Lãi suất giảm sâu trong năm 2021 chưa hẳn đã tốt

Thứ bảy, 13/02/2021 12:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia kinh tế, khoảng 10 năm gần đây Việt Nam đã thể hiện có kinh nghiệm điều hành kinh tế vĩ mô, ổn định lạm phát, tạo sức bật để đạt được thành quả như năm 2020. Tuy nhiên, bài toán lớn trong năm 2021 vẫn là điều hành vĩ mô, lãi suất giảm sâu chưa hẳn tốt...

Bài liên quan
Lãi suất giảm sâu trong năm 2021 chưa hẳn đã tốt.

Lãi suất giảm sâu trong năm 2021 chưa hẳn đã tốt.

Lãi suất cho vay đang thấp kỷ lục  

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ đầu năm 2020 đến nay, để giảm bớt khó khăn từ đó có điều kiện phục hồi nhanh nền kinh tế do tác động của dịch Covid-19 và tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng đối với nền kinh tế.

Trên cơ sở diễn biến kinh tế trong và ngoài nước NHNN đã liên tiếp điều chỉnh giảm 3 lần các mức lãi suất, tổng mức giảm 1,5-2,0%/năm đối với lãi suất điều hành sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho TCTD.

Động thái giảm lãi suất này nhằm vừa tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn, vừa tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh.  

Cụ thể, NHNN đã giảm lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6%/năm xuống 4%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4%/năm xuống 2,5%/năm; lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở giảm từ 4%/năm xuống 2,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN giảm từ 7%/năm xuống 5%/năm.  

Không chỉ giảm lãi suất điều hành, để hỗ trợ TCTD giảm chi phí có điều kiện giảm nhanh và mạnh lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân, NHNN đã giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên của TCTD đối với khách hàng với tổng mức giảm là 1,5%/năm (hiện ở mức 4,5%/năm).

Bên cạnh đó, NHNN cũng đã chỉ đạo TCTD chủ động cân đối khả năng tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý; triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.  

Theo quan sát, kể từ khi có “công lệnh” điều chỉnh lãi suất, tại các ngân hàng thương mại cũng đang giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và tiêu dùng như VIB, HDBank, VPBank, Sacombank… hiện cũng đã áp dụng cho vay kinh doanh và mua sắm cuối năm với mức lãi suất từ 5,99%-6,8%/năm. 

Điển hình, MBBank đang áp dụng lãi suất cho vay kinh doanh từ 6,8%/năm với hạn mức 80% nhu cầu vốn trong thời hạn tối đa 180 tháng. Còn VPBank tuyên bố giảm lãi suất cho vay kinh doanh xuống chỉ từ 5,99%/năm, áp dụng đến hết năm 2020 cho khách hàng cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình.  

Hay tại ngân hàng ABBank đưa mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 5,9%/năm trong chương trình “Vay ưu đãi - lãi an tâm” và từ 7%/năm trong chương trình “Vay kinh doanh - phát tài nhanh” dành cho các hộ kinh doanh cá thể. 

Còn tại BIDV đưa ra lãi suất vay mua xe là 8%/năm. Techcombank cũng áp dụng mức lãi suất cho vay mua ô tô là 8,19%/năm. Lãi suất vay mua ô tô ở MBBank là 8,5%/năm. Agribank cho vay mua ô tô với lãi suất 7,9%/năm trong 24 tháng... 

Theo bà Nguyễn Thị Phượng - Phó Tổng giám đốc Agribank, tín dụng tăng chậm trong khi vốn huy động vẫn ồ ạt chảy vào đang khiến ngân hàng dư thừa một lượng vốn lớn. Trong khi đó, việc đầu tư cho vay trên thị trường 2 không hiệu quả do lãi suất thấp kỷ lục, ngân hàng nào cũng dư thừa tiền, không có nhu cầu vay mượn lẫn nhau. 

Lãi suất giảm sâu trong năm 2021 chưa hẳn đã tốt  

Với thực trạng lãi suất hiện nay, các chuyên gia kinh tế cho rằng, thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn dư thừa, lãi suất tiền gửi, lãi suất liên ngân hàng sẽ giữ ổn định ở vùng hiện tại và lãi suất cho vay được kỳ vọng có thể giảm nhẹ đối với các lĩnh vực ưu tiên trong quý I/2021. 

Theo nhận định từ các chuyên gia đến từ SSI, trước diễn biến xấu của dịch Covid-19 trong mấy ngày qua, nhiều chuyên gia lo ngại lãi suất ngân hàng khả năng còn giảm sâu hơn mặt bằng hiện tại.

Đồng quan điểm phía công ty chứng khoán CTCP Chứng khoán KB Việt Nam cũng dự báo mặt bằng lãi suất có thể sẽ chạm đáy vào nửa đầu năm 2021, khi NHNN hạ lãi suất điều hành thêm 1 lần nữa và tăng nhẹ trở lại trong nửa cuối do 3 nguyên nhân.

Thứ nhất là kênh bơm thanh khoản tiền đồng vào thị trường bị giới hạn do công cụ mua ngoại tệ bị hạn chế và có thể đẩy mặt bằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng.

Thứ hai là tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm thường sẽ hồi phục nhanh.

Thứ ba là lộ trình siết tỉ lệ huy động ngắn cho vay trung và dài hạn có hiệu lực vào tháng 10/2021 sẽ đẩy mạnh mức độ cạnh tranh về tiền gửi và làm đảo chiều xu hướng lãi suất tiền gửi đang giảm.  

Về phía ngân hàng, ông Trần Ngọc Tâm - Tổng giám đốc ngân hàng Nam Á cho rằng, dù trong năm qua lãi suất huy động giảm nhưng nếu so với USD, giữ VND vẫn lợi hơn. Vì thế, trong năm 2021 khó có kỳ vọng lãi suất VND tăng vì dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt và các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi.

“Giữ VND trong bối cảnh 2021 vẫn hiệu quả hơn USD do tỷ giá USD/VND tiếp tục được ổn định. Xuất khẩu tăng và dự trữ ngoại hối vẫn trên đà tăng trưởng”, ông Tâm nhận định. 

Còn theo TS. Quách Mạnh Hào, chính sách tài khóa là chất xúc tác trong năm 2020 thông qua lãi suất thấp, tín dụng ưu đãi và các gói kích thích chi tiêu công và hỗ trợ doanh nghiệp. Nhưng phải thận trọng hơn trong năm 2021, điều này chủ yếu do lãi suất quá thấp kích thích các hoạt động đầu cơ.

Kinh tế năm 2021 của Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt hơn, tuy nhiên phải hết sức nỗ lực mới đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6% và lạm phát dưới 4%, ông Hào nhận định. 

Ở góc nhìn khách quan hơn, ông Đặng Hoàng Hải Anh - chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới nhận định, khoảng 10 năm gần đây Việt Nam đã thể hiện có kinh nghiệm điều hành kinh tế vĩ mô, ổn định lạm phát, tạo sức bật để đạt được thành quả như năm 2020. Tuy nhiên, bài toán lớn trong năm 2021 vẫn là điều hành vĩ mô, lãi suất giảm sâu chưa hẳn tốt...

Trong bối cảnh ảnh hưởng từ dịch Covid-19, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bơm tiền mà tạm quên đi những rủi ro nhưng trong 5 năm tới cần làm sao giải quyết được việc hút về số tiền đã bơm ra trong giai đoạn vừa qua, vị chuyên gia này cảnh báo. 

Ngọc An

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) ghi nhận doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 98,1 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

(CLO) Trong quý 1/2024 ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ, hoàn thành 1/4 mục tiêu năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã CK: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024, ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về kết quả kinh doanh so với cùng kỳ, bên cạnh việc ưu tiên hỗ trợ lãi suất vay, triển khai chiến lược chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

(CLO) Trong quý 1/2024, lợi nhuận của CTCP Thuỷ Điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) sụt giảm tới 99,6% chỉ còn hơn 1,8 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm