Nhiều lãnh đạo Sở GD&ĐT bị khởi tố: Khi nhà quản lý giáo dục không phải là nhà sư phạm!

Thứ sáu, 24/09/2021 12:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia, khi chọn những nhà quản lý giáo dục mà không phải là những nhà sư phạm, những nhà giáo dục, người thầy đúng nghĩa thì không bao giờ thành công.

Chỉ trong năm 2021, liên tiếp những người từng giữ cương vị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ở Điện Biên, Quảng Ninh, Thanh Hóa bị bắt, khởi tố do liên quan đến đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục.

Việc này khiến nhiều thầy cô cảm thấy đau lòng nhưng nhiều người cho rằng họ không bất ngờ. Bởi từ lâu, niềm tin của thầy cô đối với lãnh đạo trong ngành đã không còn được như trước.

nhieu lanh dao so gddt bi khoi to khi nha quan ly giao duc khong phai la nha su pham hinh 1

Việc chọn sai người vào vị trí lãnh đạo trong giáo dục hệ lụy sẽ rất lớn.

Bài liên quan

“Ai cũng gù, người thẳng lưng trở thành khuyết tất”- lời của bị cáo Diệp Thị Hồng Liên (nguyên Phó trưởng phòng khảo thí – Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình) trong phiên tòa xét xử gian lận thi cử tại Hòa Bình trước đây vốn đã là hồi chuông cảnh tỉnh cho tình trạng tha hóa của cán bộ trong lĩnh vực quản lý giáo dục.

Tuy nhiên, dường như đã không có bài học nào được rút ra. Việc liên tiếp nhiều lãnh đạo ngành giáo dục các địa phương bị khởi tố cho thấy thực trạng này càng thêm nhức nhối.

Bàn về thực trạng nhiều giám đốc sở giáo dục và đào tạo bị khởi tố vì liên quan đến công tác đấu thầu thiết bị dạy học, thầy Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Việt Nam cho rằng, đây là thực trạng đau lòng.

Chuyện lãnh đạo tham ô, tham nhũng, vi phạm pháp luật không chỉ có trong giáo dục mà nhiều ngành nghề đều có. Nếu nhìn tổng quát thì đó là vấn nạn của toàn xã hội.

Nhưng sai phạm trong giáo dục sẽ mang lại nhiều hệ lụy xấu cho xã hội và tương lai của học sinh.

Phân tích nguyên nhân, thầy Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, sai lầm xuất phát từ việc quan niệm người quản lý từ hiệu trưởng, trưởng phòng, giám đốc sở thậm chí cao hơn chỉ đơn thuần là người quản lý.

“Quan điểm như vậy là không đúng và không đủ đối với lĩnh vực giáo dục. Tôi cho rằng, tất cả những người quản lý giáo dục trước hết phải là nhà giáo dục, người thầy chuẩn mực.

Người lãnh đạo trong giáo dục ngoài việc có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý thì trước hết họ phải là nhà giáo dục, nhà sư phạm. Chỉ có như thế khi ở cương vị lãnh đạo họ mới có tâm thế để ứng xử những vấn đề về giáo dục, có được những sáng kiến về giáo dục.

Chúng ta chọn lầm người, khi chọn những nhà quản lý giáo dục không phải là những nhà sư phạm, nhà giáo dục nên không bao giờ thành công. Việc bị khởi tố, xử lý về pháp luật là điều dễ xảy ra” – thầy Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

Do đó, theo chuyên gia này để xảy ra việc nhiều giám đốc sở giáo dục bị khởi tố, điều tra căn bản do chọn sai người.

Chỉ khi lựa chọn người đúng, người lãnh đạo là nhà giáo dục thì mới có được chính sách phục vụ tốt cho giáo dục.

Nhà giáo dục khi quản lý, trước hết phải là người lan tỏa phẩm chất năng lực của mình truyền cảm hứng cho thầy và trò.

Những lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo vi phạm như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thầy cô và học sinh.

Giáo viên sẽ mất niềm tin với cấp trên, họ không có chỗ nào để bấu víu, dựa dẫm về tinh thần, họ không tìm thấy người có thể sâu sát, giải quyết, chia sẻ, nâng đỡ họ.

“Người lãnh đạo phải đặt lợi ích của học trò, thầy cô giáo lên trên hết. Nếu lãnh đạo mà nghĩ  được như vậy thì không ai đi bớt xét dụng cụ, thiết bị dạy học.

Nếu lãnh đạo là nhà sư phạm, nhà giáo dục thì người ta còn đi tìm thêm nguồn lực cho giáo dục chứ không bớt xét nguồn lực của giáo dục.

Lãnh đạo giáo dục phải là nhà giáo dục, nhà sư phạm nêu gương chính bản thân mình, suy nghĩ cho thầy cô giáo, học trò chứ không phải suy nghĩ cho mình.

Đây là lời cảnh tỉnh chung cho công tác lựa chọn cán bộ lãnh đạo cho giáo dục từ cấp dưới lên cấp cao” – thầy Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục
Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.

Giáo dục
Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

(CLO) Ngày 17/4/2024, Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2023 - 2024. Công ty CP Hanel nằm trong số các doanh nghiệp tham gia tài trợ và trao tặng học bổng cho các sinh viên.

Giáo dục
Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

(CLO) Theo lãnh đạo trường THCS Lạc Nghiệp (Lâm Đồng), nguyên nhân ban đầu dẫn tới việc nữ sinh bị bạn đánh là do mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Giáo dục