Khối Ả Rập liên thủ bao vây kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ tứ bề thọ địch

Thứ ba, 06/10/2020 07:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Khi các đối thủ Ả Rập của Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường nỗ lực chống lại các hành động của Ankara ở Trung Đông, Ả Rập Xê Út được cho là đã bắt đầu một cuộc tẩy chay bí mật đối với hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền của Thủ tướng Erdogan đang đối mặt với hàng loạt thách thức nghiêm trọng.

Thủ tướng Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: AFP

Thủ tướng Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: AFP

Bài liên quan

Phản ứng tập thể của khối Ả Rập với Thổ Nhĩ Kỳ

Nền kinh tế ốm yếu của Thổ Nhĩ Kỳ, bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 đang ở trên đỉnh thảm họa tiền tệ nghiêm trọng kể từ năm 2018, hiện đang phải đối mặt với sự trả đũa kinh tế của các quốc gia Ả Rập trước các chính sách của Ankara ở Trung Đông.

Theo các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út đã bắt đầu tẩy chay hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ một cách không công khai, trong bối cảnh khối Ả Rập kêu gọi trả đũa kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Ai Cập đi đầu trong nỗ lực tạo lập một lập trường thống nhất của khối Ả Rập chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, mà gần đây nhất là tại cuộc họp ngày 9/9 của Liên đoàn Ả Rập.

Liệu các quốc gia Ả Rập có thể tiến hành một hành động chung hiệu quả chống lại Thổ Nhĩ Kỳ hay không vẫn còn là một câu hỏi, nhưng nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại quá dễ bị tổn thương để đánh gục, hoặc tiếp nhận các đòn trả đũa quy mô lớn.

Mối quan hệ kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ với các quốc gia Ả Rập đã phát triển trong hai thập kỷ qua, cả về thương mại, dòng vốn đầu tư và du lịch. Tuy nhiên, các quốc gia Ả Rập vẫn chưa trở thành đối tác kinh tế hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Các hành động trả đũa sẽ có tác động không thực sự lớn đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh bình thường, nhưng một cuộc tẩy chay hiệu quả của người Ả Rập đang diễn ra trên nền kinh tế hiện có của Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể gây tổn hại.

Trong bối cảnh đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ sụt giảm nghiêm trọng và sự di cư của các nhà đầu tư nước ngoài, nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể gánh chịu bất kỳ khoản lỗ mới nào về thu nhập bằng đồng nội tệ, dòng vốn nước ngoài và danh tiếng và do đó, phần bù rủi ro của nó sẽ tăng thêm.

Trong tuyên bố ngày 9/9, các ngoại trưởng của Liên đoàn Ả Rập đã tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ “can thiệp vào các vấn đề của liên minh Ả Rập”, bao gồm các hành động quân sự của nước này ở Syria, Libya và Iraq, đồng thời kêu gọi Ankara “ngừng các hành động khiêu khích có thể làm xói mòn lòng tin và đe dọa an ninh và ổn định của khu vực”.

Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry kêu gọi sự đoàn kết của khối Ả Rập, để ngăn chặn các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ mà ông mô tả là mối đe dọa đáng kể nhất đang nổi lên đối với an ninh quốc gia Ả Rập.

Libya, Qatar, Somalia và Djibouti bày tỏ sự dè dặt về tuyên bố chung, đồng thời hoan nghênh việc thành lập một ủy ban để giám sát và giải quyết sự can thiệp như vậy của Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara bác bỏ các cáo buộc, nói rằng các quyết định được đưa ra tại cuộc họp là “thiếu bối cảnh để được xem xét một cách nghiêm túc”.

Ả Rập Xê Út dường như đã tẩy chay hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một báo cáo ngày 28/9, nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ Sozcu dẫn lời các doanh nhân nói rằng, các đối tác Ả Rập Xê Út đã thông báo cho họ ngừng vận chuyển hàng hóa, vì chính quyền Ả Rập Xê Út ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hóa từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Báo cáo đưa ra sau những lời phàn nàn của Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu năm nay rằng, chính quyền Ả Rập Xê Út đã chặn các xe tải chở trái cây và rau quả tươi ở biên giới và buộc các thương nhân địa phương ngừng kinh doanh với Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Mehmet Guzelmansur, một nhà lập pháp đối lập chính của Đảng Cộng hòa Nhân dân đại diện cho tỉnh biên giới phía nam Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, sự cản trở của Ả Rập Xê Út đã gây ra “thiệt hại vật chất rất nghiêm trọng” cho nông dân và nhà xuất khẩu ở Hatay và các vùng lân cận.  

Ông cảnh báo: “Nếu vấn đề vẫn chưa được giải quyết, một lệnh cấm vận hoàn toàn của Ả Rập Xê Út có thể mở rộng thông qua các động thái tương tự của các đồng minh của Ả Rập Xê Út như Dubai, Bahrain và Oman”.

Xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm trong năm nay. Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu của nước này chỉ đạt khoảng 90 tỷ USD, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ.

Một khu chợ ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24 tháng 9 năm 2020 - Ảnh: OZAN KOSE / AFP / Getty

Một khu chợ ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24 tháng 9 năm 2020 - Ảnh: OZAN KOSE / AFP / Getty

Tương tác kinh tế giữa khối Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ ra sao?

Xuất khẩu sang các nước chiếm đa số là Ả Rập trị giá 17 tỷ USD, chiếm khoảng 19% tổng kim ngạch của Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2019, các nước Ả Rập đã mua hàng hóa của Thổ Nhĩ Kỳ trị giá khoảng 36 tỷ đô la, chiếm 1/5 trong số 180 tỷ đô la xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó, các khoản đầu tư trực tiếp của Thổ Nhĩ Kỳ vào các nước Ả Rập trị giá 2,4 tỷ USD, với một nửa trong số đó là ở Algeria. Do đó, các nước Ả Rập là nhà xuất khẩu vốn ròng với tỷ suất lợi nhuận lớn so với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng với việc Qatar thống trị các khoản đầu tư đó, UAE là quốc gia duy nhất có thể đe dọa bất kỳ cú đánh thực sự nào trong lĩnh vực này.

Các khoản đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ lên tới 24 tỷ USD trong tháng Bảy, trong khi nợ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với các tổ chức cho vay nước ngoài ở mức 390 tỷ USD. Ngân hàng Trung ương không đưa ra phân tích của các quốc gia trong danh mục này, nhưng các thực thể Ả Rập chắc chắn có liên quan, trực tiếp hoặc gián tiếp.

Khi nói đến lĩnh vực du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ, tầm ảnh hưởng của người Ả Rập vẫn còn hạn chế. Công dân Ả Rập đại diện cho 10% người nước ngoài đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong 8 tháng đầu năm, nơi chứng kiến ​​sự suy thoái lớn về du lịch do đại dịch, với số lượng du khách nước ngoài giảm 77% xuống còn khoảng 7 triệu người.

Năm 2019, du khách từ các nước Ả Rập vẫn chiếm 10% trong số 45 triệu người nước ngoài đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Người Iraq đứng đầu danh sách, tiếp theo là các công dân Ả Rập Xê Út, Jordan, Liban và Kuwait.

Nước láng giềng Iraq cũng là những người Ả Rập mua hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ hàng đầu. Doanh số bán hàng cho Iraq năm ngoái trị giá 10,2 tỷ USD, chiếm 28% kim ngạch xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang các nước Ả Rập.

Xếp sau là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất với 10%, Ai Cập với 9,7% và Ả Rập Xê Út với 9,2%. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang bốn quốc gia đó đạt 21 tỷ USD vào năm ngoái, trong khi Qatar, đồng minh khu vực chính của Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ mua 1,2 tỷ USD hàng hóa của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó, nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ từ các nước Ả Rập đạt 14 tỷ đô la vào năm 2019, chiếm 6,7% tổng lượng nhập khẩu. Điều này khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nhà xuất khẩu ròng trong thế giới Ả Rập, với xuất khẩu vượt quá nhập khẩu 22 tỷ USD, nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường Ả Rập đối với các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương, các khoản đầu tư trực tiếp của khối Ả Rập vào Thổ Nhĩ Kỳ - một đối tác kinh tế quan trọng - đã lên tới 32 tỷ USD vào năm 2019, chiếm 21% trong tổng số 150 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này.

Đáng chú ý, khoảng 22 tỷ USD hoặc 68% các khoản đầu tư trực tiếp của Ả Rập thuộc về Qatar. Theo ngay sau họ là UAE, nước đã đầu tư 6 tỷ đô la vào Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi các khoản đầu tư trực tiếp của Ả Rập Xê Út chưa đến 1 tỷ đô la.

Nhìn chung, các mối quan hệ kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tập trung vào phương Tây, chủ yếu là châu Âu, và việc các nước Ả Rập tẩy chay tập thể dường như vẫn là một viễn cảnh do sự chia rẽ của chính họ. Tuy nhiên, hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể chịu thêm bất kỳ tổn thất nào khi mà nền kinh tế đang diễn ra bất ổn với cuộc khủng hoảng tiền tệ nghiêm trọng.

Can thiệp quân sự ở Syria, Lybia, Iraq, xung đột với Hy Lạp, Síp ở Địa Trung Hải, ủng hộ Azerbaijan trong cuộc đụng độ giữa Armenia và Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ thực sự đang mình vào tình thế nguy hiểm khi khắp tứ phía đều đang coi họ là "kẻ thù". 

Phan Nguyên

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế