Moderna phát triển vắc xin chống lại 15 mầm bệnh có khả năng gây đại dịch trong tương lai

Thứ năm, 10/03/2022 17:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Moderna cho biết hồi đầu tuần này rằng họ đang phát triển một loại vắc xin nhắm vào 15 mầm bệnh đáng lo ngại nhất trên thế giới vào năm 2025, đồng thời sẽ vĩnh viễn bỏ bằng sáng chế vắc xin Covid-19 cho một số quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Công ty công nghệ sinh học Mỹ này cũng cho biết họ sẽ cung cấp công nghệ mRNA cho các nhà khoa học đang nghiên cứu về vắc xin mới để chống lại các bệnh mới nổi và bị bỏ quên thông qua một chương trình có tên là mRNA Access.

moderna phat trien vac xin chong lai 15 mam benh co kha nang gay dai dich trong tuong lai hinh 1

Ảnh minh họa: Reuters

Bài liên quan

Moderna đã công bố chiến lược của mình trước Hội nghị thượng đỉnh về chuẩn bị cho đại dịch toàn cầu do chính phủ Vương quốc Anh tài trợ. Họ cũng đã hợp tác với các đối tác về vắc xin chống lại một số trong 15 mầm bệnh, gồm Chikungunya, sốt xuất huyết Crimean-Congo, sốt xuất huyết, Ebola, sốt rét, Marburg, sốt Lassa, MERS và Covid-19.

Ngoài ra, chủ tịch Moderna Stephen Hoge cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng họ còn hợp tác sản xuất vắc xin virus Nipah với Viện Y tế Quốc gia Mỹ và vắc-xin HIV với Quỹ Gates và Sáng kiến ​​vắc xin AIDS quốc tế. Ông nói thêm, công ty sẽ tìm kiếm các đối tác mới cho những bệnh khác hoặc tự phát triển trong nội bộ.

Giám đốc điều hành của Moderna, Stephane Bancel, nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai rằng 15 loại virus này là những mối đe dọa đã biết nhưng chưa được các nhà sản xuất thuốc lớn giải quyết. Đại dịch Covid-19 đã giết chết hàng triệu người trên toàn thế giới và khiến hàng trăm triệu người khác bị bệnh là hồi chuông cảnh tỉnh thế giới cần thay đổi. Ông nói: “Quá nhiều sinh mạng đã mất trong vài năm qua".

Hồi đầu đại dịch Covid-19, Moderna cam kết không chia sẻ các bằng sáng chế vắc xin của mình trong giai đoạn khẩn cấp của cuộc khủng hoảng sức khỏe. Điều đó đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải xây dựng trung tâm nghiên cứu vắc xin ở châu Phi nhằm cung cấp cho các nước nghèo và thu nhập trung bình công thức sản xuất vắc xin Covid-19.

Mới đây, Moderna cho biết họ sẽ thành lập một cơ sở sản xuất ở Kenya, cơ sở đầu tiên ở châu Phi, để sản xuất vắc xin mRNA, bao gồm cả vắc xin Covid-19.

Quốc Thiên (theo CNA)

Bình Luận

Tin khác

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin ký tuyên bố tăng cường mối quan hệ Trung-Nga

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin ký tuyên bố tăng cường mối quan hệ Trung-Nga

(CLO) Sáng ngày 16/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đang thăm cấp nhà nước Trung Quốc, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Thế giới 24h
Thủ tướng Slovakia là ai và nguyên cớ gì khiến ông bị ám sát?

Thủ tướng Slovakia là ai và nguyên cớ gì khiến ông bị ám sát?

(CLO) Thủ tướng Slovakia Robert Fico bị ám sát hôm 15/5 nhưng đã qua cơn nguy kịch và đang dần ổn định trở lại. Ông là người chuyển chính sách đối ngoại của nước này theo hướng thân Nga và xa rời phương Tây.

Thế giới 24h
Thái Lan có thể phải dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu?

Thái Lan có thể phải dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu?

(CLO) Thái Lan có thể phải xem xét di dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, theo một quan chức cấp cao của văn phòng biến đổi khí hậu nước này cho biết hôm 15/5.

Thế giới 24h
Indonesia gieo hạt mây để ngăn chặn... mưa lũ!

Indonesia gieo hạt mây để ngăn chặn... mưa lũ!

(CLO) Indonesia hôm thứ Tư (15/5) đã thực hiện gieo việc hạt mây như một giải pháp để ứng phó với mưa lũ đang diễn ra nghiêm trọng ở đảo Sumatra. Tất nhiên, họ sẽ không gieo hạt mây ở vùng mưa lũ, mà ở các vùng lân cận, để ngăn mây và mưa đến khu vực này.

Thế giới 24h
Úc sẽ có chương trình 'thị thực vàng' mới để thu hút nhân tài đặc biệt

Úc sẽ có chương trình 'thị thực vàng' mới để thu hút nhân tài đặc biệt

(CLO) Chính phủ Úc sẽ giới thiệu một loại thị thực mới nhằm thu hút những nhập cư đặc biệt tài năng, thay thế cho chương trình thị thực kinh doanh (bao gồm "thị thực vàng") được cho là mang lại ít lợi ích kinh tế.

Thế giới 24h