Tận dụng kinh tế chia sẻ, cho vay ngang hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam

Thứ ba, 08/12/2020 14:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia kinh tế, do hiện nay ở Trung Quốc đang bị siết chặt quản lý mô hình cho vay nên nhiều công ty cho vay ngang hàng của Trung Quốc thi nhau tràn sang Việt Nam, vì đây là thị trường “lãi khủng”…

Bài liên quan

Cho vay ngang hàng của Trung Quốc thu lãi 1000%/năm 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố dự thảo "Báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế" để lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ. Trong đó, Báo cáo có nhiều đánh giá chi tiết, cụ thể về sự hình thành và phát triển của các loại hình kinh tế chia sẻ (KTCS) ở nước ta trong giai đoạn vừa qua, đồng thời đưa ra các đề xuất, kiến nghị để thúc đẩy phát triển loại hình kinh tế này trong thời gian tới.  

Cho vay ngang hàng giải ngân qua các ứng dụng trên điện thoại.

Cho vay ngang hàng giải ngân qua các ứng dụng trên điện thoại.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong bối cảnh dịch bệnh tác động tiêu cực hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình truyền thống bị gián đoạn bởi giãn cách xã hội thì kinh tế chia sẻ (KTCS) nổi lên như một phương thức kinh doanh thích hợp. 

Trong đó, ở lĩnh vực tài chính-ngân hàng, loại hình Fintech (công ty tài chính) đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các công ty, doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam như FPT, Viettel, VNPT… qua các hoạt động trực tiếp và gián tiếp như đầu tư hình thành các công ty Fintech, thành lập các quỹ đầu tư, vườn ươm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech…

Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm đến thị trường cho vay tiêu dùng của Việt Nam, trong số khoảng 100 công ty P2P lending (cho vay ngang hàng) đã đi vào hoạt động chính thức và đang trong giai đoạn thử nghiệm ở Việt Nam, phần lớn là các công ty của nhà đầu tư nước ngoài (Tima, Trust Circle, Lendomo, Wecash, Interloan…). Trong đó, có một số công ty P2P lending (cho vay ngang hàng) có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga, Singapore, Indonesia…

Tuy nhiên theo khảo sát, số lượng công ty cho vay ngang hàng nhiều nhất vẫn thuộc về Trung Quốc.

Chia sẻ về thực trạng này, ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch Nexttech cho biết, hiện nay có khoảng 60 – 70 doanh nghiệp của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam lập doanh nghiệp và thuê người Việt đứng tên để cho vay tiền Online. Đặc điểm chung rất đáng lo ngại là các doanh nghiệp này không hề có hoạt động kêu gọi người cho vay mà chỉ quảng bá kêu gọi người vay. Như vậy, đây không phải là mô hình cho vay ngang hàng thực sự mà có thể họ huy động nguồn vốn tự có từ Trung Quốc để cho vay lấy lãi. Vì lãi suất của các công ty này thường rất cao đối với người dân Việt Nam.

"Chúng tôi có nhiều bằng chứng các công ty tín dụng đen nhưng lại dùng chiêu trò như lấy mẫu quảng cáo cho vay tiền Online lại gán Logo của các ngân hàng Việt Nam như Vietinbank, Techcombank… cho vay tiền. Nếu cơ quan quản lý nhà nước không xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm", ông Bình nhấn mạnh. 

Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cũng tiết lộ: “Đa phần cổ đông cốt cán của công ty cho vay trực tuyến hiện nay đều xuất phát từ tín dụng đen. Thậm chí, nhiều công ty cho vay ngang hàng ở Việt Nam chỉ do người Việt đứng tên, còn ông chủ thực sự là người Trung Quốc. Họ thuê người Việt đứng tên thành lập công ty, thuê xã hội đen đòi nợ, đứng giữa ăn lãi khủng, nhưng không lộ mặt”.

Lý giải cho làn sóng các công ty cho vay nganh hàng của Trung Quốc tràn vào Việt Nam, một chuyên gia kinh tế cho biết, do hiện nay ở Trung Quốc đang bị siết chặt quản lý mô hình cho vay này nên nhiều công ty cho vay ngang hàng của Trung Quốc thi nhau tràn sang Việt Nam vì đây là thị trường “lãi khủng”.

“Nếu người dùng không có lựa chọn cẩn thận thì rất dễ trúng cạm bẫy của tín dụng đen đội lốt ứng dụng cho vay trực tuyến. Điều này không chỉ gây ra nhiều hệ luỵ phiền toái tiêu cực cho khách hàng, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của những doanh nghiệp Fintech chân chính, cũng như nguy cơ về lâu dài sẽ  ảnh hưởng xấu tới thị trường chung" vị chuyên gia kinh tế nhận định.

Minh chứng là trong thời gian quan Phòng cảnh sát hình sự Công an TP HCM đã triệt phá một đường dây cho vay nặng lãi qua các ứng dụng cho vay tiền nhanh do người Trung Quốc cầm đầu. Theo đó, một nhóm người Trung Quốc núp bóng sau một số doanh nghiệp cho vay tiền thông qua các ứng dụng trên điện thoại như "Vaytocdo", "Moreloan" và "VD online". Chỉ từ tháng 4/2019 đến nay, nhóm đã cho 60.000 người vay khoảng 100 tỷ đồng, lãi suất đến hơn 1.000%/năm. 

Cho vay ngang hàng của Trung Quốc đang “biến tướng”

Trước thực trạng này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng nếu không khẩn trương ban hành và triển khai chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thì có thể dẫn đến hiện tượng bị nước ngoài chi phối hoàn toàn thị phần KTCS trong nước. Ngoài ra, các đối tác khác của mô hình KTCS khi không cập nhật được thông tin, công nghệ sẽ trở thành đối tượng yếu thế, mất việc làm... vì không theo kịp hoặc bị hình thức kinh doanh mới thống lĩnh, chiếm thị phần.  

Nhận định về vấn đề này TS Cấn Văn Lực cho rằng, tại Việt Nam đã xuất hiện một số công ty cho vay ngang hàng cho vay trực tuyến với lãi suất rất cao. Hiện tượng biến tướng, lừa đảo, trà trộn lẫn tín dụng đen này... diễn biến rất phức tạp.

Theo ông Lực, các công ty này thường đăng ký là công ty tư vấn đầu tư, quan hệ cho vay vẫn được hiểu là quan hệ dân sự nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, hệ lụy về cả khía cạnh kinh tế, xã hội. Do đó, cần sớm có hành lang pháp lý để chi phối, quản lý; quy định rõ cho vay ngang hàng có thể giới hạn phạm vi, đối tượng chỉ gồm nhà đầu tư và bên vay là cá nhân, hạn mức khoản vay tối đa. Bên cạnh đó, cần có cơ chế cấp phép đối với công ty cho vay ngang hàng trên cơ sở xác định tiêu chuẩn về vốn tối thiểu, năng lực về công nghệ. Có biện pháp quản lý và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, trách nhiệm của công ty cho vay ngang hàng với nhà đầu tư trong “tình huống xấu nhất”, ông Lực nhấn mạnh. 

Ngọc An

Tin khác

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm
BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

(CLO) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam. Theo đó, Chương trình đã kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp khoảng 100 câu hỏi, ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

(CLO) Theo nghiên cứu, gần 80% đại diện các ngân hàng xem đổi mới, sáng tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngân hàng trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó chú trọng vào đổi mới sáng tạo về công nghệ, quy trình và con người.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

(CLO) Ngày 16/4, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”.

Tài chính - Bảo hiểm
Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

(CLO) CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) ghi nhận lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Công ty dự định chia cổ tức 10% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm