(NB&CL) “Tư liệu Hoàng Sa - hành trình trái tim” của nhà báo Thái Bá Dũng - Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh là loạt bài thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Loạt bài là những câu chuyện, những nhân chứng ở Hoàng Sa, họ đã từng sống và dành cả tuổi thanh xuân cho nơi đây.
Loạt tác phẩm được Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020 đánh giá cao.
Tư liệu sống cho tuyến bài về Hoàng Sa
Loạt bài về Hoàng Sa bắt nguồn từ câu chuyện vận động hiến tư liệu, hiện vật cho Nhà trưng bày Hoàng Sa được Báo Tuổi Trẻ TP.HCM và UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) phát động. Trong quá trình phát động và tiếp nhận, nhà báo Bá Dũng tiếp cận được rất nhiều câu chuyện xúc động từ tấm lòng của người dân cả nước, đặc biệt là giới Kiều bào vốn đang sở hữu nhiều tư liệu từ thời Việt Nam Cộng hòa liên quan đến Hoàng Sa.
Nhà báo Thái Bá Dũng - Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh
Loạt bài “Tư liệu Hoàng Sa - hành trình trái tim” là những câu chuyện thật, những con người thật được nhà báo Thái Bá Dũng tìm đến tận nơi, khắp mọi vùng miền đất nước. Các nhân vật có thể sinh sống làm việc ở Hoàng Sa và các giai đoạn khác nhau và dù sống ở chế độ nào thì khi nhắc đến Hoàng Sa họ đều có một tình yêu chung đó là hướng về Tổ quốc.
Đọc loạt bài, độc giả không chỉ biết tới những hình ảnh tư liệu, hiện vật quý khẳng định chủ quyền của Hoàng Sa mà còn được ngược dòng thời gian, biết về những câu chuyện của những người lính ngày đêm canh giữ đảo. Ngoài ra đó còn là những cán bộ khí tượng năm nào cũng đôi ba lần luân phiên thay nhau ra đảo để nắm bắt thông tin thời tiết khí tượng ở Hoàng Sa truyền về đất liền.
Bia khẳng định chủ quyền. Ảnh Bá Dũng
Như đã nhiều lần khẳng định trên các phương tiện truyền thông, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Trong quá trình tìm tư liệu để thực hiện loạt bài về Hoàng Sa, anh Bá Dũng được may mắn đi cùng những cán bộ Nhà trưng bày Hoàng Sa, cùng tới thăm các nhân chứng Hoàng Sa. Đây là cơ hội tốt được gặp gỡ người thật việc thật, anh cảm thấy may mắn vì đó là nhân chứng từng sống, họ từng cầm súng trong hải chiến Hoàng Sa tới nay.
Người làm báo nếu viết bài chỉ dựa trên tư liệu tàng thư, giấy bút, hiện vật trưng bày thì sẽ khó viết và người đọc sẽ rất nhàm chán. Việc gặp gỡ các nhân chứng này dù rất khó khi họ sống ở cách xa nhau, vì nhiều lý do mà không thể gặp được, nên chuyến đi lần này đối với nhà báo Thái Bá Dũng thật đặc biệt. Họ là những tư liệu sống.
Sức mạnh về công lý
Mỗi một bài viết trong loạt bài được đăng tải đều nhận được sự hưởng ứng từ độc giả ở mọi miền. Mỗi bài viết, mỗi câu chuyện trong loạt bài như một thước phim đen trắng tua chậm, để bạn đọc có thể theo dõi, nghiền ngẫm. Không chỉ độc giả trong nước mà cả bà con kiều bào ở nước ngoài đều thầm cảm ơn tác giả đã có một loạt bài nói lên chính nỗi niềm của những người con luôn hướng về nơi là một phần máu thịt của đất nước.
Một góc trưng bày bằng chứng, tư liệu chủ quyền tại Nhà trưng bày Hoàng Sa - Ảnh: Bá Dũng.
Có rất nhiều nhân vật đặc biệt trong loạt bài, như cựu binh tên là ông Lê Lan, 68 tuổi, người đã trực tiếp cầm súng trên lô cốt ở Hoàng Sa và chứng kiến lính Trung Quốc dùng xuồng nhỏ từ tàu chiến ồ ạt đổ bộ lên chiếm Hoàng Sa ngày 19/1/1974.
“Khi phỏng vấn, ông Lê Lan luôn mong làm sao nước mình giàu lên, mạnh lên, đầu tư xứng đáng cho quốc phòng để có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền. Tôi thấy ông Lê Lan giống như nhiều cựu binh Hoàng Sa đã xúc động tái hiện những gì mình chứng kiến trong từng trang hồi ký, từng mẩu giấy viết tay của mình” - nhà báo Bá Dũng nhớ lại.
Không gian Nhà trưng bày Hoàng Sa tại huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng). Ảnh: Bá Dũng
Bằng lòng chân thành, và sức mạnh hướng về công lý, nhà báo Bá Dũng tìm tới các nhân chứng, thăm hỏi họ một cách chân thành, họ như được an ủi. Những điều đó làm nguôi ngoai ký ức, đưa nhiều người từ chỗ tự ti, mặc cảm trở thành những người tích cực giới thiệu, tìm kiếm và đóng góp hiến tặng tư liệu cho Hoàng Sa.
Cán bộ Nhà trưng bày Hoàng Sa kiểm kê, bảo quản các tư liệu Hoàng Sa. Ảnh: Bá Dũng
Trong số nhiều nhân vật anh Bá Dũng phỏng vấn, còn phải kể đến ông Huỳnh Hùng - vốn là Phó Giám đốc nội dung Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng. Người mà năm 2006, đã thực hiện một bộ phim tài liệu với tên gọi “Nhớ đảo” kể về những người Việt từng sinh sống gắn bó ở Hoàng Sa. Bộ phim được công chiếu trên Đài truyền hình, đã làm thổn thức trái tim hàng triệu dân Việt Nam.
Có thể nói, loạt bài của nhà báo Bá Dũng giống như một hiệu ứng lan truyền trong công chúng, các bài viết được chia sẻ từ người này sang người kia. Nhờ loạt bài, Nhà trưng bày Hoàng Sa rất vui mừng vì đã có rất nhiều tư liệu được gửi đến. Nhưng thành công của loạt bài còn tiến xa hơn, mọi thứ không chỉ là vận động tư liệu cho Hoàng Sa mà quan trọng hơn nó đã truyền tải câu chuyện Hoàng Sa tới đông đảo người Việt hơn, đặc biệt là kiều bào, cộng đồng quốc tế. Loạt bài giúp người Việt đoàn kết hơn, tạo thêm sức mạnh và tin tưởng về công lý lẽ phải, về sự thật, về tấm lòng của người Việt trên toàn cầu.
Cựu binh Lê Lan - chứng nhân bảo vệ Hoàng Sa - Ảnh: Bá Dũng
Loại bài “Tư liệu Hoàng Sa - hành trình trái tim” vừa qua được Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV năm 2020 đánh giá cao, không chỉ mang tính thời sự mà còn khơi gợi thêm niềm tự hào của dân tộc. Khẳng định tình yêu nước qua nghìn đời vẫn được hun đúc.
Khi nói về sức lan tỏa của loạt bài, nhà báo Bá Dũng luôn cho rằng: “Với người làm báo, dù một bạn đọc hiểu ra sự thật thôi thì tôi cũng nghĩ rằng đó là sự thành công của mình rồi. Bởi Hoàng Sa nếu luôn trong huyết quản, suy nghĩ mỗi người Việt thì Hoàng Sa sẽ mãi trường tồn. Mỗi bài báo nhắc nhở về Hoàng Sa cũng như một viên gạch, một tư liệu đóng góp thêm cho sự nghiệp đấu tranh đòi lại Hoàng Sa”.
(CLO) Thủ tướng chỉ đạo giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương nghiên cứu, có phương án khai thác Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, bảo đảm khai thác hiệu quả, tránh lãng phí, xuống cấp.
(CLO) Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2025, Bộ Tài chính nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Ngày 3/4, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt cho biết, đơn vị sẽ tổ chức chạy thêm nhiều đoàn tàu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 và 1/5.
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận 11 đã đăng tải thông tin mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án "Xây dựng hạ tầng và đường giao thông khu trường đua Phú Thọ".
(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025 đang diễn ra nhiều hoạt động, thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Công an tỉnh Phú Thọ đã triển khai các phương án, bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động văn hoá, lễ hội.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất tỉnh Ninh Thuận vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 20, thuộc Dự án thành phần 2: Đoạn từ Quốc lộ 1 đến Cảng biển tổng hợp Cà Ná.
(CLO) Bước sang năm 2025 thị trường bất động sản có sự phục hồi rõ nét trên hầu khắp cả nước, đặc biệt là các thị trường tỉnh ven Hà Nội và TP HCM. Bên cạnh các dự án cũ tung hàng cho những giai đoạn mở bán tiếp theo thì nhiều dự án mới cũng bắt đầu khởi công và ra hàng trong quý II năm nay.
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(CLO) Ngày 3/4, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani tổ chức buổi chia sẻ thông tin nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (3/2/1950 – 3/2/2025). Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani Hồ Quang Lợi cùng Đại sứ Rumani tại Việt Nam Cristina Romila, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và nhiều đại biểu tham dự sự kiện.
(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng thuế quan qua lại rất đơn giản: "Họ làm điều đó với chúng ta, và chúng ta làm điều đó với họ". Nhưng khi danh sách thuế quan của các quốc gia được công bố, mọi thứ không đơn giản như vậy.
(NB&CL) Những ngày cuối cùng của tháng 4 cách đây tròn nửa thế kỷ, với khí thế “vẽ bản đồ không kịp bước quân đi!”, “vừa đi vừa đánh, tiến mà đánh, đánh mà tiến”, các quân đoàn chủ lực của ta từ 5 hướng đã đồng loạt tiến công, quyết hạ 5 mục tiêu chủ yếu là những cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
(CLO) Ngày 3/4, đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Hàng Xanh thuộc phòng CSGT, Công an TP HCM đang xác minh, tìm tài xế chạy xe tải lạng lách trên phố như phim hành động.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) Xác định báo chí có vai trò đặc biệt trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Vì thế, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí đã có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả tạo thành cầu nối giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp thực hiện các chủ trương về bảo vệ môi trường, hướng tới kinh tế xanh.
(CLO) Ngày 2/4, tại xã Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Quân khu 4, các đơn vị đồng hành và chính quyền địa phương tổ chức chương trình tri ân 72 cựu dân quân Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.