Nord Stream 2 là gì và Tổng thống Biden có thể hủy bỏ nó không?

Thứ tư, 09/02/2022 20:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Hai cho biết khí đốt tự nhiên sẽ không chảy qua đường ống Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) nếu Nga ra lệnh tấn công Ukraine.

Đường ống dẫn dầu dưới biển trị giá 11 tỷ USD giữa Nga và Đức có liên quan gì đến Ukraine? Và tại sao nó lại là một vấn đề lớn như vậy? Câu trả lời liên quan đến cách châu Âu nhập khẩu năng lượng.

nord stream 2 la gi va tong thong biden co the huy bo no khong hinh 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: CNN

Bài liên quan

Từ Nga đến Đức

Đường ống dài 750 dặm (1207 km) đã được hoàn thành vào tháng 9 nhưng vẫn chưa nhận được cấp chứng nhận cuối cùng từ các cơ quan quản lý của Đức. Khi đi vào hoạt động, nó sẽ thúc đẩy việc cung cấp khí đốt trực tiếp từ Nga sang Đức.

Mỹ, Vương quốc Anh, Ukraine và một số nước EU đã phản đối đường ống kể từ khi dự án được công bố vào năm 2015, cảnh báo dự án sẽ làm tăng ảnh hưởng của Nga đối với châu Âu.

Nord Stream 2 có thể cung cấp 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Đó là hơn 50% mức tiêu thụ hàng năm của Đức và có thể trị giá tới 15 tỷ USD đối với Gazprom, dựa trên giá xuất khẩu trung bình vào năm 2021.

Năng lượng là chính trị

Năng lượng là một vấn đề chính trị lớn ở Trung và Đông Âu, nơi nguồn cung cấp khí đốt từ Nga đóng vai trò thiết yếu trong sản xuất điện và giúp các gia đình sưởi ấm trong mùa đông. Giá khí đốt tự nhiên đã đạt mức cao kỷ lục ở châu Âu, và một cuộc xung đột ở Ukraine có thể gây thêm hậu quả cho người tiêu dùng.

Với tư cách là khách hàng khí đốt lớn nhất của Nga, Đức đã cố gắng giữ cho Nord Stream 2 nằm ngoài phạm vi chính trị toàn cầu. Nhưng vấn đề này đã trở nên khó tránh khỏi sau khi Nga điều động hơn 100.000 quân gần biên giới với Ukraine.

Tranh chấp về giá năng lượng đã làm leo thang căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nga và Ukraine, với việc Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho nước láng giềng trong một số trường hợp.

Trong những tháng gần đây, Nga đã phủ nhận việc sử dụng năng lượng để gây áp lực lên châu Âu. Nhưng Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã đổ lỗi cho Moscow vì đã góp phần vào cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu hiện nay bằng cách cung cấp ít hơn mức có thể.

Nord Stream 2 có thể giúp thay đổi cán cân quyền lực ở châu Âu khi nói đến năng lượng. Hiện tại, Nga vẫn cần Ukraine, vì một lượng lớn khí đốt mà nước này bán cho châu Âu vẫn phải đi qua hệ thống đường ống được đặt tại Ukraine khi mà Nord Stream 2 vẫn "đắp chiếu".

Nga và Đức nói gì?

Nord Stream 2 là tâm điểm chú ý khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz đến thăm Nhà Trắng hôm thứ Hai. "Nếu Nga xâm lược ... sẽ không còn Nord Stream 2 nữa", ông Biden nói trong cuộc họp báo chung với ông Scholz hồi đầu tuần. "Chúng tôi sẽ chấm dứt nó", Tổng thống Mỹ nói thêm.

Ông Scholz cho biết Đức đã sẵn sàng hành động cùng với Mỹ. Khi được hỏi cụ thể liệu Đức có sẵn sàng để đặt dấu chấm hết cho đường ống này hay không, Thủ tướng Đức đã nói "chúng tôi hoàn toàn đoàn kết".

Mỹ có thể chấm dứt Nord Stream 2?

Các quan chức Mỹ đã nói rõ rằng họ sẽ ngừng hoạt động Nord Stream 2 nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh xâm lược Ukraine. Họ đã không cho biết thêm nhiều chi tiết liên quan tới phương thức thực hiện điều đó. "Tôi hứa với các bạn, chúng tôi sẽ làm được", ông Biden nói hôm thứ Hai khi được yêu cầu biết thêm chi tiết. 

Mỹ đã nhắm mục tiêu vào đường ống bằng các biện pháp trừng phạt vào năm 2017, 2019 và 2020. Vào tháng 1/2021, chính quyền của ông Trump thậm chí còn áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một sà lan đặt ống mà Gazprom sử dụng để xây dựng Nord Stream 2.

Tuy nhiên, đường ống đã hoàn thành, đặt ra câu hỏi về việc liệu các biện pháp trừng phạt bổ sung có hiệu quả hay không?

"Các quan chức Mỹ đã gợi ý rằng khả năng của chính quyền trong việc ngăn chặn đường ống đi vào hoạt động là hạn chế, ngay cả khi có các biện pháp trừng phạt bổ sung", các nhà phân tích nhận định.

Hậu quả to lớn

Mỹ và các đồng minh đang chạy đua để đưa ra các phương án dự phòng trong trường hợp nguồn cung khí đốt của Nga bị tắc nghẽn do xung đột ở Ukraine.

Tháng trước, Nhà Trắng cho biết họ đang nói chuyện với các quốc gia và công ty khác về việc tăng sản lượng. Họ cũng đang cố gắng xác định các nguồn khí đốt tự nhiên thay thế có thể được chuyển đến châu Âu.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết: “Chúng tôi đang xây dựng quan hệ đối tác về an ninh năng lượng với Mỹ, chủ yếu là về nguồn cung cấp khí LNG nhiều hơn”.

Bà nói thêm: “Chúng tôi cũng đang nói chuyện với các nhà cung cấp khí đốt khác, chẳng hạn như Na Uy, về việc tăng nguồn cung của họ sang châu Âu".

Nhưng châu Âu sẽ phải vật lộn để tồn tại lâu dài nếu không có khí đốt của Nga, và việc tìm kiếm các nguồn thay thế là một thách thức lớn về mặt vận chuyển.

Quốc Thiên

Bình Luận

Tin khác

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h
Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

(CLO) Quân đội Kenya đã được triển khai để hỗ trợ các hoạt động cứu hộ, sau khi lũ lụt do mưa lớn đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người dân trên khắp Đông Phi trong tháng qua.

Thế giới 24h
Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

(CLO) Lực lượng Houthi ở Yemen hôm thứ Bảy (27/4) cho biết, tên lửa của họ đã bắn trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ. Công ty an ninh hàng hải Ambrey của Vương quốc Anh cho biết thuyền trưởng đã báo cáo thiệt hại của con tàu.

Thế giới 24h
Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận về một tương lai mới cho Liên minh châu Âu (EU), với mục tiêu tăng cường khả năng phòng thủ và thể hiện sự tự chủ chiến lược, giảm phụ thuộc vào Mỹ.

Thế giới 24h
Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

(CLO) Hai trận động đất với cường độ cao nhất lên tới 6,1 độ richter đã xảy ra ở quận Hoa Liên phía đông Đài Loan (Trung Quốc) vào thứ Bảy (27/4), theo cơ quan quản lý thời tiết của hòn đảo này cho biết và chưa có báo cáo ngay lập tức về thiệt hại.

Thế giới 24h