(CLO) Cuối năm 2020, Kiểm toán Nhà nước đã công bố báo cáo kiểm toán tài chính, trong đó có hàng loạt sai phạm liên quan đến đầu tư, quản lý và sử dụng đất, quản lý nợ, sai phạm về tài chính của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp).
Nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
Qua kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện Hancorp đang nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng chục năm ở nhiều dự án của doanh nghiệp này.
Cụ thể, dự án khu biệt thự thuộc khu Đoàn Ngoại giao dù được giao đất thực hiện dự án từ năm 2008, nhưng đến nay Hancorp vẫn chưa nộp tiền thuê đất các lô CC2, CC3, CC4, CC5, CC5A, từ lô QT1 đến QT6, lô P1, P2.
Hancorp liên tục vướng “lùm xùm” nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm
Tại dự án khu đô thị mới Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh), công ty “con” của Hancorp là Công ty Tây Hồ cũng chưa thực hiện nghĩa vụ tiền sử dụng đất đối với 9,9ha đất nhiều năm qua. Bên cạnh đó, Hancorp dù hợp tác kinh doanh trên lô đất 5.000m2 (quận Hà Đông) từ năm 2001 nhưng vẫn chưa nộp tiền sử dụng đất.
Còn tại dự án Tổ hợp nhà ở đa năng Làng quốc tế Thăng Long, Hancorp dù đã hoàn thành dự án cả chục năm nhưng trên thực tế vẫn chưa bàn giao khu thể dục, thể thao với diện tích 6.102,3m2 và khu nhà trẻ diện tích 408,2m2 cho UBND TP. Hà Nội quản lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ rõ, tại dự án nhà ở kinh doanh kết hợp dịch vụ thương mại tại lô đất 2.6 Lê Văn Lương (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội), Công ty CP Xây dựng số 1 đã tự ý thực hiện chuyển đổi 2 tầng kỹ thuật thành tầng kinh doanh thương mại sai quy hoạch nên phải nộp bổ sung 10,8 triệu đồng tiền sử dụng đất.
Không những vậy, dự án Khu đô thị mới Cao Xanh - Hòa Khánh B (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) do Công ty CP Xây dựng số 1 làm chủ đầu tư cũng có dấu hiệu chậm tiến độ tới hơn 10 năm so với phê duyệt của UBND tỉnh Quảng Ninh. Ngày 5/3/2021, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh trong quá trình kiểm tra tiến độ một số dự án trên địa bàn TP. Hạ Long đã chỉ đạo thành phố phải rà soát lại quỹ đất đã cấp cho các dự án trong khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh B và khu đô thị Hà Khánh C, nếu không tiếp tục thực hiện triển khai theo cam kết, thì phải có biện pháp cương quyết thu hồi theo pháp luật.
Dự án tại ngõ 84 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội, có quyết định thu dồi đất từ tháng 10/2012 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện
Ngoài ra, các lô đất khác do Hancorp cùng các công ty “con” của mình quản lý, sử dụng cũng đã để xảy ra một loạt vấn đề bất cập. Điển hình trong số đó phải kể đến diện tích đất xây dựng nhà máy gạch bê tông khí chưng áp không được Công ty TB&VLXD Hancorp quản lý sử dụng hiệu quả do chậm chấm dứt đầu tư mà chưa có phương án xử lý dứt điểm.
Doanh nghiệp Nhà nước… lợi nhuận giật lùi
Hancorp tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng được thành lập vào năm 1982. Tổng công ty chính thức được chuyển đổi sang mô hình cổ phần từ tháng 8/2014, song về bản chất vẫn gần như là một doanh nghiệp nhà nước, với tỷ lệ sở hữu của Bộ Xây dựng lên tới 98,83%.
Gần 7 năm sau cổ phần hóa, Hancorp đã có những chuyển biến nhất định. Cụ thể, Tổng công ty vào cuối năm 2015 có 7 công ty con, 24 công ty liên kết và đầu tư vào 14 công ty khác, thì tới cuối tháng 9/2021, số lượng công ty liên kết giảm về còn 16, số lượng công ty con vẫn là 7, và đầu tư vào 18 công ty khác.
Tuy nhiên, về hiệu quả kinh doanh vẫn là bài toán khó đối với doanh nghiệp này trong nhiều năm qua.
Được biết, Hancorp có số vốn điều lệ hơn 1.410 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận thu về trong cả năm 2020 của doanh nghiệp này chỉ dừng ở những con số hàng chục nhỏ lẻ. Kết thúc năm 2020, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Hancorp đạt 37 tỷ đồng, giảm 72% so với năm 2019 (tương ứng giảm 94 tỷ đồng).
Dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu Đoàn Ngoại Giao, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, đã có thông báo dừng thanh tra từ năm 2019
Theo giải trình của ban lãnh đạo Hancorp, nguyên nhân của sự chênh lệch lớn giữa 2 niên độ là do dịch bệnh Covid-19, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội dẫn đến một số công trình xây lắp, dự án đầu tư của Hancorp không đảm bảo tiến độ theo kế hoạch. Doanh thu và lợi nhuận ghi nhận trong năm 2020 vì thế đều suy giảm.
Thực tế, năm 2020 không phải là năm đầu tiên Hancorp kinh doanh sa sút. Kết quả kinh doanh của Hancorp đã có dấu hiệu “đi giật lùi” từ cả chục năm nay. Cách đây hơn 10 năm, lợi nhuận trước thuế của Hancorp ghi nhận con số 686 tỷ đồng. Từ 2010, lợi nhuận mà Hancorp thu về giảm theo số lần, xuống còn 382 tỷ đồng trong năm 2011, tiếp tục giảm một mạch về hai con số là 93 tỷ đồng trong năm 2019 và sang năm 2020, lợi nhuận thu về chỉ bằng 1/3 năm 2019 và chưa bằng số lẻ của những năm 2010 - 2017.
Năm 2021, tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp này vẫn chưa thể khởi sắc. Theo số liệu từ báo cáo tài chính quý 3/2021 của Hancorp, doanh thu tổng công ty mẹ Hancorp trong 9 tháng đầu năm đạt 766,4 tỷ đồng, giảm 10,1% và 36,9 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 108,4% so với cùng kỳ 2020 nhờ tiết giảm chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Dù kết quả kinh doanh tăng trưởng là vậy, Hancorp mới chỉ hoàn thành 46,45% kế hoạch doanh thu và 41,6% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2021.
Như vậy, những “kẽ hở” trong đầu tư, tình trạng chậm nộp thuế, vi phạm về Luật Đất đai tại các dự án của Hancorp cùng các Công ty “con” trực thuộc và đơn vị liên kết không chỉ tồn tại trong năm 2019 theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước (được báo cáo vào cuối năm 2020), mà vẫn còn duy trì tiếp trong năm 2020, 2021.
Cùng với đó, hoạt động kinh doanh sa sút khiến lợi nhuận của doanh nghiệp này tiếp tục lao dốc. Chưa kể, các khoản phải nộp phạt, nộp trả tiền thuê đất, tiền sử dụng đất trong nhiều năm theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đến nay vẫn còn nhiều khoản chưa được xử lý, cho thấy những trở ngại không hề nhỏ đối với doanh nghiệp này.
(CLO) Bước sang năm 2025 thị trường bất động sản có sự phục hồi rõ nét trên hầu khắp cả nước, đặc biệt là các thị trường tỉnh ven Hà Nội và TP HCM. Bên cạnh các dự án cũ tung hàng cho những giai đoạn mở bán tiếp theo thì nhiều dự án mới cũng bắt đầu khởi công và ra hàng trong quý II năm nay.
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(CLO) Ngày 3/4, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani tổ chức buổi chia sẻ thông tin nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (3/2/1950 – 3/2/2025). Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani Hồ Quang Lợi cùng Đại sứ Rumani tại Việt Nam Cristina Romila, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và nhiều đại biểu tham dự sự kiện.
(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng thuế quan qua lại rất đơn giản: "Họ làm điều đó với chúng ta, và chúng ta làm điều đó với họ". Nhưng khi danh sách thuế quan của các quốc gia được công bố, mọi thứ không đơn giản như vậy.
(NB&CL) Những ngày cuối cùng của tháng 4 cách đây tròn nửa thế kỷ, với khí thế “vẽ bản đồ không kịp bước quân đi!”, “vừa đi vừa đánh, tiến mà đánh, đánh mà tiến”, các quân đoàn chủ lực của ta từ 5 hướng đã đồng loạt tiến công, quyết hạ 5 mục tiêu chủ yếu là những cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
(CLO) Ngày 3/4, đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Hàng Xanh thuộc phòng CSGT, Công an TP HCM đang xác minh, tìm tài xế chạy xe tải lạng lách trên phố như phim hành động.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.