Tại sao FE Credit được định giá với mức P/E  “tận” 21 lần? 

Thứ năm, 29/04/2021 11:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau thời gian dài đàm phán, Ngân hàng TMCP VPBank đã chính thức “chốt” thương vụ bán 49% tại FE Credit cho một tập đoàn tài chính của Nhật…

Sự kiện: FE CREDIT

Tại sao FE Credit được định giá với mức P/E “tận” 21 lần?

Tại sao FE Credit được định giá với mức P/E “tận” 21 lần?

Theo đó, Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (SMBC) vừa mua lại 49% vốn điều lệ tại Công ty Tài chính TNHH MTV Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) với mức định giá 2,8 tỷ USD tương đương P/B = 4.5 và P/E = 21 lần. Như vậy, với định giá này VPBank có vốn hóa gần bằng ACB, cao hơn VIB và lớn hơn 2 lần so với TPB hay OCB. 

FE Credit vốn xuất thân từ khối tín dụng tiêu dùng của VPBank được thành lập năm 2010. Sau đó, khối tiêu dùng này được chuyển sang công ty con (Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng) vào năm 2015. Kể từ đây, FE Credit đã mang lại cho VPBank gần 19.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Còn nếu tính từ khi thành lập, FE Credit đã mang về cho ngân hàng này trên dưới 20.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2016-2019, FE Credit thường đóng góp 45-50% trong tổng lợi nhuận hợp nhất và được coi là "gà đẻ trứng vàng" của VPBank. Chính vì thế mà FE Credit của VPBank được nhiều đối tác nước ngoài săn đón và VPBank cũng từng có kế hoạch bán một phần. Tuy nhiên, đến năm 2017, VPBank bất ngờ tuyên bố huỷ bỏ kế hoạch này vì thời điểm đó FE Credit đóng góp một nửa lợi nhuận cho ngân hàng.

Nhưng cuối cùng - gần 4 năm sau, ngày 28/4/2021, 49% vốn điều lệ của Công ty Tài chính TNHH MTV Việt Nam Thịnh Vượng đã chính thức về tay SMBC.

Nhận định về thương vụ sang tay với giá trị lên tới 2.8 tỷ USD, công ty AZFin Việt Nam cho rằng, do xu hướng tiêu dùng của Việt Nam được dự báo bùng nổ khi thu nhập bình quân đầu người trên 3.000-5.000 USD (tầng lớp trung lưu tăng mạnh) và giới trẻ hiện nay ở Việt Nam đã đang và sẽ có phong cách sống thoải mái hơn, tiêu dùng nhiều hơn thay vì tiết kiệm như thế hệ trước. Đây là lý do giúp FE Credit được kỳ vọng tăng trưởng còn dài trong tương lai.

Cùng với đó, trên thị trường tài chính tiêu dụng ở Việt Nam hiện nay, FE Credit là người “thống trị” ở thị trường màu mỡ này với thị phần khoảng 48% - 50%. Vì thế, SMBC sẵn sàng trả giá cao hơn bình thường để nắm 49% cổ phần để được quyền tham gia quản trị điều hành.

Như vậy, sau thương vụ đình đám này, cái được trước mắt của VPBank là vốn chủ sở hữu sẽ tăng đột biến tới 20.000 tỷ. Từ đó làm cho giá cổ phiếu tăng mạnh và cổ đông sẽ được hưởng lợi. 

Cùng với đó, với nguồn vốn này, nếu VPBank sử dụng với ROE (lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) khoảng 15% thì mỗi năm cũng mang lại thêm cho ngân hàng này gần 4.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế - lớn hơn rất nhiều so với việc giảm 49% lợi nhuận ghi nhận từ FE Credit khoảng 1.500 tỷ (FE lợi nhuận sau thuế 2021 khoảng 2.800-3.500 tỷ đồng). 

Được biết tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 tổ chức ngày chiều nay (29/4), VPBank sẽ trình cổ đông thông qua việc ủy quyền cho Hội đồng Quản trị được thực hiện một số nội dung như thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết khác để thực hiện các ngành nghề kinh doanh được phép theo quy định pháp luật. Thông qua phương án bán vốn đầu tư của VPBank tại các công ty con. Thông qua chủ trương chuyển đổi hình thức pháp lý, tổ chức sắp xếp lại mô hình, chức năng hoạt động của các công ty con của VPBank… 

Khánh Linh

Tin khác

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

(CLO) Ngày 16/4, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”.

Tài chính - Bảo hiểm
Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

(CLO) CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) ghi nhận lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Công ty dự định chia cổ tức 10% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
Haxaco (HAX) lợi nhuận Quý 1 tăng vọt, vẫn chậm kế hoạch năm 2024

Haxaco (HAX) lợi nhuận Quý 1 tăng vọt, vẫn chậm kế hoạch năm 2024

(CLO) Sau một năm kinh doanh khó khăn, lợi nhuận Quý 1/2024 của Ô tô Hàng Xanh - Haxaco (HAX) đã có sự tăng trưởng trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm
NHNN kiến nghị Bộ Tài chính phối hợp thông quan nhập khẩu vàng

NHNN kiến nghị Bộ Tài chính phối hợp thông quan nhập khẩu vàng

(CLO) NHNN cũng kiến nghị Bộ Tài chính hỗ trợ trong việc thực hiện thủ tục thông quan lượng vàng nhập khẩu phục vụ công tác đấu thầu.

Tài chính - Bảo hiểm
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 24.200 tỷ đồng trong phiên 15/4

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 24.200 tỷ đồng trong phiên 15/4

(CLO) Đây là lần bơm ròng tiền mạnh nhất trong 1 năm trở lại đây của Ngân hàng Nhà nước vào thanh khoản hệ thống với 24.200 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm