Muốn là “bà đỡ” cho bệnh nhân nghèo thì bảo hiểm y tế phải tiếp tục đổi mới!

Thứ năm, 22/10/2020 09:45 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo các chuyên gia, đề xuất người bệnh được chi trả tiền ăn là một đề xuất hết sức nhân văn và cần sớm đưa vào thực hiện. Tuy nhiên, để thực hiện được thì phía BHYT cũng nên có những đổi mới tích cực, đặc biệt tránh chậm chi trả tiền bảo hiểm cho các bệnh viện khiến bệnh viện lao đao.

Đề xuất hợp lòng dân

Chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện công ngày một được nâng lên, phúc lợi của người bệnh được hưởng vì thế cũng tăng cao. Tuy nhiên, còn đó nhiều trường hợp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân chật vật, khó khăn khi đi khám chữa bệnh vì lý do thiếu tiền ăn ở, sinh hoạt.

Một cán bộ làm công tác xã hội trong các bệnh viện công từng chia sẻ với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận (NB& CL) về những số phận éo le, những cảnh đời bất hạnh trong các bệnh viện. Không ít trong số đó khi vào viện không người thân, không tiền. Số lượng bệnh nhân như vậy không phải là ít. Có những người bệnh chi phí phát sinh khám chữa bệnh lên đến cả trăm triệu đồng trong khi bữa ăn hằng ngày cũng không thể chi trả.

Để có nguồn tiền thì những người làm công tác xã hội trong các bệnh viện phải đi vận động nhiều tổ chức, cá nhân góp quỹ ủng hộ. Với các bệnh viện nếu được bảo hiểm y tế thanh toán chi phí ăn, sinh hoạt của người bệnh thì sẽ giúp họ giảm bớt nhiều gánh nặng mà chuyên tâm hơn vào công tác điều trị, khám chữa bệnh để phục vụ bệnh nhân.

Đề xuất chi trả tiền ăn cho bệnh nhân là một đề xuất cần triển khai sớm.

Đề xuất chi trả tiền ăn cho bệnh nhân là một đề xuất cần triển khai sớm.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo NB&CL, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cho biết, các cử tri là cán bộ y tế đã gửi gắm cho ông nhiều năm qua là đề nghị để bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả tiền ăn cho người bệnh. Mới đây khi Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức hội thảo với chủ đề “Giải pháp về chính sách kiểm soát hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm xã hội”. Tại hội thảo này, ông Nguyễn Anh Trí đã trình bày tham luận “Áp dụng các phương thức khám chữa bệnh mới nhằm mang lại hiệu quả khám chữa bệnh cho người dân và quỹ bảo hiểm y tế”, trong đó đã kiến nghị bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả tiền ăn cho bệnh nhân.

Ông Nguyễn Anh Trí lập luận: “Cần xem thức ăn cũng là thuốc; dinh dưỡng - tiết chế cũng là chữa bệnh. Đưa tiền ăn vào mục chi trả của bảo hiểm y tế sẽ giúp ích thiết thực cho bệnh nhân, đặc biệt cho người nghèo, người phải điều trị lâu dài; Và thực ra phần chi này cũng không là quá lớn nếu so với thuốc men, hàng tiêu hao…”.

Đề xuất của đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của nhiều vị đại biểu Quốc hội và người dân. Bà Nguyễn Vân Chi - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội cho rằng: “Ý kiến rất hay! Biết là khó, nhưng nên làm!”. Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng ở Giai Lai cho rằng nếu được như vậy thì rất tốt, bệnh nhân nghèo sẽ bớt lo âu hơn mỗi khi phải nằm viện.

Với người bệnh bình thường thì việc chi phí cho bữa ăn không đáng lo ngại. Tuy nhiên với những bệnh nhân mà ở bệnh viện còn nhiều hơn ở nhà thì chi phí bữa ăn là gánh nặng lớn đối với họ. Nhiều người vì thiếu tiền nên ăn dè xẻn, ăn thiếu dinh dưỡng khiến cho công tác điều trị bệnh đạt hiệu quả không như mong đợi.

Đồng quan điểm, bác sĩ Trần Quang Anh ở TP. Hồ Chí Minh cho rằng, chi phí tiền ăn của bệnh nhân không quá lớn so với chi phí về thuốc và sử dụng các kỹ thuật y khoa. Do đó, nếu thực hiện được việc chi trả tiền ăn cho bệnh nhân thì càng tăng thêm ý nghĩa của chính sách bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm y tế cần đổi mới để phát huy hơn nữa ý nghĩa nhân văn

Về mặt lý thuyết, đề xuất của đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí là rất nhân văn và khả thi. Tuy nhiên, hiện nay chính sách bảo hiểm y tế ngoài những điểm tích cực thì vẫn còn nhiều bất cập.

Thực tế, tại nhiều bệnh viện công đến nay nhiều bệnh viện vẫn chưa tất toán bảo hiểm y tế và còn nợ số tiền rất nhiều. Đơn cử như tại Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội, nguồn tin của phóng viên cho biết thì số tiền bảo hiểm chưa chi trả cho bệnh viện lên đến gần 200 trăm tỷ đồng. Thực trạng này tồn tại không chỉ ở bệnh viện Xanh Pôn mà ở nhiều bệnh viện công khác. Việc bảo hiểm chưa chi trả cho bệnh viện tiền khám chữa bệnh cho bệnh nhân do nhiều nguyên nhân cần thiết phải được phân tích, mổ xẻ. Tuy nhiên, chắc chắn vấn đề này có ảnh hưởng tới công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện.

Do đó, muốn bảo hiểm y tế phát huy hơn nữa hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh để hỗ trợ bệnh nhân thì cần thiết phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa. Xung quanh đề xuất của đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí và thực tế hoạt động chi trả bảo hiểm y tế hiện nay, phóng viên đã có trao đổi với ông Lê Như Tiến - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội.

Theo ông Lê Như Tiến, đề xuất bảo hiểm y tế thanh toán tiền ăn cho bệnh nhân của đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí là rất tốt. Để bệnh viện phục vụ dinh dưỡng cho bệnh nhân sẽ đảm bảo tốt sức khỏe. Hiện nay, việc ăn uống của bệnh nhân ở ngoài sẽ vướng phải các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này không tốt cho công tác chữa bệnh.

Đây là đề xuất rất hợp với lòng dân và cũng rất hợp điều kiện đất nước ta hiện nay. Với bệnh nhân nghèo, hoàn cảnh khó khăn thì bữa ăn đối với họ rất quan trọng. Bảo hiểm chi trả cho bệnh nhân là việc làm quá tốt. Sáng kiến hay thì nên sớm triển khai. Vì như Bác Hồ nói “cái gì có lợi cho dân thì nên làm và đây là một sáng kiến có lợi cho dân.

Ngoài vấn đề chi trả tiền thuốc ra thì chi trả tiền ăn cho bệnh nhân hết sức nhân văn thể hiện đường lối của Nhà nước là chia sẻ cùng với người bệnh. Còn nếu để bệnh nhân tự đi ăn ở ngoài có khi lại mất vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đến – lợi bất cập hại” - ông Lê Như Tiến nhấn mạnh.

Trước các tồn tại, bất cập mà bảo hiểm y tế còn gặp phải trong việc thanh toán tiền bảo hiểm y tế cho các bệnh viện dẫn tới lo ngại nếu không gỡ vướng thì nhiều chính sách nhân văn khó triển khai đưa vào thực tế, ông Lê Như Tiến nêu quan điểm: “Để phát huy giá trị thì trước hết phải sửa các quy định chi trả tiền bảo hiểm. Quy định là do chúng ta làm ra nên sửa được. Cơ quan quản lý bảo hiểm y tế phải định kỳ, đúng hạn chuyển tiền chi trả bảo hiểm cho các bệnh viện không để tình trạng nợ bệnh viện số tiền lớn trong nhiều năm. Nếu nợ bệnh viện thì chắc chắn bệnh viện sẽ không biết lấy đâu ra tiền để mua thuốc, mua  thiết bị  máy móc khám chữa bệnh. Do đó, cần thiết phải đề cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm y tế”.

Cuối cùng ông Lê Như Tiến đề xuất: “Phải có những quy định cụ thể về việc bảo hiểm y tế thanh toán kịp thời cho các bệnh viện tiền khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Không để tình trạng nợ tiền bảo hiểm y tế kéo dài. Nếu luật đã có quy định thì tiếp tục bổ sung vào nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ Y tế và Bộ Tài chính. Phải làm rõ được nguyên nhân chậm thanh toán tiền của bảo hiểm y tế chứ không phải do thiếu nguồn tiền để chi trả. Bảo hiểm mà không chịu trả tiền đúng thời hạn để các bệnh viện lâm vào khó khăn là không được”.

Cũng liên quan đến vấn đề này, nhiều chuyên gia khi trao đổi đều cho rằng để một chính sách nhân văn đi vào thực tiễn, tránh hình thức và lạm dụng thì cần thiết phải có cơ chế rõ ràng, minh bạch. Đặc biệt, cần cởi trói các quy định từ phía bảo hiểm y tế để tạo điều kiện cho các bệnh viện thực hiện công tác chuyên môn. Không nên để tình trạng nợ tiền bảo hiểm quá lâu dẫn đến không được chi trả. Hay vướng mắc do các quy định cứng nhắc.

Trinh Phúc

Tags:

Tin khác

Đấu thầu vàng được kỳ vọng “hạ nhiệt” vàng: Vừa đấu xong, giá tăng vọt

Đấu thầu vàng được kỳ vọng “hạ nhiệt” vàng: Vừa đấu xong, giá tăng vọt

(CLO) Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên sau hơn 1 thập niên. Động thái này được kỳ vọng sẽ giúp “hạ nhiệt” thị trường. Thế nhưng, sau phiên đấu thầu, giá vàng tăng vọt.

Tài chính - Bảo hiểm
10% ưu đãi, 100% bảo vệ - Bảo hiểm Bảo Việt đồng hành sức khỏe cùng mọi thế hệ Việt Nam

10% ưu đãi, 100% bảo vệ - Bảo hiểm Bảo Việt đồng hành sức khỏe cùng mọi thế hệ Việt Nam

(CLO) Với mục tiêu khuyến khích cộng đồng chủ động chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình, từ ngày 22/4/2024 đến ngày 22/5/2024, Bảo hiểm Bảo Việt triển khai chương trình khuyến mại “10% ưu đãi, 100% bảo vệ” áp dụng cho khách hàng tham gia chương trình bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia và Bảo Việt Tâm Bình.

Tài chính - Bảo hiểm
TPBank bất ngờ công bố kế hoạch chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu tại Đại hội cổ đông

TPBank bất ngờ công bố kế hoạch chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu tại Đại hội cổ đông

(CLO) Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2024 cùng một số nội dung quan trọng khác đã được thông qua với tỉ lệ tán thành cao. Năm 2024, TPBank hướng tới mục tiêu lợi nhuận 7.500 tỷ, tăng 34% đồng thời đem tin vui tới cho cổ đông với kế hoạch dự kiến chia cổ tức lên tới 25%.

Tài chính - Bảo hiểm
VietinBank đạt 2 Giải thưởng Sao Khuê năm 2024

VietinBank đạt 2 Giải thưởng Sao Khuê năm 2024

(CLO) Sáng ngày 13/4/2024 tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2024. VietinBank đã xuất sắc đạt 2 giải thưởng tại buổi Lễ.

Tài chính - Bảo hiểm
Thông điệp hạnh phúc phía sau giải chạy tiếp sức đặc biệt dành cho gia đình

Thông điệp hạnh phúc phía sau giải chạy tiếp sức đặc biệt dành cho gia đình

(CLO) Với ý nghĩa lan toả tinh thần sống vui, sống khoẻ, sống gắn kết giữa các thành viên trong gia đình thông qua hoạt động thể thao, giải chạy tiếp sức bán chuyên Happy Ekiden của MB Ageas Life đã tạo nên sự khác biệt, là điểm nhấn quan trọng của chuỗi chiến dịch “Hạnh phúc lành” gây tiếng vang trong cộng đồng của MB Ageas Life.

Tài chính - Bảo hiểm