UBTVQH thảo luận dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam:

Minh bạch các trường hợp hạn chế xuất, nhập cảnh

Thứ tư, 17/04/2019 19:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận chiều 17/4. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận chiều 17/4. Ảnh: TTXVN

Đảm bảo không gây phiền hà cho người dân

Dự thảo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam gồm 6 chương, 40 điều, quy định cụ thể về: Quy định chung; Giấy tờ xuất nhập cảnh; Cấp, chưa cấp, hủy, thu hồi, khôi phục giá trị sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh; Xuất cảnh, nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh; Trách nhiệm quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân và Điều khoản thi hành.

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt cho biết, Ủy ban Quốc phòng và An ninh tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Việc ban hành Luật này nhằm quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, minh bạch các trường hợp hạn chế quyền công dân, trình tự, thủ tục quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế...

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao hồ sơ dự án Luật; Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh khá đầy đủ và chi tiết, cho rằng dự án Luật đủ điều kiện để trình ra Quốc hội vào Kỳ họp thứ 7.

Cho ý kiến về dự án Luật, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng, nhất trí với tên gọi “Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam”, bởi vì việc cấp giấy phép, xét duyệt hay thẩm định là những hành vi trong quá trình quản lý, những việc làm cụ thể. Tên gọi như dự thảo đủ tính bao quát, phù hợp với các luật khác. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị bổ sung số liệu, hoàn thiện thêm báo cáo đánh giá tình hình xuất nhập cảnh trong thời gian gần đây, bổ sung những ý kiến của các Bộ để hoàn thiện thêm hồ sơ dự án Luật. Dự án Luật này đã đủ điều kiện để trình Quốc hội theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ và ý kiến thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh. Về tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, dự thảo Luật có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến các Điều ước quốc tế, các thoả thuận song phương và nhiều Luật khác của hệ thống pháp luật của nước ta, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục quan tâm làm rõ, rà soát kỹ để đảm bảo thống nhất với các các luật liên quan.

Toàn cảnh phiên họp ngày 17/4. Ảnh: VGP

Toàn cảnh phiên họp ngày 17/4. Ảnh: VGP

Về phạm vi điều chỉnh, Luật tập trung quy định về hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và các vấn đề liên quan đến hoạt động này, tuy nhiên dự án Luật có đặc thù là các quy định đa phần được kế thừa nâng lên từ các nghị định và các văn bản dưới Luật khác, do đó, đề nghị rà soát kỹ các quy định hiện có, xác định nội dung cần thiết quy định trong luật để đảm bảo tính khả thi, đặc biệt nghiên cứu bổ sung các quy định mới nhằm ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng quản lý đối với công tác này.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, về nguyên tắc việc cấp hộ chiếu, quản lý việc xuất cảnh, nhập cảnh của công dân phải đảm bảo chặt chẽ, không để xảy ra thiếu sót nhưng thủ tục phải đơn giản, không gây phiền hà, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu đi lại của người dân.

Cán bộ, công chức nghỉ hưu vẫn có thể bị kỷ luật

Trước đó, sáng 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, một vấn đề được đưa ra xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là việc kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, qua tổng hợp ý kiến các bộ, ngành, địa phương và các tầng lớp nhân dân đều nhất trí với việc bổ sung quy định về xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác.

Một số ý kiến đề nghị cân nhắc về tính pháp lý vì đối tượng này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật; hệ quả pháp lý của việc xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm thì những văn bản, quyết định của những người này ký còn hiệu lực hay không?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Ảnh: ĐBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Ảnh: ĐBND

Chính phủ nhận thấy dự thảo Luật đã bổ sung quy định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu tại khoản 16, Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điều 84 của Luật Cán bộ, công chức về áp dụng quy định của Luật cán bộ, công chức đối với các đối tượng khác. Quy định như vậy là phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật, đúng với tính chất của đối tượng cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu là “đối tượng khác” so với cán bộ, công chức.

Do đây là hình thức xử lý kỷ luật mới, đối tượng áp dụng tương đối rộng nên thực tế có thể phát sinh một số vấn đề pháp lý khác nhau đối với các đối tượng khác nhau. Vì vậy, những nội dung này Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép quy định chi tiết ở Nghị định.

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết phải bổ sung trong dự thảo Luật quy định về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác nhằm thể chế hóa yêu cầu trong Nghị quyết Trung ương, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.

Tuy nhiên, để thể hiện rõ hơn vấn đề này trong dự thảo Luật, Ủy ban Pháp luật đề nghị tách nội dung này thành điều riêng quy định theo hướng: Cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình trong thời gian công tác; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật và quy định về một số hình thức xử lý kỷ luật cụ thể trong Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật. Ảnh: ĐBND

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật. Ảnh: ĐBND

Tương ứng với từng đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm cần quy định hình thức kỷ luật phù hợp bảo đảm hệ quả pháp lý gắn trực tiếp với quyền lợi cụ thể mà cán bộ, công chức, viên chức đó được hưởng trong thời gian công tác hoặc nghỉ hưu. Đồng thời, cần quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật để bảo đảm tính khả thi và thống nhất trong quá trình thực hiện.

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản đồng tình với quy định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu, song Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị cần quy định cụ thể ngay trong luật về cách chức, giáng chức.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình đề nghị, nên làm rõ chúng ta chỉ xóa chức danh của người đã nghỉ hưu, nghỉ việc khi bị xử lý, nhưng tư cách pháp lý của chức danh đó trong tổ chức phải được giữ, tránh rối trong tổ chức, nhất là khi người đó đang đương chức đã đại diện tổ chức ký các văn bản, nếu không bị pháp luật bác bỏ thì vẫn có hiệu lực.

PV

Tin khác

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức
Quy định rõ thẩm quyền, thủ tục cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch

Quy định rõ thẩm quyền, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch

(CLO) Về xây dựng, ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu cần quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch, hoàn thành và báo cáo Phó Thủ tướng trước 25/4/2024.

Tin tức