Không rõ ràng trong hoạch định là "thuốc độc" đối với kế hoạch nguồn vốn của doanh nghiệp

Thứ tư, 15/09/2021 07:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các doanh nghiệp cho rằng, kế hoạch về chính sách của TP. HCM cần có độ chính xác cao hơn về thời gian, tránh trường hợp đặt mốc quá ngắn rồi dời liên tục như vừa qua khiến doanh nghiệp có thể bị chi phí tài chính "đè tới chết".

Từng rất trông chờ TP. HCM mở cửa sau 15/9

Trước thông tin TP. HCM tiếp tục giãn cách sau ngày 15/9, ông Nguyễn Ngọc An, Tổng giám đốc CTCP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) cho biết từng “rất trông chờ ngày được nới lỏng”. Song, theo ông, cần tuân thủ chủ trương an toàn là trên hết cũng như quy định của Chính phủ, TP. HCM đề ra.

khong ro rang trong hoach dinh la thuoc doc doi voi ke hoach nguon von cua doanh nghiep hinh 1

Nhiều doanh nghiệp trước đó rất trông chờ TP. HCM nới lỏng giãn cách sau 15/9

Bài liên quan

Tổng giám đốc Vissan cho biết thời gian qua doanh nghiệp gặp không ít khó khăn khi TP. HCM và các tỉnh phía Nam siết chặt giãn cách xã hội.

“Thực hiện phương án ‘3 tại chỗ’, doanh nghiệp chúng tôi chỉ duy trì được 1/3 số lượng lao động làm việc, đạt chỉ 40% lượng hàng hoá cung ứng ra thị trường. Ngoài ra, hệ thống phân phối phải phụ thuộc vào lực lượng đi chợ hộ ở địa phương vì người dân không được ra ngoài và không thể trực tiếp mua hàng”, ông An nói.

Bên cạnh đó, ông đề cập đến giá nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất cũng tăng cao như phụ kiện, pin, bao bì… Doanh nghiệp dù có dự trữ nhưng đã cạn dần.

khong ro rang trong hoach dinh la thuoc doc doi voi ke hoach nguon von cua doanh nghiep hinh 2

Tổng Giám đốc Vissan Nguyễn Ngọc An (phải)

Đối với startup xe máy điện Dat Bike, đợt dịch lần này đã làm xáo trộn nhiều kế hoạch của doanh nghiệp, từ việc phát triển thêm hệ thống cửa hàng đến mở rộng sản xuất hay ra mắt sản phẩm mới.

“Giống như các doanh nghiệp sản xuất khác, một trong những khó khăn lớn nhất của Dat Bike tới từ việc chuỗi cung ứng bị đứt gãy khiến các hoạt động nghiên cứu, sản xuất và bán hàng bị đình trệ. Tuy Dat Bike vẫn còn có thể duy trì hoạt động sản xuất nhưng nhiều đối tác của công ty lại bị ảnh hưởng nặng hơn bởi dịch bệnh, khiến chúng tôi phải điều chỉnh khá nhiều trong chuỗi cung ứng”, ông Phạm Đức Nam Trung, Giám đốc tài chính và vận hành Dat Bike nêu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cho rằng dịch bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý mua sắm của khách hàng, khiến họ mất nhiều thời gian cân nhắc hơn trước khi ra quyết định.

Dù nới lõng giãn cách doanh nghiệp vẫn sẽ rất khó khăn

Bà Đoàn Thị Anh Thư, CEO chuỗi nhà hàng Vua Cua cho biết, doanh nghiệp đang lần lượt bước qua giới hạn sức chịu đựng. Điều này càng tồi tệ hơn đối với các doanh nghiệp đang “ngủ đông” mà vẫn phải gánh lãi vay.

khong ro rang trong hoach dinh la thuoc doc doi voi ke hoach nguon von cua doanh nghiep hinh 3

Bà Đoàn Thị Anh Thư, CEO chuỗi nhà hàng Vua Cua

Trong trường hợp TP. HCM nới lõng giãn cách, bà Thư cho rằng doanh nghiệp cũng sẽ rất khó khăn trong vấn đề nguồn lao động. Bởi nhiều người trong đợt dịch này đã bỏ về quê, không dễ để họ trở lại thành phố.

Cùng với đó, việc chờ đợi quá lâu khiến nhân sự cũ tìm kiếm việc làm khác. Nếu tuyển dụng nhân viên mới, họ phải có “thẻ xanh vaccine” và doanh nghiệp mất thời gian để đào tạo từ đầu.

“Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đối mặt với nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng. Nếu vẫn bị ảnh hưởng bởi việc lưu thông hàng hoá thì giá nguyên vật liệu đầu vào chắc chắn sẽ tăng cao. Nhưng doanh nghiệp không thể tăng giá với khách hàng vì họ cũng cạn tiền rồi. Chính doanh nghiệp phải chia sẻ gánh nặng kinh tế với khách hàng của mình trong thời điểm này”, CEO Vua Cua nói.

Xây dựng chiến lược phát triển “sống cùng Covid”

Trước những thách thức hiện tại, bà Thư cho rằng các doanh nghiệp nên xây dựng lại chiến lược phát triển “sống cùng Covid” từ bây giờ, đưa ra các quy trình vận hành phù hợp với chiến lược mới.

"Phòng nhân sự cũng nên tuyển dụng mới từ giờ và bắt đầu đào tạo để khi mở cửa lại là có thể hoạt động 'mượt' ngay lập tức. Cuối cùng là dòng tiền mặt phải chuẩn bị kỹ để không bị nợ xấu ảnh hưởng hoặc gãy vốn giữa chừng. Hãy điều chỉnh quy mô doanh nghiệp phù hợp với năng lực tài chính trong thời gian từ giờ tới cuối năm", CEO Vua Cua nhấn mạnh.

Chuẩn bị cho giai đoạn sắp tới, Tổng giám đốc Vissan Nguyễn Ngọc An chia sẻ, doanh nghiệp đã xây dựng lộ trình trong trường hợp lực lượng lao động được đi làm trở lại từ ngày 30/9. Theo đó, yếu tố đảm bảo an toàn cho công nhân viên được đặt lên hàng đầu.

"Vissan tăng cường tiêm vaccine cho người lao động để họ sớm có 'thẻ xanh'. Thứ hai, sắp xếp bố trí lại các khâu, dây chuyền sản xuất sao cho đảm bảo các điều kiện hoạt động theo bộ tiêu chí của TP. HCM đưa ra", ông An nói.

Bên cạnh đáp ứng giãn cách, tuân thủ quy tắc 5K tại nhà máy, Vissan sẽ phân chia khối văn phòng làm việc online. Doanh nghiệp cũng chuẩn bị bộ phận y tế, các phòng lưu trú nhằm chủ động quản lý, truy vết trong trường hợp phát sinh F0.

Các kế hoạch chính sách nên có độ chính xác cao hơn về thời gian

Theo Tổng giám đốc Vissan, chính quyền cần hỗ trợ hơn nữa để người dân được tiếp cận với nguồn vaccine một cách rộng rãi. Đặc biêt, đối với các công nhân có bệnh nền, nên tổ chức tiêm ngừa cho họ tại bệnh viện để được cấp cứu kịp thời nếu có sự cố xảy ra.

"Các cơ quan ban ngành cũng cần tiếp cận doanh nghiệp để hỗ trợ trong việc xét nghiệm định kỳ. Về dài hạn, việc xét nghiệm liên tục khiến chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả rất cao", ông An nói.

Bên cạnh đó, Tổng giám đốc Vissan cho rằng cần đánh giá lại mô hình để đảm bảo an toàn trong giãn cách 5K. Ông còn mong muốn Nhà nước cùng các cơ quan liên quan cắt giảm các chi phí, giảm, giãn thuế, lãi suất... tạo điều kiện cho doanh nghiệp, bởi thời gian qua họ không thể sản xuất đúng theo năng lực của mình.

khong ro rang trong hoach dinh la thuoc doc doi voi ke hoach nguon von cua doanh nghiep hinh 4

Dat Bike cho rằng việc không rõ ràng trong hoạch định là "thuốc độc" đối với việc kế hoạch nguồn vốn của doanh nghiệp

Đối với các kế hoạch về chính sách, Giám đốc tài chính và vận hành Dat Bike Phạm Đức Nam Trung kiến nghị, nên có độ chính xác cao hơn về thời gian. Hoặc, hoạch định có kèm rủi ro và giãn dần, tránh trường hợp đặt mốc quá ngắn rồi dời liên tục như vừa qua.

"Điều này là tệ nhất cho doanh nghiệp vì tất cả các kế hoạch, phương án đều treo lại chờ triển khai. Cụ thể, nếu từ ngày 1/9, doanh nghiệp được biết đến 30/9 TP. HCM mới có khả năng mở cửa thì sẽ tiến hành một phương án khác hoàn toàn, không treo phương án cũ tới 15/9", ông Trung chỉ ra.

Theo ông, việc không rõ ràng trong hoạch định là "thuốc độc" đối với việc kế hoạch nguồn vốn của doanh nghiệp. Sẽ có trường hợp doanh nghiệp bị chi phí tài chính "đè tới chết" vì kéo giãn liên tục, thay vì đưa ra được quyết định dứt khoát để cắt giảm chi phí từ đầu.

"Trong trường hợp TP. HCM nới lỏng giãn cách, quan trọng là hình thức triển khai, nếu các thủ tục quá phức tạp thì căn bản không khác gì chưa nới lỏng", ông Trung nhấn mạnh.

Kỳ Hoa

Bình Luận

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp