Rút quân khỏi Afghanistan đặt dấu hỏi cho chính sách ‘xoay trục’ của Mỹ

Thứ sáu, 20/08/2021 11:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Quyết định rút quân khỏi Afghanistan xuất phát từ lý do muốn chấm dứt “những cuộc chiến bất tận”, nhưng điều này có thể ảnh hưởng tới chính sách “xoay trục’ châu Á của Mỹ.

Biden
Bài liên quan

Cố vấn hàng đầu về châu Á của Nhà Trắng Kurt Campbell đưa ra tuyên bố vào tháng trước rằng một sự thay đổi lịch sử trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đang diễn ra, một sự thay đổi sẽ chuyển trọng tâm của Hoa Kỳ khỏi Trung Đông sang châu Á, nơi sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc phủ bóng lên các đồng minh của Washington.

"Rất có thể sẽ rất đau đớn (ám chỉ việc rút quân của Mỹ). Chúng ta thấy có một số thách thức thực sự ở những nơi như Afghanistan", ông Campbell phát biểu tại hội thảo trực tuyến của Hiệp hội Châu Á và đánh giá thẳng thừng về những gì đã qua khi Taliban nhanh chóng tiếp quản Afghanistan và đang tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo thực sự.

Các quan chức lập luận rằng việc rút khỏi Afghanistan sẽ giải phóng thời gian và sự chú ý của các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự cấp cao của Mỹ, cũng như một số tài sản quân sự, để tập trung vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cho chính sách “xoay trục” châu Á đã bắt đầu từ khoảng hơn 10 năm trước.

Nhưng các chuyên gia và cựu quan chức cho rằng việc Tổng thống Joe Biden rút quân khỏi Afghanistan dường như đang làm suy yếu mục tiêu giải phóng Hoa Kỳ để tập trung vào Trung Quốc, điều mà các tổng thống kế nhiệm đã tìm kiếm, khi họ có nguy cơ kéo trở lại Trung Đông.

Trái ngược với kế hoạch rút quân nhanh chóng, ông Biden đã buộc phải gửi hàng nghìn quân để bảo vệ việc sơ tán nhân viên Hoa Kỳ và những người Afghanistan có khả năng phải chịu sự trừng phạt của Taliban, trong khi sự hỗn loạn hậu rút quân đang gây ra một cơn bão chính trị tại quê nhà.

Tổng thống Biden cho biết thời hạn rút quân ban đầu vào ngày 31 tháng 8, nhưng bây giờ có thể được gia hạn để hoàn thành công việc bởi những báo cáo cho biết vẫn còn tới 15.000 người Mỹ vẫn còn ở Afghanistan.

Chưa kể, Hoa Kỳ đã buộc phải di chuyển tàu sân bay duy nhất của mình ở châu Á - Thái Bình Dương, Ronald Reagan, đến Trung Đông vào tháng 6 để giúp rút quân. Khi tình hình ở thủ đô Kabul trở nên tồi tệ, các máy bay phản lực từ tàu sân bay đã liên tục tuần tiễu qua thành phố này để tăng cường an ninh.

Trong khi việc tái triển khai có thể chỉ là ngắn hạn, nhu cầu chuyển hướng tàu sân bay khỏi châu Á - Thái Bình Dương đã đặt ra câu hỏi về khả năng của Mỹ trong việc phát triển sức mạnh ở của mình.

Các hoạt động của Mỹ ở Afghanistan gây ra những phản ứng từ các quan chức cấp cao và chính trị gia, những người liên tục để ý đến Bắc Kinh và đặt vấn đề về chiến lược của chính quyền Biden hậu rút quân.  

"Với tư cách là Trợ lý Bộ trưởng phụ trách khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Ely Ratner có Afghanistan trong danh mục quan tâm của mình. Bạn nghĩ trọng tâm chính của ông ấy là ở đâu trong ba tháng tới hoặc lâu hơn?", Eric Sayers, một chuyên gia về chính sách quốc phòng tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ đặt câu hỏi đối với hoàn cảnh hiện tại của quân đội Mỹ.

Một số nhà quan sát khác cảnh báo rằng các nhóm khủng bố có thể sẽ tự tái lập ở Afghanistan dưới thời Taliban, làm dấy lên viễn cảnh rằng Hoa Kỳ sẽ cần phải quay trở lại theo một cách nào đó, giống như trở lại Iraq để chống lại sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo IS.

David Sedney, người từng là Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan, Pakistan và Trung Á, bác bỏ tuyên bố của các quan chức Mỹ rằng các hoạt động chống khủng bố có thể được tiến hành từ bên ngoài nước này.

“Không ai nghiêm túc về chống khủng bố tin vào điều đó”, ông nói. "Hoa Kỳ sẽ phải trả một cái giá khủng khiếp cho điều này vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Một vụ 11/9 khác".

Các binh sĩ Lục quân Hoa Kỳ được phân công cho Sư đoàn Dù 82 tuần tra sân bay Quốc tế Hamid Karzai ở Kabul, Afghanistan ngày 17 tháng 8 năm 2021 - Ảnh: Không quân Mỹ

Các binh sĩ Lục quân Hoa Kỳ được phân công cho Sư đoàn Dù 82 tuần tra sân bay Quốc tế Hamid Karzai ở Kabul, Afghanistan ngày 17 tháng 8 năm 2021 - Ảnh: Không quân Mỹ

Chính sách bảo vệ quốc gia khác của Mỹ có thay đổi?

Đối với Cố vấn Campbell, kiến ​​trúc sư của việc tạm dừng xoay trục sang châu Á của cựu Tổng thống Barack Obama, việc xây dựng các liên minh của Mỹ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương có nghĩa là làm tốt công việc còn dang dở và Afghanistan là một sự phân tâm lâu dài. Tuy nhiên, cuộc di tản hỗn loạn khỏi Kabul đang đặt ra những câu hỏi cho chính những đồng minh của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mà chuyến đi của Phó Tổng thống Kamala Harris tới châu Á vào tuần tới vốn để nhấn mạnh vào cam kết một chính sách “tự do và cởi mở”.

Chuyến đi đó, bao gồm cả chặng dừng chân ở Singapore, sẽ khiến bà trở thành người mới nhất trong số các quan chức cấp cao của Mỹ tới châu Á như một phần trong nỗ lực của Tổng thống Biden nhằm tăng cường sự hiện diện trong khu vực, nơi mà Trung Quốc đang tăng sự ảnh hưởng với yêu sách về lãnh thổ trên Biển Đông.

Một quan chức cấp cao của Mỹ bình luận rằng: "Các đối thủ cạnh tranh chiến lược của chúng tôi trên toàn thế giới sẽ không muốn gì hơn là nhìn thấy chúng tôi ở Afghanistan trong 5, 10, 20 năm nữa cống hiến nhiều nguồn lực hơn nữa cho Afghanistan trong khi nước này vẫn đang xảy ra nội chiến".

Nhưng sự rút lui vội vàng sau một dự án 20 năm thất bại ở Afghanistan dường như đang làm lung lay tư tưởng của một số đồng minh mà Washington hy vọng sẽ hỗ trợ với sự thúc đẩy chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của mình.

Tại Đài Loan - hòn đảo mà Trung Quốc coi là một phần không thể chia cắt - Tổng thống Tsai Ing-wen hôm thứ Tư (18/8) bình luận về tình trạng hỗn loạn ở Afghanistan khi nói rằng, hòn đảo này không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường khả năng phòng thủ của chính mình. Bà nói: “Không phải là một lựa chọn để chúng tôi không tự mình làm gì và chỉ dựa vào sự bảo vệ của người khác”.

Trong khi đó, ở Nhật Bản cũng đang dấy lên cuộc tranh luận rằng, Nhật Bản cũng như Afghanistan có lẽ đã phụ thuộc quá nhiều vào sự hiện diện quân sự của Mỹ.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc theo sát các diễn biến của Afghanistan và cho rằng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với các đồng minh đang thay đổi. Và trong khi các chuyên gia nhanh chóng bác bỏ hầu hết các so sánh địa chính trị giữa Afghanistan và Đài Loan, có mối lo ngại chung rằng động thái mới nhất này đã tác động vào uy tín của Mỹ, làm suy yếu cam kết của Tổng thống Biden rằng sự lãnh đạo của Hoa Kỳ đã trở lại theo khuynh hướng cô lập của chính quyền Trump.

"Như bin Laden đã nói vào khoảng năm 2001, đây là vấn đề chứng minh ai mới là con ngựa mạnh hơn. Hoa Kỳ dường như đang sản xuất những con la và con lừa, thay vì những con ngựa đua", Dean Cheng thuộc Tổ chức bảo thủ Heritage Foundation, nói về Osama bin Laden, kẻ đã dàn dựng vụ tấn công 11/9 khiến Hoa Kỳ đưa quân vào Afghanistan. "Đài Loan và các quốc gia Đông Á khác sẽ suy nghĩ về điều này".

Trong một tuyên bố hôm qua (19/8), một quan chức Mỹ nói rằng chính sách của Mỹ với Đài Loan không thay đổi. Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cũng đã được hỏi về Đài Loan trong tuần này và ông gọi đây là một "câu hỏi khác về cơ bản trong bối cảnh khác" đối với Afghanistan. "Chúng tôi tin rằng cam kết của chúng tôi với Đài Loan... vẫn mạnh mẽ như đã từng có", ông nói mà không nêu rõ cam kết là gì.

Phan Nguyên

Bình Luận

Tin khác

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h
Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

(CLO) Nhiều người cho rằng, trận lụt lịch sử 75 năm mới có một lần tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Oman có nguyên nhân từ việc gieo hạt mây để làm mưa nhân tạo. Vậy thực hư điều đó như thế nào?

Thế giới 24h
Phóng viên chiến trường Nga thiệt mạng ở Ukraine

Phóng viên chiến trường Nga thiệt mạng ở Ukraine

(CLO) Semyon Eremin, phóng viên chiến trường của tờ báo Izvestia (Nga), đã thiệt mạng trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, theo tờ báo này đưa tin trên trang web của mình.

Thế giới 24h
Ukraine nói bắn hạ 'cỗ máy dội bom' chiến lược Tu-22M của Nga

Ukraine nói bắn hạ 'cỗ máy dội bom' chiến lược Tu-22M của Nga

(CLO) Quân đội Ukraine tuyên bố rằng họ đã bắn hạ một máy bay ném bom chiến lược Tu-22M của Nga vào thứ Sáu (19/4), sau khi "cỗ máy dội bom" này tham gia cuộc không kích tầm xa ở vùng Dnipropetrovsk thuộc miền trung Ukraine.

Thế giới 24h