Ổ tệ nạn trên Telegram, cần sự vào cuộc điều tra của cơ quan chức năng

Thứ hai, 11/10/2021 05:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nói về ổ tệ nạn trên Telegram, Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng cơ quan chức năng cần vào cuộc điều tra, tăng cường hiệu quả công tác quản lý đối với mạng xã hội nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Mạng xã hội đang là đích ngắm của tội phạm mạng

Như đã thông tin trong bài viết: "Nở rộ hoạt động mại dâm "núp bóng" trên Telegram", về việc lợi dụng những ưu điểm có được của Telegram, nhiều kẻ đang biến ứng dụng nhắn tin này thành "ổ tệ nạn". Trong đó, nở rộ hoạt động mại dâm "núp bóng".

Nhận định về những ổ nhóm biến tướng không chỉ riêng đối với ứng dụng Telegram mà còn ở các mạng xã hội khác, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp cho rằng, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ hiện nay thì các mạng xã hội, các ứng dụng liên lạc, nhắn tin, trao đổi thông tin, công việc xuất hiện ngày càng nhiều.

Thực tế những ứng dụng này mang lại nhiều giá trị tích cực trong việc kết nối, lan tỏa, truyền tải thông tin, là kênh liên lạc hỗ trợ rất lớn cho cuộc sống, giải trí, học tập và làm việc của con người. Tuy nhiên mặt trái của nó là sự biến tướng của các ổ nhóm tội phạm ngày càng hoành hành và “núp bóng”. Mạng xã hội đang là đích ngắm của tội phạm mạng.

o te nan tren telegram can su vao cuoc dieu tra cua co quan chuc nang hinh 1

"Ổ tệ nạn" trên Telegram

Theo Luật sư Đặng Văn Cường, một trong những mạng xã hội mà tội phạm mạng đã dùng nhiều năm qua khá nhiều là Telegram, do đây là một mạng dễ tiếp cận lại có độ bảo mật cao. Người dùng ưu tiên sử dụng mạng xã hội này nhằm tránh sự rò rỉ thông tin hoặc tình trạng bị hack. Tuy nhiên với sự bảo mật này, cùng với sự lợi dụng của những đối tượng xấu, môi trường Telegram dần trở thành nền tảng được ưa chuộng cho những hành vi phạm tội.

Đã rất nhiều thông tin rò rỉ cho thấy mạng xã hội này có những nhóm kín hoạt động mại dâm hoặc chia sẻ, quảng cáo các hình ảnh, clip khiêu dâm, mà nhân vật chính còn có cả trẻ em. Thậm chí để gia nhập nhóm hoặc xem ảnh, clip thì thành viên sẽ phải đóng phí gia nhập và các loại phí khác.

Bên cạnh đó đây còn là kênh trao đổi của các đối tượng hoạt động mại dâm, mại dâm trá hình dưới cái bóng Sugar Daddy và Sugar Baby/ tìm PG tiệc…

"Những hành vi diễn ra như vậy đều là sự bất chấp về mặt đạo đức và cả pháp luật, thật sự phải lên án và phải kiên quyết bài trừ, xử lý", vị Luật sư này chia sẻ.

Cũng theo Luật sư Đặng Văn Cường, những hội nhóm như vậy trên mạng xã hội Telegram sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách, đạo đức của rất nhiều người, trong đó có phần lớn là giới trẻ.

Người tham gia mạng xã hội này sẽ dần trở thành những nô lệ của đồng tiền, hoặc là những đối tượng coi thường giá trị nhân cách của con người, xâm phạm đến quyền riêng tư, danh dự, nhân phẩm được pháp luật bảo vệ của người khác hoặc tuyên truyền, lưu trữ văn hóa phẩm đồi trụy.

"Có thể nói tội phạm công nghệ cao ngày càng phức tạp và khó lường, len lỏi vào các trang mạng xã hội đang phát triển bùng nổ, với thủ đoạn tinh vi. Không chỉ trang mạng Telegram mà các trang khác như Twitter cũng xuất hiện các hội nhóm có các nội dung khiêu dâm, văn hóa phẩm đồi trụy.

Nhóm tội phạm này hiện nay tồn tại khá nhiều, đặt ra thách thức lớn đối với cơ quan chức năng, cơ quan điều tra trong việc phát hiện, xử lý tội phạm", Luật sư Đặng Văn Cường nhận định.

Cần sự vào cuộc điều tra của cơ quan chức năng

Trước câu hỏi của phóng viên, phía Telegram hay đối với cơ quan chức năng Việt Nam cần có cơ chế kiểm soát như thế nào đối với tình trạng trên?.

Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, cho rằng để giải quyết tình trạng trên một cách hiệu quả cần có sự phối hợp của người dùng với Telegram và cơ quan chức năng, để sớm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời.

o te nan tren telegram can su vao cuoc dieu tra cua co quan chuc nang hinh 2

Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường

Theo Luật sư Đặng Văn Cường, Telegram cần có giải pháp kiểm duyệt khắt khe với các nội dung được đăng, truyền tải trên nền tảng này, ngăn chặn tình trạng phát tán ảnh “khiêu dâm, đồi trụy”.

Phía Telegram cần tạo cơ chế kiểm soát với lực lượng kiểm duyệt chuyên nghiệp để giám sát việc người dùng đăng các hình ảnh, tin nhắn, thông tin có chứa những nội dung “nhạy cảm”, vi phạm pháp luật, có chính sách xóa dữ liệu cá nhân được chia sẻ mà không cần sự đồng ý, đồng thời có cơ chế khóa ngay các tài khoản người dùng, các hội nhóm có dấu hiệu cố tình thực hiện hành vi phạm tội, vi phạm điều khoản dịch vụ.

Về phía cơ quan chức năng, để tăng cường hiệu quả công tác quản lý đối với mạng xã hội nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam như Telegram, Bộ TT&TT cần có cơ chế đấu tranh với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung xuyên biên giới, yêu cầu phải có đầu mối tiếp nhận thông tin vi phạm tại Việt Nam giúp quy trình xử lý, gỡ bỏ thông tin vi phạm được nhanh và hiệu quả hơn.

Hiện nay Bộ TT&TT đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội nhằm nâng cao trách nhiệm của người dùng và các nhà cung cấp dịch vụ trên MXH.

Cục an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cần có cơ chế thanh tra, giám sát các trang mạng xã hội, phối hợp với các đơn vị liên quan để kịp thời điều tra, xác minh, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

Cũng theo Luật sư Đặng Văn Cường, các ứng dụng như Telegram không đặt máy chủ tại Việt Nam, cũng không cung cấp nội dung (nội dung do người dùng tự tạo ra và chia sẻ) chưa kể việc sử dụng các ứng dụng này được mã hóa nội dung, cung cấp dịch vụ phi định danh nên rất khó xác định chủ mưu đứng sau những hành vi vi phạm pháp luật...Do vậy rất cần sự vào cuộc điều tra của cơ quan chức năng.

Cần xây dựng hành lang pháp lý phù hợp 

Phân tích thêm, Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu tiếp tục bổ sung hệ thống văn bản pháp lý về thông tin điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý phù hợp với đặc thù phát triển của ngành; hỗ trợ, định hướng các doanh nghiệp trong nước phát triển các nội dung số, hệ sinh thái số phù hợp, tạo điều kiện cho mạng xã hội trong nước phát triển.

o te nan tren telegram can su vao cuoc dieu tra cua co quan chuc nang hinh 3

Ảnh minh họa

Theo Luật sư Đặng Văn Cường, ở nước ta chưa có dịch vụ tương tự để thay thế được các trang mạng xã hội nước ngoài đang phổ biến nên cần thúc đẩy xây dựng các mạng xã hội Việt Nam, tích hợp nhiều dịch vụ khác nhau để thu hút người Việt Nam sử dụng, có khả năng cạnh tranh với mạng xã hội nước ngoài; xây dựng hệ sinh thái nội dung số thuần việt, từ đó chủ động trong công tác quản lý nội dung.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cần đặc biệt tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kêu gọi sự chung tay của cơ quan truyền thông, cộng đồng mạng và cả hệ thống chính trị cùng nâng cao nhận thức cho người dân trong việc xây dựng môi trường mạng an toàn, cùng chung tay phát hiện và tham gia xử lý các thông tin xấu độc, hình ảnh vi phạm thuần phong mỹ tục.

Để việc sử dụng các trang mạng xã hội diễn ra một cách lành mạnh, tích cực, hữu ích thì điều quan trọng đầu tiên là cần làm tốt công tác giáo dục, hướng dẫn để người dân hiểu rõ về các trang mạng xã hội, thấy được những tiện ích và bất cập của nó, chỉ ra tính hai mặt của mạng xã hội, đặc biệt là những hậu quả, hệ lụy của việc sử dụng mạng xã hội một cách tùy tiện, thái quá để người dùng chủ động tham gia và sử dụng một cách tích cực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho sinh hoạt, học tập, công tác chuyên môn.

Bên cạnh việc giáo dục nâng cao hiểu biết về các trang mạng xã hội, thì phải thường xuyên giáo dục, định hướng giá trị nhân cách và lối sống tốt đẹp của con người, nâng cao sức đề kháng trước tác động tiêu cực của các trang mạng xã hội đồng thời hướng dẫn những kiến thức, kỹ năng sử dụng các trang mạng xã hội để người dùng biết cách ứng xử và khả năng miễn dịch khi tiếp xúc với những thông tin xấu độc, mời gọi, khiêu khích, lôi kéo, phản động,…đăng tải tràn lan trên các trang mạng xã hội.

Đồng thời, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội cho thanh niên, để họ biết làm chủ và kiểm soát được các hành vi của bản thân.

Bên cạnh đó cần phát huy tốt vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa, các phương tiện thông tin đại chúng để xây dựng và đẩy mạnh các hoạt động vui chơi lành mạnh khác, tránh cho đối tượng trẻ phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội.

Minh Chí

Bình Luận

Tin khác

Bắc Kạn: Bắt đối tượng lừa đăng thông tin tuyển dụng lao động để chiếm đoạt tiền

Bắc Kạn: Bắt đối tượng lừa đăng thông tin tuyển dụng lao động để chiếm đoạt tiền

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Đoàn Đắc Trung (sinh năm 1975, trú tại xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vụ án
Bắt 3 đối tượng cho vay lãi nặng, thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng

Bắt 3 đối tượng cho vay lãi nặng, thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng

(CLO) Từ giữa năm 2023 đến nay, các đối tượng đã cho “khách hàng” vay lãi nặng dưới vỏ bọc cho vay trả góp, với lãi suất từ 3.000 đến 5.000 đồng/triệu đồng/ngày, thời gian vay càng dài thì lãi suất càng cao.

Vụ án
Bắt 25 đối tượng đánh lô, đề qua mạng Telegram với số tiền giao dịch hơn 700 triệu đồng/ngày

Bắt 25 đối tượng đánh lô, đề qua mạng Telegram với số tiền giao dịch hơn 700 triệu đồng/ngày

(CLO) Công an TP Vinh xác định, số tiền các đối tượng đánh bạc mỗi ngày từ 500 triệu đến hơn 1 tỷ đồng, trong đó riêng số tiền đánh bạc trong ngày 21/4/2024 là khoảng 720 triệu đồng.

Vụ án
Bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên vì những sai phạm liên quan đến đất đai

Bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên vì những sai phạm liên quan đến đất đai

(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên Đào Văn Ngọc bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan đến vụ án vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất xảy ra trên địa bàn thành phố.

Vụ án
Thanh Hoá: Chú rể 'bất ngờ' bị bắt trong ngày cưới

Thanh Hoá: Chú rể "bất ngờ" bị bắt trong ngày cưới

(CLO) Ngày 25/4, thông tin từ Công an Thanh Hoá cho biết, lực lượng chức năng vừa bắt giữ 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới.

Vụ án