“Nuốt” không trôi khu đất vàng tại Phước Kiển, cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai (QCG) tụt dốc thảm hại

Thứ sáu, 25/06/2021 09:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sự lao dốc của cổ phiếu QCG diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp bất động sản này chưa thể giải quyết dứt điểm hàng loạt lùm xùm trong những năm qua liên quan đến việc mua bán đất, triển khai dự án chậm trễ, công bố thông tin sai lệch và kiện tụng của khách hàng...

Bài liên quan

Kinh doanh kém cỏi, cổ phiếu tụt dốc

Trong bối cảnh thị trường liên tục vượt đỉnh thời gian qua, cổ phiếu QCG của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai lại không ngừng dò đáy trong suốt 3 tháng qua. Từ vùng đỉnh một năm đạt được hồi giữa tháng 4, cổ phiếu này đã “bốc hơi” gần 30% qua đó rơi xuống mức 7.510 đồng/cổ phiếu. Thậm chí, QCG còn trải qua 5 phiên giảm liên tiếp và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Đáng chú ý, thanh khoản của cổ phiếu này cũng có dấu hiệu suy giảm mạnh sau khi đạt đỉnh và đang dần cạn kiệt. Điều này cho thấy khả năng hút tiền kém của QCG hay nói cách khác là không hấp dẫn dù mức giá đã được chiết khấu đáng kể.

QCG_1

Sự lao dốc của cổ phiếu QCG diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp bất động sản này chưa thể giải quyết dứt điểm hàng loạt lùm xùm trong những năm qua liên quan đến việc mua bán đất, triển khai dự án chậm trễ, công bố thông tin sai lệch và kiện tụng của khách hàng...

Kết quả kinh doanh kém sắc cũng là một trong những yếu tố khiến cổ phiếu QCG chìm sâu. Trong quý đầu năm 2021, Quốc Cường Gia Lai ghi nhận doanh thu tăng gấp 4,3 lần cùng kỳ lên 346,7 tỷ đồng nhờ bàn giao căn hộ cho khách hàng. Tuy nhiên, giá vốn cũng tăng đột biến khiến biên lãi gộp co lại từ 22,5% xuống 21,2%.

Trong kỳ, Quốc Cường Gia Lai không còn phát sinh hoạt động chuyển nhượng vốn góp như cùng kỳ năm trước (36 tỷ đồng) trong khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng mạnh. Kết quả, doanh nghiệp bất động sản này báo lãi giảm tới 36% so với cùng kỳ, xuống 19,4 tỷ đồng.

QCG_2

Tính đến ngày 31/12/2021, tổng tài sản của Quốc Cường Gia Lai ghi nhận hơn 10.048 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho giảm xuống mức 7.122 tỷ đồng, chiếm phần lớn là bất động sản dở dang với giá trị 6.242 tỷ đồng (chủ yếu bao gồm các khoản chi phí đền bù, tiền sử dụng đất, chi phí xây dựng và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến các dự án).

Nợ phải trả giảm nhẹ 5%, về mức hơn 5.790 tỷ đồng chủ yếu là các khoản phải trả ngắn hạn khác. Trong đó, khoản phải trả lớn nhất của Quốc Cường Gia Lai đến từ việc nhận tiền của Sunny cho Dự án Phước Kiển gần 2.883 tỷ đồng.

Ngoài ra, công ty còn khoản 1.234 tỷ đồng tiền mượn của các bên liên quan như CTCP Bất động sản Hiệp Phúc, Bất động sản Quốc Cường Thuận An, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai, bà Nguyễn Ngọc Huyền My...

Lùm xùm quanh khu đất vàng

Quốc Cường Gia Lai vốn là một trong những doanh nghiệp bất động sản khá nổi tiếng ở TP. HCM với quỹ đất khá lớn. Tuy nhiên, khả năng gia tăng quỹ đất đã có dấu hiệu chững lại trong thời gian gần đây do việc mua bán đất với giá rẻ không còn dễ dàng. Thêm nữa, doanh nghiệp bất động sản này còn vướng vào không ít vụ “lùm xùm” liên quan đến khu đất vàng tại Phước Kiển.

Vị trí lô đất 32 ha ở huyện Nhà Bè. Nguồn: TL

Vị trí lô đất 32 ha ở huyện Nhà Bè. Nguồn: TL

Ngày 21/6, ông Tất Thành Cang (nguyên Phó bí thư Thành ủy TP. HCM) đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. HCM khởi tố về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”.

Ông Cang bị xác định sai phạm trong việc chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy T.HCM) bán 320.000m2 đất ở Phước Kiểng (huyện Nhà Bè, TP.HCM) cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá rẻ. Hành vi của ông Cang là không đúng thẩm quyền và chưa đúng quy định.

Theo điều tra, ngày 5/6/2017, Công ty Tân Thuận chuyển nhượng khu đất có vị trí đẹp cạnh sông Sài Gòn với giá 1,29 triệu đồng/m2, thu về ngân sách hơn 419 tỷ đồng. Sau khi khu đất đã được bán đứt, ngày 5/12/2017 Văn phòng Thành ủy đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM đánh giá lại giá trị khu đất. Theo Sở, khu đất phần lớn là đất nông nghiệp, chỉ có hơn 480m2 là đất ở. Trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì đơn giá bình quân là hơn 1,7 triệu đồng/m2, tổng giá trị khu đất sẽ là hơn 574 tỷ đồng. Theo cách tính này, Công ty Tân Thuận gây thất thoát hơn 150 tỷ đồng.

Ngày 27/12/2017, Thường trực Thành ủy chỉ đạo dừng việc chuyển nhượng khu đất cho Quốc Cường Gia Lai, không đồng ý bán chỉ định. Bởi đây là tài sản kinh tế của Đảng, nhưng tập thể Thường trực và Ban Thường vụ Thành ủy không biết việc ký chuyển nhượng vào thời điểm giao dịch.

Văn phòng Thành ủy TP. HCM đã có thông báo cho rằng việc ký chuyển nhượng này không được báo cáo cho tập thể thường trực Thành ủy và tập thể Ban thường vụ Thành ủy theo quyết định số 1087 ngày 31/3/2009 của Ban thường vụ Thành ủy về ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản là nhà, quyền sử dụng đất tại các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của Đảng bộ TP. HCM.

Việc chuyển nhượng đất không qua đấu giá trái với quy định tại nghị định 91/2015 (về quy định việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp) và không đúng với nghị định 44/2014 (quy định về giá đất).

Sai phạm xung quanh vụ chuyển nhượng 32ha đất tại Phước Kiển (huyện Nhà Bè, TP. HCM) giữa Quốc Cường Gia Lai và Tân Thuận dẫn đến việc 10 người liên quan, trong đó có nguyên Phó bí thư Thành ủy TP. HCM Tất Thành Cang bị khởi tố đang làm dấy lên dấu hỏi lớn về việc những đơn vị liên quan như Quốc Cường Gia Lai hay Công ty Tân Thuận liệu có vô can hay nằm ngoài sự liên đới trách nhiệm trong vụ án này?

Giữa bối cảnh “lùm xùm” xoay quanh vụ việc trên vẫn chưa đi đến hồi kết. Vào tháng 8/2020, bà Nguyễn Thị Như Loan đã thôi kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị sau khi con trai rời công ty và phát triển các dự án riêng. Đến tháng 11/2018, ông Nguyễn Quốc Cường hay còn được biết đến với cái tên Cường Đô La cũng rút khỏi tất cả các vị trí tại Quốc Cường Gia Lai.

Dù vậy gia đình bà Loan vẫn đang nắm giữ lượng cổ phần lớn nhất tại doanh nghiệp bất động sản này. Trong đó, cá nhân bà Loan hiện là cổ đông lớn nhất nắm giữ gần 102 triệu cổ phiếu QCG tương đương 37,04% vốn tại Quốc Cường Gia Lai.

Con gái bà Loan là bà Nguyễn Ngọc Huyền My cũng nắm giữ gần 39,4 triệu cổ phiếu QCG (tương đương 14,32%). Em gái bà Loan là Nguyễn Thị Ánh Nguyệt nắm giữ gần 9,7 triệu cổ phiếu QCG (3,52%). Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Cường chỉ còn nắm giữ 537.500 cổ phiếu QCG (0,2%).

Gia Nguyên

Tin khác

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

(CLO) Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường bất động sản nhà ở khu vực phía Tây.

Bất động sản
Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

(CLO) Từng nóng lên nhờ các thông tin tin quy hoạch, lên thành phố, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, diễn biến tại thị trường bất động sản tại các huyện ngoại thành của TP HCM vẫn chưa đủ yếu tố để tạo thành "cơn sóng" mới.

Bất động sản
Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

(CLO) Giá chung cư liên tục lập đỉnh, nhiều người chuyển hướng sang mua nhà tập thể cũ. Tuy nhiên, với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cùng với những bất tiện khi sinh sống tại nhà tập thể cũ, khách xem cầm tiền tỷ ngậm ngùi từ bỏ ý định mua nhà.

Bất động sản
Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

(CLO) Lĩnh vực bán lẻ cao cấp tại TP HCM thời gian qua đã ghi nhận nhiều cái tên lớn của ngành hàng xa xỉ đến từ nhiều sản phẩm khác nhau. Các chuyên gia Savills cho biết nhóm khách thuê này vẫn đang tích cực tìm kiếm mặt bằng cao cấp ở khu vực trung tâm quận 1.

Bất động sản
92 'ông lớn' bất động sản sẽ phải trả nợ 100.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2024

92 "ông lớn" bất động sản sẽ phải trả nợ 100.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2024

(CLO) Báo cáo của Bộ Tài chính gửi Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024, hàng loạt "ông lớn" bất động sản sẽ đến kỳ trả nợ trái phiếu. Tổng số tiền đáo hạn gần 100.000 tỷ đồng.

Bất động sản