(NB&CL) Từ những năm đầu của thế kỷ 21, TP.HCM đã có dự định phát triển thành phố trở thành một Trung tâm Tài chính trong khu vực và xa hơn nữa là quốc tế. Tuy nhiên, phải đến năm 2022, TP.HCM mới có những bước đi rõ nét để thể hiện “giấc mộng” đã dang dở suốt 20 năm qua.
“Giấc mơ” 20 năm còn dang dở của TP.HCM
Trên thực tế, từ lâu, TP.HCM đã là trung tâm kinh tế - tài chính của cả nước. Bởi, TP.HCM đóng góp khoảng 23% GDP, 27% ngân sách quốc gia, thu hút hơn 33% số dự án FDI của cả nước, chiếm một lượng lớn đầu tư gián tiếp qua kênh M&A, các quỹ đầu tư mạo hiểm, kiều hối.
Mật độ tập trung của các định chế tài chính trên địa bàn TP.HCM hiện vào loại cao nhất cả nước. Năng suất lao động của TP.HCM gấp 2,7 lần năng suất lao động cả nước, cùng với lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng được đào tạo và làm việc trong các lĩnh vực tài chính và liên quan như kế toán, kiểm toán, trọng tài, luật sư.
Khu vực được quy hoạch trở thành trái tim của trung tâm tài chính quốc tế. Ảnh: Quỳnh Dao.
Ngoài ra, TP.HCM chỉ cách khoảng 3h bay với các nền kinh tế năng động của châu Á như Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines và xa hơn là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).
Việt Nam ở múi giờ khác biệt với 21 trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu nên có lợi thế thu hút dòng vốn nhàn rỗi trong thời gian các trung tâm này nghỉ giao dịch. Ngoài ra, các tổ chức tài chính cũng đang tìm kiếm địa điểm mới ở các nước khác tại châu Á.
Hiện nay, bảng xếp hạng Chỉ số Trung tâm Tài chính toàn cầu (GFCI) đánh giá TP.HCM là một trung tâm tài chính toàn cầu, nhưng xếp hạng không nói là trung tâm tài chính quốc gia hay quốc tế, mà là trung tâm tài chính toàn cầu thứ cấp. Tính chất thứ cấp này nằm ở năng lực cạnh tranh.
Cũng theo bảng xếp hạng này, năng lực cạnh tranh của TP.HCM ngang bằng các thành phố lớn trong khu vực như Manila (Philippines), Jakarta (Indonesia) và không thua quá nhiều nếu so với Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia).
Xét trên yếu tố địa kinh tế, thị trường tài chính trong khối ASEAN có thể phân thành 3 nhóm yếu, trung bình và mạnh. Trong đó, Singapore là quốc gia duy nhất ở nhóm mạnh.
Như vậy, có thể thấy rằng, TP.HCM hoàn toàn có điều kiện trở thành một Trung tâm Tài chính Quốc tế.
Tuy nhiên, dù có nhiều tiềm năng và cơ hội trở thành một Trung tâm Tài chính Quốc tế, thế nhưng để biến “giấc mộng” 20 năm qua trở thành sự thật, TP.HCM bắt buộc phải giải quyết các nút thắt vẫn còn tồn đọng. Trong đó, cơ chế, pháp luật hiện nay chính là “nút thắt” lớn nhất.
Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận về vấn đề này, TS. Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết ông được giao nhiệm vụ hỗ trợ hình thành sàn giao dịch hàng hóa phái sinh ở phía Bắc từ 2019, thế nhưng đến nay đã 3 năm vẫn không xin được giấy phép vì nhiều khó khăn. Từ dẫn chứng đó, ông Kiên chung nhận định rằng để thực hiện hóa đề án này sẽ phải sửa rất nhiều luật.
TS. Nguyễn Đức Kiên gợi ý TP.HCM có thể đề xuất Quốc hội cho nghị quyết thí điểm trong giai đoạn 1 (đến năm 2025). Sau đó, TP.HCM tổng kết để đưa vào văn kiện Đại hội Đảng XIV. Đến năm 2026, nếu cần sửa gì thêm thì TP.HCM tiếp tục đề xuất.
Mô hình nào phù hợp cho TP.HCM?
Mới đây, Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) gửi UBND thành phố về tiến độ xây dựng đề án phát triển TP.HCM thành Trung tâm tài chính Quốc tế.
Theo đó, mô hình Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM được HFIC báo cáo nêu rõ 3 cấu phần cụ thể, gồm: thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng; thị trường vốn; thị trường hàng hóa phái sinh.
Đáng chú ý, dự thảo 1 lần 2 của đề án này đã đưa ra lộ trình cụ thể gồm 3 giai đoạn xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP. HCM. Trong đó, giai đoạn đầu từ năm 2021-2025 sẽ củng cố vị thế TP.HCM là trung tâm tài chính quốc gia.
Nâng cấp từ trung tâm tài chính thứ cấp thành một trung tâm tài chính quốc tế trong bảng xếp hạng Chỉ số các trung tâm tài chính toàn cầu của GFCI trước năm 2025.
Bước đầu định hình được khu trung tâm tài chính - thương mại phức hợp tại Thủ Thiêm (thành phố Thủ Đức) nhằm thu hút các dịch vụ công nghệ tài chính (fintech) và ngân hàng số gắn với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại, thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh…
HFIC nêu rõ trong giai đoạn đầu, đề án sẽ thí điểm cơ chế để những tổ chức tài chính hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính; cấp phép fintech và ngân hàng số theo cơ chế quản lý nhà nước thí điểm.
Đồng thời, thành lập thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh ở cấu trúc liên thông với các sở giao dịch hàng hóa quốc tế, thu hút các dự án mới tại khu phức hợp tài chính - thương mại Thủ Thiêm.
Các giai đoạn tiếp theo từ năm 2026-2030, tập trung phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính khu vực và từ năm 2031 trở đi sẽ trở thành trung tâm tài chính toàn cầu. Ở từng giai đoạn, đề án đều đặt ra mục tiêu, định hướng và giải pháp.
Ông Nguyễn Xuân Thành - giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, một trong những rào cản lớn nhất hiện nay của Việt Nam trong xây dựng trung tâm tài chính là tự do hóa tài chính.
Theo ông Thành, trên thế giới chỉ có Trung tâm Tài chính của Trung Quốc là không cần tự do hóa tài chính theo hướng quốc tế, tức đồng nhân dân tệ không có khả năng chuyển đổi, dòng vốn ra - ngoài đều bị kiểm soát chặt chẽ.
Nhờ quy mô thị trường nội địa lớn, các tổ chức tài chính toàn cầu vẫn phải đến Trung Quốc xin cấp phép, hoạt động kinh doanh để khai thác thị trường này. Nhưng với các Trung tâm Tài chính còn lại, đặc biệt tại Đông Nam Á, bắt buộc phải có lộ trình tự do hóa tài chính.
Theo nghiên cứu, ít nhất đến năm 2030, Việt Nam vẫn chưa thể thực hiện mạnh mẽ việc này nhằm tự do hóa khả năng chuyển đổi của đồng tiền hay tháo bỏ hầu hết kiểm soát về dòng vốn chảy vào cũng như chảy ra.
Tại Việt Nam, trong chiến lược phát triển tài chính của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cũng chưa đề cập đến lộ trình tự do hóa tài chính.
Trước thực tế đó, đánh giá khách quan về tính khả thi của đề án trung tâm tài chính TP.HCM, ông Thành cho rằng từ nay đến 2030 cũng chưa thể “mạnh tay” tự do hóa tài chính.
GS.TS Trần Ngọc Thơ - Đại học Kinh tế TP.HCM có đề xuất mạnh tay hơn khi ông có quan điểm không đồng thuận với cách tiếp cận chờ Trung ương. Vị này gợi ý kinh nghiệm từ Trung tâm tài chính Quốc tế Thiên Tân được Trung Quốc đặt tên là Khu trình diễn tài chính sáng tạo và cho cơ chế đặc thù. Ông cho rằng khu Thủ Thiêm cũng có thể áp dụng phương thức tương tự.
(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.
(CLO) Ngày 2/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Chính quyền Trung Quốc vừa cấp giấy phép đầu tiên cho dịch vụ taxi bay không người lái, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển giao thông hàng không tầm thấp.
(CLO) Nga đẩy mạnh tuyển quân với đợt nhập ngũ lớn nhất trong nhiều năm, trong khi Đức lần đầu tiên triển khai quân thường trực sát Kaliningrad của Nga, làm gia tăng căng thẳng quân sự ở Đông Âu.
(CLO) Nhà Trắng xác nhận rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố mức thuế quan mới trong tuần này, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về quy mô và phạm vi của các biện pháp, khiến các nhà quan sát lo ngại về khả năng chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang.
(CLO) Châu Âu đang có động thái mạnh mẽ nhằm gây sức ép lên Nga bằng hai biện pháp then chốt: tiếp tục đóng băng hàng trăm tỷ USD tài sản Nga, đồng thời công bố hàng loạt gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine.
(CLO) Cơn sốt tạo ảnh nghệ thuật theo phong cách Ghibli bằng công cụ tạo ảnh của ChatGPT đã dẫn đến sự gia tăng kỷ lục số lượng người dùng chatbot của OpenAI vào tuần trước, gây áp lực lên máy chủ và làm dấy lên quan ngại về vi phạm bản quyền.
(CLO) Theo lực lượng cảnh sát giao thông, các vi phạm đi ngược chiều thường xảy ra tại những khu vực có mật độ phương tiện cao, người điều khiển xe máy bất chấp quy định để rút ngắn quãng đường di chuyển, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, ảnh hưởng đến trật tự giao thông. Đây là hành vi nguy hiểm, cần phải kiên quyết ngăn chặn, xử lý.
(CLO) Đại diện của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho biết: Các doanh nghiệp niêm yết báo cáo tài chính có cải thiện hơn khi công bố thông tin đầy đủ thu nhập của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ủy ban kiểm tra.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, quyết liệt tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên.
(CLO) Gần đây, Bộ Tài chính nhận được thông tin phản ánh trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính “thu hồi tiền” cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng.
(CLO) IMF vừa phê duyệt khoản vay 400 triệu USD cho Ukraine, nâng tổng hỗ trợ lên 10,1 tỷ USD, trong bối cảnh kinh tế nước này dự báo tăng trưởng chậm.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường vốn cả về chiều rộng và chiều sâu, quyết tâm nâng hạng thị trường chứng khoán ngay trong năm 2025.