mang lại nguồn lãi tích lũy đều đặn cho nhà băng trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mặt trái của bancassurance phát triển nhanh trong vài năm gần đây là tạo ra áp lực lớn lên các ngân hàng về việc đẩy nhanh doanh số bảo hiểm và nhân sự chuyên trách... khiến dư luận dấy lên làn sóng ngân hàng "ép" khách hành mua bảo hiểm.

... nhưng nhân sự thì không được đầu tư!

Chia sẻ về vấn đề này, về phía các công ty bảo hiểm, “quả bóng trách nhiệm” đá lại rằng, các doanh nghiệp bảo hiểm không khuyến khích việc này và đây cũng không phải chủ trương của ngành bảo hiểm. Tuy nhiên, do hợp đồng độc quyền được ký giữa công ty bảo hiểm với ngân hàng có quy định về chỉ tiêu nên các ngân hàng thường đề nghị khách hàng của mình... mua bảo hiểm.

"Chúng tôi rất khó xử trong câu chuyện này vì đây không phải chủ trương của ngành bảo hiểm nhưng khi công ty bảo hiểm và ngân hàng ký hợp đồng độc quyền khai thác bảo hiểm sẽ có những ràng buộc về chỉ tiêu. Các ngân hàng giao lại chỉ tiêu cho nhân viên và có thể xảy ra chuyện "ép" hoặc mời khách hàng mua nhưng thực ra đây là "con dao hai lưỡi" có thể ảnh hưởng uy tín thương hiệu của cả ngân hàng và công ty bảo hiểm", ông Ngô Trung Dũng - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam chia sẻ tại Hội thảoThị trường bảo hiểm CVII 2021: Tác động Covid-19, Insurtech, thị trường và chính sách" tổ chức hồi giữa tháng 4/2021.  

Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tại một số ngân hàng dẫn đầu. Đvt: nghìn tỷ VND, nguồn: IAV, CK Rồng Việt.

Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tại một số ngân hàng dẫn đầu. Đvt: nghìn tỷ VND, nguồn: IAV, CK Rồng Việt.

Xuất phát từ thực trạng này, vừa qua Bộ Tài chính phát đi thông tin vào chiều ngày 4/5 để chấn chỉnh hoạt động trong lĩnh vực này. Đồng thời, Bộ Tài chính khẳng định "Việc ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm với ngân hàng và phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật khác có liên quan.

“Các doanh nghiệp bảo hiểm ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm với các ngân hàng; việc quản lý, giám sát đối với nhân viên ngân hàng trực tiếp bán bảo hiểm đảm bảo tuân thủ các quy định theo hợp đồng đại lý bảo hiểm thuộc thẩm quyền của các ngân hàng", Bộ Tài chính khẳng định.

Nhận định về vấn đề này, TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc các ngân hàng kết hợp với các công ty bảo hiểm thực thi hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng cũng là nhu cầu cần thiết, đây cũng là một trong những hình thức đang thu hút nhiều sự quan tâm của các ngân hàng.

Bancassurance cũng là nguồn thu tương đối ổn định so với các loại hình dịch vụ khác, ít rủi ro hơn. Có thể lợi nhuận không thật sự là quá cao nhưng rủi ro lại thấp, bù trừ cho nhau là hợp lý. Bởi thế hoạt động bảo hiểm được các ngân hàng quan tâm tới nhiều hơn cũng có lý do của nó.

Bên cạnh đó, cũng không phủ nhận rằng bancassurance là hoạt động góp phần làm cho dịch vụ ngân hàng đa dạng hơn, từ đó dễ dàng đem lại lợi ích cho ngân hàng và đương nhiên phía ngân hàng cũng nhìn thấy rõ những lợi ích mà dịch vụ này mang lại.

Ngân hàng khi liên kết với doanh nghiệp bảo hiểm có thể nâng cao thu nhập mà không cần phân bổ nhiều vốn, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cũng nhờ thế mà có cơ hội có thể tăng rất nhanh. Thêm nữa, các doanh nghiệp bảo hiểm đang có “chân rết” tương đối vững, các ngân hàng tương đối yên tâm vì bản thân doanh nghiệp bảo hiểm có nghiệp vụ chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm được bán qua bancassurance chủ yếu mới chỉ dừng lại ở các sản phẩm khá đơn giản, các sản phẩm có sẵn của doanh nghiệp bảo hiểm, chứ chưa có những sản phẩm riêng, đặc thù cho kênh bancassurance còn hạn chế. Vì thế, trong tương lại phải có những sản phẩm may đo để phù hợp với nhu cầu. 

Đi cùng với đó là vấn đề nhân lực, bởi hiện nay, hầu hết các ngân hàng đang “tận dụng” nguồn nhân lực của doanh nghiệp bảo hiểm và nguồn nhân lực mà mình sẵn có thông qua đào tạo một cách ngắn hạn cho hoạt động bảo hiểm này. Trong khi đó, nếu chỉ là đào tạo ngắn hạn thì nhiều nhân viên ngân hàng nắm không vững điều kiện, mục đích, yêu cầu để triển khai bancassurance. Đây là điểm yếu trong kênh phân phối bancassurance.

Người ta nghĩ rằng nhân viên ngân hàng chỉ cần học thêm khoá ngắn hạn là có thể bán được bảo hiểm mà không có tầm nhìn xa có chiến lược hơn là nếu công ty bảo hiểm phối hợp với ngân hàng đào tạo nhân sự bài bản hơn. Để từ đó đưa kênh phân phối bancassurance đi vào nề nếp và có tính hiệu quả cao hơn, ông Thịnh nhấn mạnh. 

Khánh Linh 

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm