Sự thật về nhà đầu tư nước ngoài đang chạy khỏi chứng khoán Việt Nam

Thứ bảy, 19/06/2021 09:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Quan sát thị trường cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài đang tập trung vào việc mua lượng lớn cổ phần để có thể tham gia sâu hơn vào hoạt động kinh doanh của các công ty được đầu tư thay vì mua nhỏ lẻ “nhặt” trên sàn chứng khoán...

Sự thật về

Sự thật về "câu chuyện" nhà đầu tư nước ngoài đang chạy khỏi chứng khoán Việt Nam.

Theo thống kê của tổ chức tài chính AZFin, tính đến hết ngày 11/6/2021 tại HOSE, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 30.871 tỷ đồng, kỷ lục từ trước đến nay. Nếu tính từ thời điểm COVID-19 bùng phát tại Việt Nam (2/2021), nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng tổng cộng 46.000 tỷ đồng, tương đương với 2 tỷ USD.

Trước diễn biến này nhiều ý kiến cho rằng đang có cuộc tháo chạy ào ạt khỏi chứng khoán Việt Nam đang diễn ra lần 2 giống như năm 2007-2008? Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn thống kê trên sàn giao dịch niêm yết thì quan điểm này hợp lý. Nhưng nếu “soi kỹ” động thái của nhà đầu tư nước ngoài thì đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong lĩnh vực đầu tư vào chứng khoán Việt Nam.

Theo đó, hoạt động của thị trường niêm yết có một phần của thị trường chứng khoán và một phần của thị trường đầu tư vốn cổ phần. Vì thế, để đánh giá nhà đầu tư nước ngoài đang đổ tiền vào hay rút ra cần tính chung cả các thương vụ đầu tư mua cổ phần không thông qua giao dịch trên sàn chứng khoán.

Thống kê một số thương vụ nổi bật trong năm 2021 cho thấy Việt Nam vẫn thu hút dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài rất lớn. Đó là gần đây nhất vào 5/2021 Alibaba mua 5,5% cổ phần của The Crownx của Masan với giá 400 triệu USD, tương đương hơn 9.200 tỷ đồng.

Trước đó, tháng 4/2021, SMBC đã mua lại 49% cổ phần FE Credit của VPB với giá 1,4 tỷ USD, tương đương 32.200 tỷ đồng. Hay thương vụ cũng trong tháng 4/2021, SK Group mua 16,26% cổ phần của VCM với giá 410 triệu USD tương ứng với 9.450 tỷ đồng...

Như vậy, chỉ tính riêng 3 thương vụ lớn trong tháng 4 và 5/2021, các doanh nghiệp Việt Nam đã thu hút vốn của nhà đầu tư nước ngoài góp cổ phần lên đến 2,21 tỷ USD - cao hơn so với việc bán ròng 2 tỷ USD từ tháng 3/2020 trên sàn niêm yết.

Do đó, rất khó để khẳng định dòng tiền nhà đầu tư nước ngoài đang tháo chạy khỏi Việt Nam. Mà thậm chí vẫn đang đổ vào rất mạnh vào các thị trường tiềm năng. Điều này càng cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đang tập trung vào mua lượng lớn cổ phần để có thể tham gia sâu hơn vào hoạt động kinh doanh của các công ty được đầu tư thay vì mua nhỏ lẻ “nhặt” trên sàn chứng khoán.

Nhận định về vấn đề này, HSBC Việt Nam cũng cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ khó "làm ngơ" Việt Nam lâu hơn nữa, xuất phát từ 5 nguyên nhân.

Đầu tiên, Việt Nam mang lại cơ hội cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận (risk-reward) thuận lợi tại một trong những nền kinh tế tăng trưởng bền bỉ nhất.

Thứ hai, thị trường ngày càng có thanh khoản cao hơn.

Thứ ba, tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOLs) - vốn là một vấn đề đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhưng HSBC rằng đó không phải là một yếu tố ngăn cản giao dịch. Trong số 30 công ty lớn trong danh mục VN30 Index, có 24 công ty còn hạn mức tối đa cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia.

Thứ tư, cổ phiếu đã đạt đến mức giới hạn sở hữu nước ngoài có thể được mua bằng cách trả chênh lệch giá. Khi những cổ phiếu này đã tạo được tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhưng giao dịch ở mức định giá rẻ hơn so với các công ty khác ở châu Á, mức chênh lệch giá trở nên không quá lớn. Hơn nữa, các cải cách chính sách đang được tiến hành, mặc dù chậm, nhưng tích cực đối với thị trường.

Thứ năm, định giá hấp dẫn - hợp đồng tương lai VN-Index kỳ hạn 12 tháng đang giao dịch ở mức PE 15,1 lần, ít hơn 5,3% so với trung bình năm, và kỳ hạn 12 tháng ở mức PB 2,5 lần, ít hơn 2,9% so với trung bình năm.

Hay như đại diện của Dragon Capital đánh giá, điều khác biệt lớn nhất sau một thập kỷ tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam vừa qua được đánh giá cao là việc thị trường đã thoát khỏi cái "bóng" của vốn ngoại.

Bên cạnh đó, theo ước tính của chuyên gia Dragon Capital, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 5.000 USD/đầu người. Trong khi “kinh nghiệm” tại Trung Quốc vào những năm 1980-1988 cho thấy, GDP/đầu người vượt 5.000 USD thì lượng nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chứng khoán tăng rất mạnh trong những năm tiếp theo.

"Vì khi vượt mức 5.000 USD/người thì người dân không phải lo cơm áo gạo tiền hàng ngày mà bắt đầu đầu tư vào sản phẩm tài chính, dẫn đến bùng nổ về số lượng tài khoản mở tại Việt Nam. Điều này phần nào lý giải cho hiện tượng không phải người dân Việt Nam ở nhà do COVID-19 quá rảnh rỗi nên mở tài khoản chứng khoán mà sự bùng nổ này do nhiều yếu tố cộng lại", đại diện Dragon Capital nhấn mạnh.

Khánh Linh

Tin khác

Hưng Yên: Thu ngân sách nội địa đạt 41,13% dự toán cả năm

Hưng Yên: Thu ngân sách nội địa đạt 41,13% dự toán cả năm

(CLO) Tính đến hết tháng 4 năm 2024, ngành thuế tỉnh Hưng Yên thu ngân sách nội địa ước đạt trên 11,9 nghìn tỷ đồng, đạt 41,13% dự toán giao cả năm.

Tài chính - Bảo hiểm
Hai sản phẩm công nghệ của Viettel Telecom vào shortlist giải quốc tế Real IT Awards 2024

Hai sản phẩm công nghệ của Viettel Telecom vào shortlist giải quốc tế Real IT Awards 2024

(CLO) Viettel Telecom vừa được trao giải thưởng Real IT Award 2024 tại Vương Quốc Anh cho 2 sản phẩm là CCAI và RAS.

Tài chính - Bảo hiểm
Dự thảo sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp 'ngồi trên đống lửa'

Dự thảo sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp "ngồi trên đống lửa"

(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có góp ý dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tài chính - Bảo hiểm
Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Từ đầu tháng 5 tới nay đã có 6 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm. Trước đó, trong tháng 4, thị trường đón nhận thông tin 16 ngân hàng tăng lãi suất huy động. 

Tài chính - Bảo hiểm
Lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

Lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

(CLO) Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm 2% thuế suất Thuế Giá trị gia tăng (VAT) cho nửa cuối năm 2024 để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đây là lần thứ 4, Bộ Tài chính giảm loại thuế này.

Tài chính - Bảo hiểm