Thêm một trực thăng rơi khi cứu hỏa ở Hàn Quốc, phi công tử nạn
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
Theo dõi báo trên:
Sau Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ ngành, địa phương (ngày 28/9/2021) về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2021. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1962/QĐ-TTg thành lập 6 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 tại các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đến ngày 31/10/2021 dưới 60% kế hoạch được giao (Tổ Công tác) do các Phó Thủ tướng Chính phủ và một số Bộ trưởng làm Tổ trưởng.
Theo Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Chính phủ phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư ngân sách Nhà nước năm 2021 đạt 95-100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm. Ảnh minh họa
Có thể nói, việc thành lập 6 Tổ Công tác thể hiện quyết tâm trong giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bởi đây là nguồn lực rất quan trọng trong lúc dịch bệnh tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và đời sống nhân dân. Điều đó cũng đã được thể hiện qua hàng loạt chỉ đạo của Chính phủ từ đầu năm 2021, trong các Nghị quyết: Số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021, số 45/NQ-CP ngày 16/4/2021, số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021; các Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ; Công điện số 1082/CĐ-TTg ngày 16/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.
Đặc biệt, trong bối cảnh cả nước chuyển sang thực hiện thích ứng, an toàn, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 thì việc giải ngân vốn đầu tư công có vai trò tối quan trọng trong phục hồi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ngay sau khi được thành lập, các Tổ Công tác do các Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã liên tục tổ chức các cuộc họp nhằm đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 30/11/2021, cả nước đã giải ngân được gần 295.000 tỷ đồng, đạt 63,86% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó vốn trong nước đạt 69,19%, vốn nước ngoài đạt 21,51%, đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, có thể thấy, sau khi cả nước chuyển sang thực hiện thích ứng, an toàn, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19, việc giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt (tăng từ 39,74% - kết quả giải ngân 8 tháng đầu năm lên 63,86% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao).
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh - Tổ trưởng Tổ công tác số 1 trực tiếp kiểm tra 9 bộ, cơ quan Trung ương và 5 địa phương phía Bắc về giải ngân vốn đầu tư công yêu cầu phải nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu; phân cấp, phân quyền phù hợp với năng lực, gắn với kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Từ thực tế các bộ, ngành, địa phương giải ngân vốn đầu tư công chậm, kém hiệu quả, thậm chí cùng một khu vực có tỉnh giải ngân cao, nhưng có địa phương lại rất thấp; các cuộc họp của các Tổ Công tác đã làm rõ nguyên nhân trong đó nổi bật là do tác động của dịch COVID-19 kéo dài khiến nhiều dự án phải dừng thi công.
Nguyên nhân khách quan khác là giá cả nguyên vật liệu tăng cao; lưu thông khó khăn; vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng do cơ chế chính sách, đơn giá thay đổi thường xuyên; đến cuối tháng 9, đầu tháng 10/2021 các bộ, cơ quan Trung ương mới được phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công cho các dự án khởi công mới.
Cùng với đó, chất lượng chuẩn bị nhiều dự án còn yếu kém. Phân bổ vốn còn dàn trải, thiếu tập trung, lập kế hoạch vốn chưa sát thực tế. Công tác thẩm định, tư vấn còn chậm. Năng lực yếu kém của một số ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thầu.
Tại cuộc họp của của Tổ công tác số 2 về giải ngân vốn đầu tư công ngày 6/12, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Tổ trưởng Tổ Công tác cho rằng, việc giải ngân chậm có nguyên nhân khách quan, nhưng cơ bản là khâu tổ chức thực hiện, sự quyết liệt của các ngành, các cấp, đặc biệt là các chủ đầu tư chưa sát sao, cấp trên chưa kiểm tra, kiểm soát để thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc…
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Tổ trưởng Tổ công tác số 2 nhấn mạnh, trong bối cảnh KT-XH của đất nước gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19, chúng ta phải chắt chiu, giải ngân, sử dụng hiệu quả từng đồng vốn đầu tư công để góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo.
Qua các cuộc họp, lãnh đạo một số bộ, cơ quan kiến nghị cần rà soát lại các quy trình, thủ tục để có thể nhanh chóng triển khai các dự án mới; kiến nghị cho phép kéo dài kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 sang năm 2022; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng; sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật bất cập liên quan đến thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án…
Từ những nguyên nhân là "điểm nghẽn" trong giải ngân vống đầu tư công, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh (Tổ Trưởng Tổ Công tác số 1) yêu cầu phải nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu; phân cấp, phân quyền phù hợp với năng lực, gắn với kiểm tra, giám sát chặt chẽ; khẩn trương rà soát nâng cao năng lực của các ban quản lý dự án.
Phó Thủ tướng Thường trực cũng lưu ý các địa phương phải chuẩn bị kỹ các dự án đầu tư công, tránh tình trạng phải điều chỉnh dự án gây lãng phí thời gian, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.
Đối với nguồn vốn ODA, Chính phủ quan tâm dành nguồn vốn ODA cho các tỉnh có điều kiện khó khăn, vì vậy các địa phương phải nỗ lực tận dụng hiệu quả nguồn vốn này. Chính phủ sắp ban hành Nghị định thay thế Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để tạo thuận lợi hơn nữa cho việc giải ngân nguồn vốn này.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (Tổ Trưởng Tổ Công tác số 4) trong cuộc làm việc với 16 bộ, cơ quan Trung ương về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 (sáng 8/12) yêu cầu năng lực Ban quản lý các dự án, các đơn vị chủ quản đầu tư cần được củng cố, kiện toàn theo hướng chuyên nghiệp.
Đưa giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (Tổ Trưởng Tổ Công tác số 4) đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện báo cáo trong đó phân định rõ phần vốn đầu tư công của các dự án chuyển tiếp từ năm 2020 sang năm 2021; các dự án mới được phân bổ vốn và cam kết hoàn thành giải ngân của các bộ, cơ quan Trung ương theo các mốc thời gian cụ thể; làm rõ nguyên nhân các dự án ODA chậm giải ngân...
Cũng liên quan đến giải pháp để giải ngân có hiệu quả vốn đầu tư công, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần phải thực hiện quyết liệt hơn, nghiêm túc hơn các nghị quyết của Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
Cùng với đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, trách nhiệm người đứng đầu phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng để đấu thầu phải làm nhanh hơn. Tổ Công tác đặc biệt của Thủ tướng cũng phải phát huy tinh thần để hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kịp thời.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết, Bộ cũng đang rà soát lại vướng mắc trong sửa các Luật sắp tới, tiếp tục hoàn thiện thể chế liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công. Tuy nhiên, các địa phương và các Bộ, ngành phải nghiêm túc thực hiện theo đúng quy định thì mới giải quyết tận gốc của vấn đề.
Tại Nghị quyết 141/NQ-CP ngày 14/11/2021 về phiên họp Chính phủ chuyên đề tháng 11 năm 2021, Chính phủ cơ bản thống nhất với nội dung trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) về Đề án thí điểm tách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng (GPMB) thành dự án độc lập. Theo đó, việc tách GPMB ra khỏi dự án đầu tư được kỳ vọng là giải pháp quan trọng tháo gỡ điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ toàn bộ dự án. Theo con số mà Bộ KH&ĐT đưa ra năm 2020, khoảng 1.900 dự án đầu tư chậm tiến độ, trong đó gần 1.100 dự án gặp vướng mắc do GPMB. Năm 2021, vấn đề GPMB tiếp tục là nguyên nhân gây "tắc" vốn đầu tư công. |
Quốc Trần
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số.
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Ngày 5/4 đã chứng kiến làn sóng biểu tình mạnh mẽ chống lại Tổng thống Donald Trump và tỷ phú Elon Musk lan rộng từ Mỹ sang châu Âu.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Nhiệt độ trong xe hơi có thể vượt ngưỡng 60°C giữa mùa hè, nhưng chỉ với vài mẹo đơn giản, bạn hoàn toàn có thể xóa tan sức nóng.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Thứ trưởng thường trực Bộ VHTT&DL Lê Hải Bình cho biết, sắp tới sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo; trong đó, dự định tăng chế tài liên quan đến mức xử phạt hoặc cấm không cho quảng cáo, thậm chí có biện pháp hạn chế hoạt động nghệ thuật và hạn chế xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội đối với người nổi tiếng và các nghệ sĩ tham gia quảng cáo sai sự thật.
(CLO) Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà cho biết, khi thực hiện mô hình chính quyền hai cấp, các thủ tục hành chính trước đây được thực hiện ở cấp huyện sẽ do cấp xã trực tiếp thực hiện.
(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng khác; dệt may, da giày…; phần sản phẩm xuất khẩu vào Hoa Kỳ thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo đối mặt nguy cơ giảm kim ngạch xuất khẩu.
(CLO) Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số.
(CLO) Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội đang được lấy ý kiến, cho phép tận dụng công trình tài sản công như trụ sở cơ quan đã di dời, cơ sở sản xuất bỏ hoang hay hạ tầng chưa sử dụng để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa.
(CLO) Về ứng phó với các chính sách của các nước, nhất là thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ tinh thần chung là không hoảng hốt, hoang mang, lo sợ mà giữ vững bản lĩnh, trí tuệ, bình tĩnh xử lý chủ động, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nắm chắc tình hình, đề ra kế hoạch, giải pháp cả trước mắt và lâu dài, cả trực tiếp và gián tiếp, cả thuế quan và phi thuế quan, thương mại và phi thương mại, có cả biện pháp tổng thể, chiến lược và cả giải pháp cụ thể, có trọng điểm và diện rộng.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…
(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.
(CLO) Tối 5/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) với chủ đề “Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.