Kỳ 2: Đổi mới quy chế bầu cử, tạo đòn bẩy khích lệ cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ

Thứ ba, 07/12/2021 14:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cùng với các nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng thể chế chính trị, Đảng ta đã ban hành các quy định, quy chế và quy trình bầu cử trong Đảng, trong hệ thống chính trị, đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực, dân chủ, tìm chọn những cán bộ thực sự là “công bộc của dân”.

Những quy định đó ngày càng được hoàn thiện, chặt chẽ như Nghị quyết 26- NQ/TW, ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về “Tập trung xây dựng đôị ngũ cán bộ các cấp…”, Quy định số 205- QĐ/TW, ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về “Kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền…”, Kết luận số 14- KL/TW, ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị về “Chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo vì lợi ích chung”.

Có dịp tiếp xúc với rất nhiều cán bộ chủ trì các cấp đã nghỉ hưu và cán bộ đương nhiệm từ tỉnh đến cơ sở, điều chung nhất, nhiều ý kiến cho rằng những chủ trương, quy định của Đảng nói chung là đúng đắn, nhưng hiệu quả việc thực hiện các quy định, quy trình đó tùy thuộc rất lớn vào vai trò người đứng đầu các cấp. Nếu người đứng đầu có “tầm” và có “tâm” trong nhìn việc, nhìn người, luôn đặt lợi ích của dân, của đất nước lên trên hết thì sẽ chọn đúng người đúng việc. Ngược lại, người đứng đầu tầm nhìn hạn chế hoặc cái tâm không trong sáng, đặt mình trên tổ chức, ngoài tổ chức, tìm cách biến tướng quy trình theo động cơ cá nhân, vì “lợi ích nhóm” được ngụy trang bằng vỏ bọc dân chủ sẽ đánh mất tính xác thực của các quy định.

Bài liên quan
ky 2 doi moi quy che bau cu tao don bay khich le can bo hoan thanh tot nhiem vu hinh 1

Đại biểu Đại hội Đảng bộ xã An Hòa Thịnh(huyện Hương Sơn) bầu cấp ủy mới

Trong quy chế bầu cử, kể cả trong Đảng và các cơ quan dân cử, mặc dầu có số dư nhưng thường thì chưa phải là đối tượng cạnh tranh một chín, một mười về phẩm chất, năng lực và cương vị công tác. Có khi để cho “chắc ăn”, tổ chức cho chọn đối tượng liên danh quá chênh lệch về chức vụ, trình độ, sự từng trải, thành ra chỉ mang tính hình thức, theo đúng nghĩa “quân xanh”. Một bộ phận không ít cán bộ thiếu nhiệt huyết trong công việc, không dám chịu trách nhiệm, làm sợ sai, sợ thấp phiếu bị đánh giá là tín nhiệm thấp. Quy chế bầu cử đúng phải đánh giá thực chất tín nhiệm của cán bộ, từ đó để mỗi cán bộ tự tìm ra hạn chế về phẩm chất, năng lực, phương pháp công tác của mình mà khắc phục, sửa chữa. Phiếu thấp mà làm việc thực chất, có hiệu quả, ý nghĩa hơn nhiều người được bầu với số phiếu cao nhưng do cơ cấu “cứng”, mà làm việc an phận thủ thường, vô cảm trước dân và phong trào, chỉ dẫn đến sự trì trệ, yếu kém mà thôi.

Ông Mai Đình Phong, Bí thư Đảng bộ xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đề nghị: “Phải khuyến khích cán bộ, trước hết là cấp ủy có tư duy phản biện, có dũng khí đấu tranh. Có chế tài bảo vệ cán bộ trung thực và xử lý nghiêm những biểu hiện trù dập mới thực sự phát huy dân chủ”.

Chúng ta cần có những đổi mới để tạo môi trường cho cán bộ được rèn luyện thử thách, có cạnh tranh lành mạnh bằng chương trình hành động và hiệu quả thực tế, tuyệt đối không "nhốt" cán bộ trong “lồng bao cấp về tín nhiệm” do quy chế, dẫn đến an phận thủ thường trong thực thi công vụ.

Cách mạng là đổi mới, là sáng tạo; cuộc sống như một dòng chảy không ngừng, mệnh lệnh của cuộc sống đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải biết nắm bắt quy luật và tạo yếu tố tác động để sự vật vận động phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, muốn khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo vì lợi ích chung như Kết luận số 14 của Bộ Chính trị cần phải tìm đúng căn nguyên và những lực cản để tạo môi trường cho cán bộ rèn luyện, thử thách.

Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng đã có nhiều bài học quý trong sử dụng nhân tố con người, đặc biệt là trong kháng chiến. Trong điều kiện hoạt động khó khăn, gian khổ, đánh đổi cả mạng sống, phải độc lập tác chiến nhưng các bậc tiền bối vẫn giữ vững khí tiết, một lòng trung trinh với Đảng, với dân, vượt qua mọi thử thách để hoàn thành nhiệm vụ. Trước khi lên đường chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, Bác Hồ căn dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận, tướng quân tại ngoại, giao cho chú toàn quyền”. Những lời dặn dò của Bác là tư tưởng chỉ đạo, giúp Đại tướng có căn cứ để xử trí trong quá trình chỉ  huy chiến dịch. Trong chiến dịch giải phóng miền Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp yêu cầu Trung tướng Lê Trọng Tấn xây dựng kế hoạch sau 3 ngày phải giải phóng Huế. Tướng Tấn thấy khó khả thi, Đại tướng nói: “Anh là Tư lệnh mặt trận nên tôi để anh ra lệnh. Nếu không tôi sẽ quyết định, vì để 1 tuần hàng vạn quân địch rút về tử thủ Sài Gòn thì sao?”. Và, chiến dịch giải phóng Huế được thực hiện đúng như chỉ lệnh.

ky 2 doi moi quy che bau cu tao don bay khich le can bo hoan thanh tot nhiem vu hinh 2

Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) trao quyết định bổ nhiệm cán bộ

Trong hòa bình xây dựng, nếu không có những cán bộ dám “xé rào” trong cơ chế khoán như ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thì làm sao có được thành công trong phát triển kinh tế? Trong phòng chống thiên tai lũ lụt, xử lý các điểm nóng, đặc biệt là trong phòng chống dịch Covid - 19 hiện nay, bên cạnh những địa phương, những cán bộ rất bản lĩnh, quyết đoán đề ra những quyết sách đúng, vẫn có những cán bộ rất quan liêu, làm việc đại khái nên không nắm được gì. Khi bị cấp trên “truy bài” thì lúng túng như gà mắc tóc. Qua đó càng thấy được sự cần thiết và cấp bách xây dựng chế tài để khuyến khích cán bộ dám xả thân vì phong trào. Cần hạn chế tối đa căn bệnh thành tích khá phổ biến ở nhiều cấp, nhiều địa phương, lo đánh bóng phong trào để tạo dựng hình ảnh cá nhân.

Trung tướng Phạm Văn Long, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho rằng: “Khi ta đạt được một thành tựu nào đó rất đáng trân trọng, tự hào. Nhưng phải khách quan nhìn nhận đúng vấn đề, đặt nó trong sự vận động phát triển của sự vật, của phong trào ở mỗi địa phương, đơn vị; không tô hồng thành tích, dẫn đến sự nhiễu loạn trong đánh giá thực chất phong trào và đánh giá cán bộ”.

Muốn có nguyên thủ quốc gia và cán bộ chủ trì các cấp có trí tuệ và bản lĩnh để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng phải có tầm nhìn chiến lược trong phát hiện và đào tạo nhân tài.  Mỗi chúng ta đều biết, khí chất, nhân cách và chỉ số thông minh của mỗi con người được biểu hiện từ thuở nhỏ, sẽ định hình rõ ở độ tuổi dưới 35. Nếu có cơ chế phát hiện và tạo môi trường rèn luyện tốt sẽ giúp cán bộ trưởng thành như Nghị quyết 26/TW đã xác định chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài, thu hút sinh viên giỏi để tạo nguồn cán bộ, đáp ứng yêu cầu của cách mạng.

Do đó, cần xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách nhằm thu hút và đào tạo, tạo môi trường thích hợp để đào luyện cán bộ. Nghị quyết của Đảng vẫn nằm trên giấy nếu không có những giải pháp tổ chức chỉ đạo sát đúng và kịp thời. Bác dạy: “Nếu đào tạo một mớ cán bộ nhát gan, dễ bảo, “đập đi hò đứng”, không dám phụ trách, như vậy là một việc thất bại của Đảng”. Đồng thời phải sửa đổi, bổ sung những quy định mới để khơi thông mạch nguồn tìm chọn nhân tài. Quy định bầu vào Ủy viên Thường vụ phải tham gia 1 nhiệm kỳ cấp ủy, 2-3 năm tham gia Uỷ viên Thường vụ hoặc tương đương mới vào các chức danh chủ trì các cấp. Như vậy sẽ mất cơ hội đối với những nhân tố có triển vọng, là biểu hiện “sống lâu lên lão làng”; không thể hiện được sự công bằng đối với những cán bộ luân chuyển đến chưa kinh qua cấp ủy. Đề bạt, bổ nhiệm cán bộ có tịnh tiến, có nhảy vọt, một đảng viên hay một cấp ủy viên thực sự có trí tuệ, bản lĩnh, đựợc thử thách có thể là một Bí thư, Chủ tịch, và tương lai có thể là lãnh tụ, không nhất thiết phải qua cấp ủy viên 5 năm hoặc 2-3 năm giữ chức Uỷ viên Thường vụ như quy định ở một số địa phương. Yếu tố quyết định đó là biết phát hiện và đánh giá đúng cán bộ. Đồng chí Trần Phú mới 27 tuổi được bầu làm Tổng Bí thư đó sao?

Cần xây dựng quy chế đánh giá cán bộ thật khách quan và khoa học, lấy hiệu quả công việc làm thước đo. Quy trình bầu cử phải thực sự dân chủ. Trước khi lựa chọn các chức danh chủ trì, mỗi ứng viên phải có chương trình hành động, có cam kết và bình đẳng như nhau, cạnh tranh lành mạnh, không có khái niệm “quân xanh, quân đỏ”. Phải thực sự dân chủ, công tâm; biết phát động và lắng nghe ý kiến đa chiều để chắt lọc thông tin trong đánh giá, đề bạt cán bộ. Bác Hồ dạy: “Phải làm sao cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến. Nếu chụp mũ, truy chụp sẽ làm thui chột ý chí”.

Ông Phan Duy Vĩnh, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Kỳ Anh (Hà Tĩnh) quan niệm: “Đánh giá cán bộ phải từ sản phẩm và phong trào, đánh giá con người trong sự vận động và phát triển, không dừng lại ở công tác quản lý có tính nghiệp vụ hành chính đơn thuần. Đánh giá đúng sẽ khơi dậy nhuệ khí và sự năng động của cán bộ”.

Thanh Bình - Khắc Hiển

Kỳ 3: Thực hiện tốt vấn đề luân chuyển cán bộ

Bình Luận

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức
Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

(CLO) UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam từ ngày 21-24/4.

Tin tức
ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

(CLO) Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Tin tức