Tài trợ của Mỹ cho WHO đã giảm 25% trong đại dịch Covid-19
(CLO) Các khoản đóng góp tài chính của Mỹ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã giảm 25% trong đại dịch Covid-19. Sự sụt giảm này xuất phát từ thời cựu Tổng thống Donald Trump.
Tuy nhiên, ngân sách trong hai năm tiếp theo của WHO dự kiến sẽ tăng trở lại sau các cam kết mới vào tháng 12, với mức đóng góp 280 triệu USD của chính quyền Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, ông Biden cũng đặt ra nghi ngờ về sự hỗ trợ trong tương lai của Washington đối với tổ chức toàn cầu này.

Trụ sở của WHO. Ảnh: Reuters
Bài liên quan
WHO: Đừng cho rằng đại dịch Covid-19 'sắp kết thúc'
WHO: Covid-19 sắp 'kết thúc cuộc chơi' ở châu Âu
WHO khuyến nghị giảm liều lượng vắc xin Pfizer cho trẻ dưới 12 tuổi
WHO cho biết lệnh cấm du lịch không hiệu quả, châu Âu dần dỡ bỏ các hạn chế
Dữ liệu tạm thời cho thấy Washington đã chi ra 672 triệu USD cho WHO trong 2 năm gần đây, giảm so với mức 893 triệu USD trong giai đoạn 2018-19. Do đó, Mỹ không còn là nhà tài trợ hàng đầu của WHO và Đức đang là người thay thế.
Quỹ Bill và Melinda Gates là nhà tài trợ lớn thứ ba cho WHO, với 584 triệu USD trong giai đoạn 2020-21, phần lớn được chi cho một chương trình toàn cầu nhằm xóa bỏ bệnh bại liệt.
Các khoản đóng góp cho các quỹ của chính phủ Mỹ đã giảm dưới thời Tổng thống Trump. Nguồn vốn này tăng gấp đôi vào năm 2021 khi ông Biden tiếp quản, nhưng mức tăng này vẫn không đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt dưới thời ông Trump.
Ông Trump đã cắt giảm tài trợ và rút Mỹ khỏi WHO, cáo buộc tổ chức này quá gần với Trung Quốc và quản lý sai trong giai đoạn đầu của đại dịch, những cáo buộc mà WHO đã bác bỏ.
Chính quyền ông Biden đã đưa Washington trở lại WHO và hứa sẽ khôi phục kinh phí, nhưng cũng bày tỏ nghi ngờ về khả năng của WHO trong việc giải quyết những thách thức mới, bao gồm cả từ Trung Quốc.