Lãnh đạo VPBank nói về kế hoạch sử dụng dòng tiền từ thương vụ bán 49% vốn FE Credit

Thứ bảy, 01/05/2021 15:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo lãnh đạo ngân hàng VPBank, với kế hoạch được thông qua, VPBank sẽ dành 80% nguồn lực để tập trung phát triển 2 phân khúc chiến lược gồm phân khúc khách hàng bán lẻ và phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ...

Sự kiện: FE CREDIT

Lãnh đạo VPBank nói về kế hoạch sử dụng dòng tiền từ thương vụ bán 49% vốn FE Credit.

Lãnh đạo VPBank nói về kế hoạch sử dụng dòng tiền từ thương vụ bán 49% vốn FE Credit.

Trong những ngày gần đây, thương vụ VPBank quyết định bán đi gà đẻ trứng vàng là 49% vốn điều lệ của FE Credit đang khiến giới tài chính xôn xao, đặc biệt với các cổ đông của ngân hàng.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông Nguyễn Đức Vinh – Tổng giám đốc VPBank tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2021: “Việc bán FE Credit không phải là VPBank bỏ một con gà đẻ trứng vàng mà chúng tôi tìm đối tác chiến lược để đem lại giá trị lớn hơn”.

Theo đó, ngày 28/4, VBank đã ký kết thỏa thuận với Tập đoàn SMBC (Nhật Bản) để bán 49% vốn điều lệ của FE Credit, mức định giá được hai bên thống nhất là 2,8 tỷ USD.

Nếu hoàn tất thủ tục chuyển nhượng 49% vốn tại FE Credit cho SMBC và chuyển nhượng 1% vốn điều lệ FE Credit cho Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt thì VPBank sẽ thu về 1,4 tỷ USD, tương đương hơn 32.000 tỷ đồng. 

Theo CEO VPBank, FE Credit là phân khúc tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, chiếm 50% thị phần. Mặc dù năm 2020 là năm mà hầu hết các công ty tài chính tiêu dùng trên toàn thế giới chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, nhưng mức ảnh hưởng tới FE Credit so với các đổi thủ cạnh tranh là ở mức thấp nhất.

Điều này không phải chỉ là đánh giá của riêng ngân hàng mà còn là đánh giá của Fitch Ratings và nhiều tổ chức đầu tư trên thế giới. Mặc dù kết quả kinh doanh năm 2020 của FE Credit có giảm sút nhưng điều này nằm trong chiến lược.

Để cụ hoá chiến lược này, tại Đại hội Ban lãnh đạo VPBank đã trình cổ đông thông qua việc chuyển nhượng 49% vốn điều lệ  tại công ty con FE Credit cho Tập đoàn SMBC của Nhật Bản và 1 % vốn cho Chứng khoán Bản Việt, VPBank sẽ chỉ còn sở hữu 50% tại công ty tài chính này.

Cùng với đó, Ban lãnh đạo VPBank cũng đã trình cổ đông thông qua phương án không chia cổ tức năm 2020, để lại toàn bộ lợi nhuận 8.852 tỷ đồng phục vụ sản xuất kinh doanh.

Nói về kế hoạch cho năm 2021, ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 17,4% đạt 491.886 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá tăng 10,5% đạt 327.280 tỷ đồng. Dư nợ cấp tín dụng tăng 16,6% đạt 376.340 tỷ đồng. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 16.654 tỷ đồng, tăng 27,9% so với năm 2020.

Hiện VPBank đang có hơn 75 triệu cổ phiếu quỹ, với thị giá cổ phiếu VPB hiện nay, nếu bán thời điểm này, VPBank sẽ thu về 4.000 tỷ đồng, sau khi trừ giá vốn sẽ thu về lợi nhuận 2.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, VPBank đang có kế hoạch dùng cổ phiếu quỹ để phát hành cho cổ đông chiến lược nước ngoài, dự kiến hoàn tất cuối năm nay. 

Ngoài ra VPBank cũng đang đàm phán lại với AIA về phương án hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm, khi đó, VPBank sẽ có thêm một nguồn thu lớn nữa.Theo dự tính tổng cộng các nguồn trên, tính đến cuối năm 2021, vốn chủ sở hữu của VPBank có thể lên đến 90.000 tỷ đồng.

Mặc dù sở hữu lượng vốn khủng, song lãnh đạo VPBank cho biết, sở dĩ ngân hàng chưa thể trình kế hoạch tăng vốn điều lệ, chia cổ tức trong năm nay bởi nếu tăng vốn, ngân hàng phải có sẵn trong tay “tiền tươi thóc thật” thì mới có thể trình Ngân hàng Nhà nước thông qua.

Tuy nhiên, thời điểm này, các phương án bán 49% vốn cho SMBC và phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài đều chưa hoàn tất nên chưa thể trình phương án tăng vốn điều lệ.

Nhưng nếu kế hoạch hoàn tất thì FE Credit sau khi bán vẫn là công ty con của VPBank, vẫn hạch toán trong bảng cân đối hợp nhất. VPBank sẽ cùng với SMBC làm sao để FE Credit phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Hiện hệ số CAR (an toàn vốn) của VPBank là 11,5%. Sau khi bán FE Credit, CAR của ngân hàng sẽ vượt 20%, tất nhiên, CAR ở mức cao quá thì an toàn nhưng lại không hiệu quả, Ban lãnh đạo sẽ phải tìm hướng để tận dụng nguồn vốn, mở rộng, tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở các mảng mới. 

Thông tin thêm về kế hoạch này, Chủ tịch VPBank cho hay, khi lựa chọn phương án bán vốn, có 2 phương án được đưa ra, một là IPO sau đó niêm yết, hai là bán vốn cho cổ đông chiến lược.

"Nếu theo phương án IPO thì định giá của FE Credit có thể còn cao hơn, thậm chí lên đến 4 tỷ USD. Nhưng VPBank quyết định hợp tác với SMBC còn nhằm mục đích nữa là để tận dụng nguồn vốn rẻ và kinh nghiệm từ họ nhằm tiếp tục phát triển FE Credit lên những tầm cao mới".

Bởi SMBC là 1 trong 3 ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, trong khi công ty đứng ra mua Fe Credit là công ty tài chính tiêu dùng lâu đời và thị phần tín dụng tiêu dùng cũng lớn nhất ở Nhật Bản.

Còn theo CEO VPBank, hiện VPBank đang dẫn đầu khối ngân hàng tư nhân về doanh thu với cơ cấu đa dạng, hiệu quả vận hành tốt, tiếp tục là ngân hàng có NIM cao trên thị trường. Vì thế, ngân hàng sẽ dành 80% nguồn lực để tập trung phát triển 2 phân khúc chiến lược gồm phân khúc khách hàng bán lẻ và phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Trong quý 1/2021, dù tín dụng chung của ngân hàng chỉ tăng 3,6% nhưng tín dụng bán lẻ tăng tới 7% trong khi tín dụng cho doanh nghiệp SMEs tăng tới 11%. Bán lẻ và SMEs mang về cho ngân hàng này 2.600 tỷ đồng lợi nhuận.  Năm 2021, dự kiến mảng bán lẻ sẽ đem về cho VPBank 3.000 tỷ đồng lợi nhuận, trong khi mảng SMEs dự kiến ghi nhận hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận.  

Khánh Linh   

Tin khác

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm
Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

(CLO) CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) ghi nhận lợi nhuận Quý 1/2024 sụt giảm tới gần 70%. Công ty đang mang tới 30% tổng tài sản đi đầu tư chứng khoán.

Tài chính - Bảo hiểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm