Nhà báo Đinh Quốc Hồng và nỗ lực "xóa tan" những thông tin u ám về dịch bệnh Covid-19

Thứ bảy, 25/04/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Là phóng viên thường trú của Báo Nhân Dân tại Lào Cai, trong mùa dịch Covid-19, nhà báo Đinh Quốc Hồng không chỉ ghi dấu ấn bởi những bài viết có sức lan tỏa, thu hút nhiều độc giả mà anh còn đi đầu vận động chung tay đóng góp cho đồng bào đang gặp khó khăn trong mùa dịch.

Đi đến đâu làm xong đến đó

Nhà báo Đinh Quốc Hồng là một người từng trải trong hoạt động báo chí, đi qua nhiều khó khăn gian khổ khi tác nghiệp ở những miền rừng núi. Đối với anh, đợt dịch lần này cũng không ít khó khăn nhưng đồng thời cũng tạo ra động lực và nhiều trải nhiệm mới cho nghề cầm bút. Việc tác nghiệp trong mùa dịch đòi hỏi những người làm báo phải cẩn trọng hơn, từ việc tiếp xúc với mọi người hay đi đến các cơ quan đơn vị nào cần phải được tính toán lên lịch kỹ càng.

Đặc biệt khi Lào Cai  thực hiện cấm biên, mọi hoạt động phải đảm bảo an toàn hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, nhà báo Đinh Quốc Hồng luôn nhạy bén linh hoạt trong quá trình tác nghiệp, mỗi nơi đến anh đều có những nội dung tuyên truyền mới, đặc sắc cho độc giả. 

Lào Cai là tỉnh có địa bàn rộng, hàng ngày anh phải di chuyển những đoạn đường khá dài, nhưng việc lấy tin, đưa tin đều được thực hiện nhanh gọn. Nhà báo Quốc Hồng cho biết: Tôi thường tiện đâu thì ăn đó, thậm chí nhiều ngày chỉ có ăn bánh mỳ đã mua sẵn từ trước, tin bài thì đi đến đâu làm xong đến đó, nhập lên điện tử và nhắn về cho biên tập để đăng sớm.

Làm xong tin ở địa điểm đó, anh lại lên đường qua địa điểm khác, thông thường đến chiều hoặc tối về tới văn phòng mới bắt đầu tổng hợp lại thông tin để viết bài hay dựng video. Làm sao đảm bảo nguyên tắc sáng sớm hôm sau cơ quan có bài và video đã dựng, đến 8h sáng lại bắt đầu hành trình khác, theo anh "có như vậy thông tin sẽ cập nhật không bị cũ hay gián đoạn".

Tổ chốt Lũng Pô, Đồn Biên phòng A Mú Sung (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai) hướng dẫn người dân sử dụng nước sát khuẩn. Ảnh Quốc Hồng

Tổ chốt Lũng Pô, Đồn Biên phòng A Mú Sung (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai) hướng dẫn người dân sử dụng nước sát khuẩn. Ảnh Quốc Hồng

Thời gian đầu, dịch từ Trung Quốc bùng phát, cả nước mong ngóng những tin tức từ vùng biên giới, nhà báo Đinh Quốc Hồng chia sẻ rằng, đầu tiên xem qua thông tin trên mạng và thông tin của những người dân buôn bán xung quanh, phần lớn là dạng tin giả. Trách nhiệm của cơ quan ngôn luận của Đảng là phải mang đến những thông tin chân xác để người dân không hoang mang. Tuy nhiên, thời điểm này, phần lớn các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang dồn lực cho công tác ngăn chặn dịch bệnh từ bên kia biên giới, việc liên hệ lấy thông tin sẽ phải được thực hiện khéo léo.

Nhà báo Đinh Quốc Hồng chia sẻ: Trước tiên mình cần phải tạo niềm tin cho họ, đồng thời cũng phải khẳng định rằng, chúng tôi chỉ phản ánh chân thực đời sống, để mọi người dân hiểu và cùng chia sẻ những khó khăn với các cơ quan nhà nước, chứ không phải mục đích giật tít câu view".

Với kinh nghiệm của những năm tháng tác nghiệp, nhà báo Đinh Quốc Hồng chia sẻ thêm: Mọi sự kiện, diễn biến trong mùa dịch đều diễn ra nhanh và không bao giờ lặp lại, nên trong quá trình tác nghiệp phải tận dụng “thời gian vàng ngọc”, làm sao có nhiều thông tin nhất. Như là lựa chọn phỏng vấn các đối tượng liên quan đến sự kiện, ghi nhận những khó khăn, tìm kiếm những nhân vật "đắt giá", những điểm nổi bật để khai thác… 

Các bài viết truyền tải tinh thần: Sớm chiến thắng đại dịch!

Tác nghiệp nhiều ở khu vực cửa khẩu, lối mòn biên giới hay khu cách ly tập trung… mỗi nơi nhà báo Đinh Quốc Hồng đều có những bài viết chuyên sâu, ghi nhận những cố gắng không biết mệt mỏi của các cấp, các ngành tỉnh Lào Cai trong cuộc chiến chống dịch. Phấn đấu tuyên truyền nêu bật được nỗ lực vừa chống dịch nhưng vừa đảm bảo an sinh xã hội, hàng hóa nông sản không bị ùn ứ ở cửa khẩu.

"Cái khó" ló "cái khôn", nhiều sáng kiến kinh nghiệm đã được các đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện, dựa vào đó anh đã khai thác, đăng tải các bài viết và đã nhận được phản hồi tích cực từ độc giả mọi miền. Như những bài viết: “Sáng kiến để thông quan hàng hóa ở cửa khẩu Lào Cai; Ðội lái xe trung chuyển chuyên biệt; học viên Học viện Biên phòng lên chốt biên giới Lào Cai; Cắm chốt trong đêm chống dịch ở biên giới Lào Cai…"
Đi nhiều, gặp nhiều nhưng điều làm nhà báo Quốc Hồng ấn tượng hơn cả là lần tác nghiệp tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Nơi đây có 29 trường hợp nghi nhiễm Covid-19 được cách ly và điều trị. Lần tác nghiệp tại phòng cách ly đặc biệt, điều làm cho anh ngạc nhiên hơn cả là hình ảnh một nữ bác sỹ trẻ liên tục ra vào phòng cách ly đặc biệt, tận tình chăm sóc các bệnh nhân.

Nhà báo Quốc Hồng phỏng vấn bác sỹ trẻ Lùng Thị Thu, người dân tộc Giáy, phải xa gia đình nhiều tuần nhưng luôn tận tụy chăm sóc người bệnh nghi nhiễm Covid -19

Nhà báo Quốc Hồng phỏng vấn bác sỹ trẻ Lùng Thị Thu, người dân tộc Giáy, phải xa gia đình nhiều tuần nhưng luôn tận tụy chăm sóc người bệnh nghi nhiễm Covid -19

Anh đã trực tiếp phỏng vấn và có bài viết riêng về sự hi sinh thầm lặng của chị. Bài viết về nữ bác sỹ trẻ Lùng Thị Thu, người dân tộc Giáy rời xa gia đình, xa con nhỏ 1 tuổi nhưng luôn túc trực cứu chữa bệnh nhân được đăng tải giúp độc giả cảm thấy nhẹ lòng và cảm thấy biết ơn những người chiến sỹ thầm lặng. Bài viết động viên tinh thần những y bác sỹ nơi đây đồng thời cũng xóa tan đi những thông tin u ám về dịch bệnh đang được đăng tải trên các báo vào thời điểm này.

Nhắc về chủ đề của các bài viết trong đại dịch Covid-19, anh chia sẻ: Xuyên suốt quá trình đó, tôi luôn hướng các bài viết đến việc chiến thắng dịch bệnh, làm sao đọc nội dung để độc giả họ yên tâm hơn trong cuộc chiến chống dịch, ổn định tinh thần...không chỉ người dân Lào Cai cảm thấy yên tâm mà các tỉnh giáp danh khác đều cảm thấy công tác phòng chống dịch ở vùng biên đang được thực hiện tốt, chặt chẽ và chủ động”.

Sức lan tỏa khi nhà báo đứng ra làm từ thiện

Hành trình tác nghiệp của nhà báo Quốc Hồng gần như không bao giờ dừng lại, nhiều đêm anh trở về nhà khi không còn ai thức. Đôi chân cứ lặng lẽ bước đi, anh gần như không bỏ bất cứ thông tin gì liên quan đến dịch bệnh. Cũng thời điểm này, trong quá trình tác nghiệp, đưa tin tức về việc trao tặng khẩu trang, thiết bị y tế hay việc hỗ trợ với các đối tượng khó khăn ở thành phố Lào Cai, anh đã nẩy ra ý định phải  làm một việc gì đó hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc ở xa hơn. Anh chia sẻ "Bình thường họ nghèo khổ rồi, nhưng gặp phải giai đoạn dịch bệnh này không biết họ làm gì để sống, phải giúp họ".
Nói là làm, anh đã liên hệ với một số anh em ở các cơ quan báo chí khác thường trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai để cùng chung tay hỗ trợ, mỗi người mỗi việc. Theo anh: Bản thân mình có quen biết với các cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nên việc kêu gọi những tấm lòng vàng, để họ cùng chung tay đóng góp một chút cũng thuận lợi hơn, "Mình vất vả chút nhưng miễn sao người nghèo họ có hạt gạo sống qua ngày dịch"- Anh chân tình chia sẻ.

Cây ATM nhả gạo miễn phí cho đồng bào nghèo, có hoàn cảnh khó khăn ở xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai). Ảnh Quốc Hồng

Cây ATM nhả gạo miễn phí cho đồng bào nghèo, có hoàn cảnh khó khăn ở xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai). Ảnh Quốc Hồng

Chính vì thế, nhà báo Đinh Quốc Hồng cùng một số nhà báo trung ương thường trú tại tỉnh Lào Cai đã phối hợp với các đơn vị để đưa cây "ATM gạo" vào hoạt động, hỗ trợ kịp thời đồng bào dân tộc gặp khó khăn trong mùa dịch. Nói về cây "ATM gạo" này, anh Hồng cho biết "Chúng tôi thiết nghĩ phải làm sao đưa gạo xuống các bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, để những hộ dân gặp khó khăn thật sự họ nhận được tận tay".
Việc chuẩn bị được triển khai nhanh chóng, nhà báo, phóng viên trên địa bàn tỉnh ai cũng đều chung tay kêu gọi ủng hộ, người huy động được tiền, người huy động được gạo. Máy "ATM gạo" được Trường Cao đẳng Lào Cai thiết kế và chế tạo, ngay sau khi hoàn thiện lực lượng công an cũng cho mượn xe ô tô tải để vận chuyển xuống các bản.
Sự kiện đưa gạo đến bà con dân tộc khó khăn, được nhiều cơ quan báo chí đưa tin đăng tải tạo sức lan tỏa lớn, hoạt động này tiếp tục được nhân lên. “Nhiều cơ quan doanh nghiệp khác còn chủ động tìm đến để ủng hộ. Họ nói rất muốn ủng hộ cho bà con mà chưa tìm được đầu mối nào thiết thực và cho biết nếu các nhà báo làm thì hay quá”, anh Hồng chia sẻ.

Có thể nói, nhà báo cũng là chiến sĩ, đồng hành với các cấp chính quyền nơi tuyến đầu chống dịch. Đối với nhà báo Đinh Quốc Hồng hạnh phúc chỉ là được đi, được viết, lăn lộn với từng sự kiện và luôn cháy hết mình với ngọn lửa đam mê nghề báo.

Lê Tâm

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo