Nguy cơ gia tăng bạo lực học đường

Thứ sáu, 26/04/2019 21:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thời gian qua, mặc dù nhiều vụ bạo lực học đường (BLHĐ) đã được các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý nghiêm minh nhưng tình trạng BLHĐ không những không thuyên giảm mà còn có chiều hướng gia tăng, diễn biến khó lường.

Nghỉ hè: nguy cơ gia tăng bạo lực học đường (Ảnh Tiền Phong online)

Nghỉ hè: nguy cơ gia tăng bạo lực học đường (Ảnh Tiền Phong online)

BLHĐ trong mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội

BLHĐ hiện nay không chỉ thể hiện giữa học sinh với nhau mà còn diễn ra ở phạm vi thầy cô với học sinh, không chỉ dừng bất cứ đối tượng nào trong lứa tuổi học đường. Đứng trước thực trạng tại sao đã có rất nhiều vụ BLHĐ bị các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý nghiêm minh nhưng tình trạng học đường vẫn không hề giảm mà đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Ths. Trần Trung Hiếu (giáo viên dạy sử trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) cho rằng: Việc các cơ quan chức năng, xử lý các vụ việc BLHĐ vừa qua,mới chỉ giải quyết được phần ngọn, còn nguồn gốc vấn đề vẫn chưa xử lý được. Muốn xử lý được tận gốc rễ vấn đề, thì các cơ quan ban ngành liên quan phải sâu chuỗi được trách nhiệm 3 yếu tố: Gia đình – nhà trường – xã hội.

Trong đó, yếu tố gia đình là yếu tố quyết định và những người bố, người mẹ phải là người đầu tiên có trách nhiệm trong vụ BLHĐ của các con mình. Cũng theo ông Hiếu, hiện nay hầu hết bố mẹ thường có thái độ phó mặc con cái cho nhà trường, mải mê làm kinh tế, không hề bận tâm đến sự chuyển biến về tâm sinh lý của con. Điểm lại các vụ bạo lực học đường vừa qua thì hầu hết những người vi phạm đều rơi vào độ tuổi cấp II - lứa tuổi tâm lý hiếu động, tò mò, nhận thức chưa chín, trí tuệ chưa đủ, nhưng rất thiếu sự quan tâm của bố mẹ.

Sự quan tâm thể hiện rõ nhất là các buổi họp phụ huynh hiện nay tại các trường học khi nhiều phụ huynh không đi họp cho con, chỉ xin giấy báo kết quả và nộp tiền. Phải chăng, nhiều phụ huynh nghĩ rằng, đi họp đơn giản chỉ là nộp tiền và chưa có ý thức rằng những buổi họp phụ huynh lại có vai trò rất quan trọng là thông báo tình hình, kết quả của mỗi học sinh với phụ huynh.

Về phía nhà trường, Ths. Trần Đình Hiếu cho rằng, cần xem xét lại chức năng của hội phụ huynh, xem lại công việc, trách nhiệm, vai trò của các hội phụ huynh nó đã hoàn thành nhiệm vụ đúng chức năng hay chưa. Hội cha mẹ học sinh lập ra là để hội quan tâm đến học sinh, từ đó giúp học sinh tiến bộ. Tuy nhiên, hiện nay các hội phụ huynh chủ yếu lập ra để "quan tâm" đến các thầy cô giáo trong các lễ trong năm như mồng 8/3, 20/10, 20/11, tết nguyên đán,...

Vấn nạn BLHĐ hiện nay không thể thiếu trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, bởi giáo viên chủ nhiệm không chỉ có nhiệm vụ dạy chữ mà còn dạy cả nhân cách. Theo phản ánh của cô Đào Thu Hiền trường - Một giáo viên dậy bậc THCS tại Hà Nội cho biết: "Thường trong lớp, nếu là giáo viên chủ nhiệm chỉ cần học sinh có những biểu hiện khác thường là biết ngay như thông qua lời nói, ăn mặc, tác phong, sở thích... Nhưng hiện nay, nhiều trường học trong giờ sinh hoạt không còn như trước nữa. Ngày trước mỗi tuần có hẳn 1 tiết sinh hoạt dành cho giáo viên với học sinh nhưng hiện nay thì tiết sinh hoạt đó, giáo viên thường cắt xén vào việc riêng hoặc là sinh hoạt ít phút, hoặc là cho học sinh nghỉ sớm nên giờ sinh hoạt ít được coi trọng".

Cuối cùng là yếu tố xã hội, khi gia đình, nhà trường đều "bỏ lơ" con trẻ thì trẻ sẽ phải tự bơi vào vòng xoáy xã hội với hàng ngàn tệ nạn diễn ra hàng ngày. Thầy giáo Hoàng Đông (trường trung học cơ sở B.Đ, Hải Dương) cho biết: "Hầu hết, các trường đều có quy định cấm sử dụng điện thoại di động trong trường nhưng thực tế là khi nhà nhà có internet, đâu đâu cũng có internet và học sinh hiện nay đều được bố mẹ sắm cho điện thoại di động có chức năng truy cập internet thì việc sử dụng smarphone truy cập một cách "vô tội vạ" mà bố mẹ không quan tâm, kiểm soát, định hướng thì trẻ rất dễ bị cuốn vào "văn hóa tạp nham" và nhiễm những tác hại rất khó lường.

Về vấn đề này, Ths. Trung Hiếu minh chứng, trên internet có rất nhiều thông tin mà bản thân, lứa tuổi học sinh chưa nên tiếp cận, chưa kể những thông tin chưa được kiểm soát, chưa chính thống, nhưng một khi các em tò mò thì "cái tốt có thể cho hiệu ứng rất lâu, nhưng cái xấu thì gây hiệu ứng rất nhanh"". Ông ví dụ như hiện tượng Khá bảnh, giới trẻ rất "khoái" và coi đó là thần tượng. Và việc thần tượng những con người có hành động khác thường về mặt văn hóa, lối sống thì các em rất nhanh chóng thể hiện, thực hành làm theo thần tượng. BLHĐ không thể phủ nhận chịu tác động từ mạng xã hội.

Phòng chống BLHĐ, trách nhiệm không của riêng ai

Đánh giá tình trạng BLHĐ hiện nay, Ths. Trần Trung Hiếu nhận định: BLHĐ có xu thế ngày càng tăng, không hề giảm và diễn ra rất phức tạp. Tính chất phức tạp thể hiện là tỉ lệ BLHĐ hiện nay chủ yếu diễn ra ở nữ. Trước đây, nếu có BLHĐ thì thường xuất hiện ở hai học sinh nam với tính chất bột phát bởi những xung đột, mâu thuẫn nhất thời. Và những cuộc BLHĐ này thường diễn ra ở ngoài sân trường thì hiện nay BLHĐ thường là đánh hội đồng và ở mức độ ngày càng nghiêm trọng khi đánh nhau ngay tại học đường và hoàn toàn không có sự can ngăn. Từ đó, cho thấy những vụ BLHĐ này là có tổ chức, biểu hiện của sự nguy hiểm, khi bất chấp kỉ cương, pháp luật. Học sinh đánh nhau thích quay lại và đẩy lên facebook xem đó như là một hành vi để dằn mặt nhau, xem đó là một sự trả thù đau đớn nhất.

Ths. Trần Trung Hiếu - giáo viên dạy sử trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An (Ảnh TL)

Ths. Trần Trung Hiếu - giáo viên dạy sử trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An (Ảnh TL)

Theo đó, ông khuyến cáo: "Tôi nghi ngại sắp đến thời điểm kết thúc năm học, khi thầy cô đã nhận xét học bạ, thì các em sẽ có suy nghĩ dù có đánh nhau thì thầy cô sẽ không sửa lại học bạ được nữa. Chuyện này có thật, tôi đã chứng kiến, do vậy, nếu không có sự giám sát của gia đình, thầy cô thì BLHĐ sẽ là vấn đề rất đáng lo ngại trong thời điểm nghỉ hè sắp tới".

Qua đây, ông nhấn mạnh: Gia đình và nhà trường là hai nhân tố rất quan trọng trong việc phòng chống BLHĐ. Bởi, thông thường nếu có chuyện gì ở trường chúng đều có xu hướng tâm sự với bố mẹ là người gần gũi với các em nhất. Ví dụ đi học về nhà với gia đình, trong những câu chuyện, nói chuyện với bố mẹ hay trong những lúc nói chuyện điện thoại, kết nối internet với những nhóm bạn bè thì các em thường bộc lộ những ý tưởng, những cách hành xử với vụ việc đó trước khi tổ chức đánh nhau. Những vụ việc đó bao giờ cũng có sự chuẩn bị trước thì nếu bố mẹ để ý, sẽ có thể can thiệp kịp thời và ngăn chặn các vụ BLHĐ diễn ra.

Cùng đề cập vấn đề trên với GS.TS, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng nhận định: BLHĐ hiện nay đang là vấn nạn cần được xã hội quan tâm. Theo đó, để phòng chống tốt vấn nạn này thì các trường, các tổ chức cần đưa giáo dục kỹ năng sống vào học đường. Bởi kỹ năng sống rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Kỹ năng sống đừng giáo dục các em "phải thế này, phải thế kia," học sinh sẽ rất khó tiếp thu và lắng nghe giáo viên. Giáo viên muốn học sinh "ngoan", thì phải mềm mỏng, uốn nắn.

Nhà trường cũng nên có nhiều buổi sinh hoạt ngoại khóa (cần thiết có sự tham gia của các nhà văn hóa) để giáo dục các em về kỹ năng, tâm sinh lý ở mỗi lứa tuổi. Một khi các em có ý thức về việc học là học để cho mình, chứ không cho ai khác và đưa vào mục tiêu phấn đấu, thì việc học sẽ luôn là mối quan tâm chính của các em và tự các em sẽ rời xa các tệ nạn ngoài xã hội, BLHĐ sẽ được giảm thiểu đáng kể. Muốn như vậy thì thầy cô phải luôn là tấm gương cho các em học tập và rèn luyện.

Lương Minh

Tin khác

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục