Phong trào Hamas và những điều cần biết về cuộc chiến Hamaz - Israel

Chủ nhật, 16/05/2021 18:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hamas hay Phong trào Kháng chiến Hồi giáo, được thành lập với mục tiêu thành lập một nhà nước Hồi giáo của người Palestine trên vùng lãnh thổ được Liên hợp quốc hoạch định trước năm 1948. Trong tiếng Ả Rập Hamas có nghĩa là "nhiệt huyết", "lửa", vì thế Hamas coi chiến đấu là vũ khí trong cuộc chiến chống lại Israel.

Tổ chức Hamas. Ảnh: Reuters

Tổ chức Hamas. Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Tổ chức này đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp Palestine và kiểm soát Dải Gaza từ năm 2007. Lúc này, Hamas đang nã rocket vào Israel để phản ứng lại những hành động trấn áp người biểu tình của cảnh sát Israel, làm bùng phát cuộc chiến đẫm máu nhất giữa Israel và Hamas từ năm 2014. 

Tổ chức này có một số đồng minh nước ngoài, nhưng họ lấy đâu ra tiền và vật dụng để làm việc đó?

Trong quá khứ, nhiều hãng truyền thông Đức đã gọi Hamas là một tổ chức Hồi giáo cực đoan. Tuy nhiên, gần đây nhất, khi giao tranh Israel - Gaza bùng phát trở lại, truyền thông đã gọi Hamas là một nhóm khủng bố Hồi giáo.

Đa số các chính phủ phương Tây, bao gồm cả Liên minh Châu Âu và Mỹ, đã xếp tổ chức này vào danh sách các tổ chức khủng bố. Na Uy và Thụy Sĩ là những ngoại lệ đáng chú ý. Cả hai đều áp dụng quan điểm trung lập nghiêm ngặt và duy trì quan hệ ngoại giao với tổ chức quản lý Dải Gaza từ năm 2007.

Sơ lược về lịch sử Hamas

Hamas được thành lập vào những năm 1980 và đối lập với Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) của cựu Tổng thống Yasser Arafat kể từ khi thành lập. Có những tuyên bố nói rằng chính phủ Israel đã hỗ trợ tài chính cho Hamas trong những ngày đầu thành lập để xây dựng một đối trọng với PLO, mặc dù tất cả các bên liên quan đều phủ nhận Israel đóng bất kỳ vai trò nào trong việc thành lập tổ chức này.

Không giống như PLO, Hamas không công nhận quyền tồn tại của Israel. Biểu tượng của tổ chức này mô tả Vòm đá ở Jerusalem, với một quốc gia Palestine duy nhất.

Năm 1993, ông Arafat làm hòa với Israel trong bối cảnh Hiệp định Oslo. Tuy nhiên, Hamas bác bỏ tiến trình hòa bình và tiếp tục các cuộc tấn công khủng bố chống lại Israel.

Năm 2006, Hamas giành đa số tuyệt đối trong cuộc tổng tuyển cử ở Gaza. Vào năm 2007, tổ chức đã củng cố quyền lực của mình trên vùng ven biển thông qua một cuộc đảo chính bạo lực. Kể từ đó, Bờ Tây được kiểm soát bởi đảng Fatah ôn hòa dưới quyền của ông Mahmoud Abbas, trong khi Gaza vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Hamas.

Hamas đã tiếp tục cuộc chiến chống lại Israel từ bên trong Dải Gaza, tuyên bố rằng họ đang hành động để "tự vệ". Tổ chức đã tham gia vào các cuộc giao tranh ác liệt chống lại các lực lượng vũ trang của Israel vào các năm 2008/09, 2012 và 2014.

Tình hình ở Dải Gaza như thế nào?

Dải Gaza, diện tích 365 km vuông, là một trong những vùng lãnh thổ có mật độ dân số cao nhất trên thế giới. Biên giới trên bộ và trên biển được kiểm soát chặt chẽ với Israel và Ai Cập, làm cô lập phần lớn nền kinh tế của nước này. Phần lớn dân số ở Gaza sống trong cảnh nghèo đói khủng khiếp và phụ thuộc vào sự hỗ trợ nhân đạo từ nước ngoài.

Hamas thường bắn rocket vào Israel từ trong các khu dân cư và điều hành các sở chỉ huy trong các khu chung cư. Tổ chức này thường xuyên sử dụng thường dân làm lá chắn người. Hamas đã bí mật đào các đường hầm dưới lòng đất để tuồn vũ khí vào vùng đất, chủ yếu là từ Ai Cập. Tuy nhiên, chính phủ Ai Cập đã kiểm soát hoạt động này.

Ai ủng hộ Hamas?

Qatar là đồng minh nước ngoài và hậu thuẫn tài chính quan trọng nhất của Hamas. Tiểu vương Qatar Sheik Hamad bin Khalifa al-Thani là nhà lãnh đạo đầu tiên đến thăm chính phủ Hamas vào năm 2012. Cho đến nay, tiểu vương quốc này đã chuyển 1,5 tỷ euro (1,8 tỷ USD) cho Hamas. Trong khi đó, Israel hy vọng Qatar sẽ tham gia Hiệp định Abraham do Mỹ làm trung gian và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước này, như một số quốc gia Ả Rập đã làm.

Các đường hầm được Hamas sử dụng để tuồn vũ khí vào Gaza. Ảnh: Reuters

Các đường hầm được Hamas sử dụng để tuồn vũ khí vào Gaza. Ảnh: Reuters

Hamas cũng được hỗ trợ bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Trong cuộc hội đàm ngay trước khi Hamas tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào Israel, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã bày tỏ sự ủng hộ chính trị đối với nhà lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh.

Theo tuần báo Der Spiegel của Đức, các khoản quyên góp cho Hamas từ các nhóm có trụ sở tại Đức đang tăng lên.

Hamas lấy nguồn tên lửa từ đâu?

Số lượng rocket từ Dải Gaza bắn vào Israel những ngày qua đã đạt mức chưa từng có. Hôm thứ Ba (12/5), Hamas cho biết họ đã phóng 130 quả rocket chỉ trong vài phút để cố gắng áp đảo hệ thống phòng không Vòm Sắt của Israel. Tên lửa đánh chặn của Vòm sắt nhanh nhẹn, tiên tiến hơn nhiều nhưng cũng đắt hơn tên lửa của Hamas.

Hôm thứ Sáu (14/5), quân đội Israel báo cáo rằng hơn 1.800 quả rocket đã được phóng từ khu vực ven biển Palestine.

Trong nhiều năm, Hamas phụ thuộc vào các tên lửa do Iran cung cấp. Ông Fabian Hinz, một chuyên gia về công nghệ tên lửa Trung Đông, nói với đài truyền hình ZDF của Đức rằng các nhóm khác nhau ở Gaza đã mở rộng kho vũ khí tên lửa của mình. Ông cho biết các nhóm này sở hữu hàng nghìn tên lửa, điều đã được các phương tiện truyền thông Israel xác nhận.

Vòm Sắt của Israel được kích hoạt chống lại rocker được phóng từ Palestine. Ảnh: TOI

Vòm Sắt của Israel được kích hoạt chống lại rocker được phóng từ Palestine. Ảnh: TOI

Tuần này, tờ The Jerusalem Post dẫn các nguồn tin tình báo Israel ước tính kho vũ khí của Hamas chứa từ 5.000 đến 6.000 quả rocket. Nhóm chiến binh Thánh chiến Hồi giáo Palestine, hợp tác với Hamas, được cho là đã dự trữ thêm 8.000 tên lửa.

Ông Hinz cho biết tên lửa của Iran từng được đưa lậu vào Gaza qua Sudan và sau đó là Ai Cập. Tuy nhiên, kể từ khi nhà độc tài Sudan Omar al-Bashir bị lật đổ vào năm 2019, điều này đã trở nên khó khăn hơn. Người ta tin rằng với sự hỗ trợ từ bên ngoài, Hamas hiện đã sản xuất hầu hết các tên lửa của mình trong khu vực ven biển.

Hoàng Việt

Tin khác

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

(CLO) Hôm thứ Năm (28/3), Nga đã phủ quyết việc tiếp tục giám sát các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên về chương trình hạt nhân.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

(CLO) Ông Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, đã đến New Delhi hôm 28/3 trong chuyến thăm kéo dài hai ngày nhằm tăng cường quan hệ và hợp tác song phương với Ấn Độ.

Thế giới 24h
Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

(CLO) Chính phủ Colombia đã ra lệnh trục xuất tất cả các nhà ngoại giao khỏi Đại sứ quán Argentina ở Bogota sau khi Tổng thống Argentina Javier Milei “phát biểu xúc phạm” người đồng cấp Colombia.

Thế giới 24h
Xe buýt chở người đi Lễ Phục sinh rơi xuống vách đá, 45 người thiệt mạng ở Nam Phi

Xe buýt chở người đi Lễ Phục sinh rơi xuống vách đá, 45 người thiệt mạng ở Nam Phi

(CLO) Hàng chục tín đồ đã thiệt mạng sau khi một chiếc xe buýt đi dự Lễ Phục sinh lao xuống vách đá ở tỉnh Limpopo của Nam Phi vào thứ Năm (28/3).

Thế giới 24h
Chính phủ Mỹ giải ngân trước 60 triệu USD để xây dựng lại cây cầu bị sập ở Baltimore

Chính phủ Mỹ giải ngân trước 60 triệu USD để xây dựng lại cây cầu bị sập ở Baltimore

(CLO) Chính phủ Mỹ hôm thứ Năm (28/3) đã trao cho bang Maryland 60 triệu USD cứu trợ khẩn cấp liên bang để ứng phó với vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore, một khoản giải ngân rất nhanh sau một thảm họa như vậy.

Thế giới 24h