Tập Cận Bình: 'Vắc-Xin Trung Quốc sẽ thành hàng hóa phổ thông toàn cầu'

Thứ hai, 18/05/2020 21:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay phát biểu trước Hội đồng Y tế thế giới , cơ quan của Tổ chức Y tế thế giới có trụ sở tại Geneva, rằng Trung Quốc sẽ biến vắc-xin điều trị Covid-19 của mình thành hàng hóa phổ thông toàn cầu một khi có sẵn.

Sự kiện: vắc-xin

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sẽ biến Vắc-xin điều trị Covid-19 thành loại hàng hóa phổ thông toàn cầu - Ảnh: Reuters

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sẽ biến Vắc-xin điều trị Covid-19 thành loại hàng hóa phổ thông toàn cầu - Ảnh: Reuters

“Vắc-xin điều trị Covid-19 đang phát triển và phát triển tại Trung Quốc. Khi có sẵn, nó sẽ là hàng hóa phổ thông toàn cầu như một đóng góp của Trung Quốc trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận và khả năng chi trả vắc-xin của những nước đang phát triển”, ông Tập Cận Bình cho biết.

Phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng rằng, các nước sẽ đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu trong nỗ lực tìm kiếm một công cụ bảo vệ, được coi là chìa khóa để đưa các nền kinh tế tăng trưởng trở lại.

Tại phiên họp của Hội đồng Y tế thế giới, Liên minh châu Âu cũng đề xuất một hàng động tương tự, và nhấn mạnh sự cần thiết của các quốc gia để đẩy nhanh các biện pháp kịp thời từ nghiên cứu thuốc men, phương pháp chẩn đoán hay bất kỳ công nghệ nào cần thiết nhằm ngăn chặn đại dịch.

Trong số hàng chục dự án vắc-xin đang được tiến hành trên toàn thế giới, Trung Quốc có năm ứng cử viên đã thử nghiệm trên người. Một số khác cũng sẽ bắt đầu các cuộc kiểm tra như vậy vào tháng tới.

Hiện Trung Quốc đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng đối với việc xử lý đại dịch virus Corona, đặc biệt là từ các thành viên trong chính phủ Tổng thống Trump.

Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro từng nhiều lần xuất hiện trên truyền hình cáo buộc Trung Quốc để hàng trăm ngàn người nhiễm virus đi bằng máy bay đến Milan, New York và trên khắp thế giới để reo rắc bệnh tật.

Tuy nhiên, “Trung Quốc đã hành động minh bạch và trách nhiệm, đồng thời cung cấp thông tin cho WHO và các nước một cách kịp thời nhất”, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định. “Trung Quốc sẽ cung cấp 2 tỷ USD trong hai năm để hỗ trợ cuộc chiến chống lại đại dịch, đặc biệt là ở các nước đang phát triển”.

“Chúng tôi cần theo đuổi sự hợp tác quốc tế về các phương pháp thử nghiệm, điều trị lâm sàng, nghiên cứu, phát triển vắc-xin và thuốc”, ông Tập Cận Bình cho biết. “Chúng tôi cần tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu toàn cầu của các nhà khoa học về nguồn và sự lây truyền của virus”.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters

 

Phối hợp tìm kiếm nguồn lây nhiễm

WHO cho biết trong tháng này, họ đã cân nhắc một nhiệm vụ mới đến Trung Quốc để tìm kiếm nguồn gốc của virus. Các chuyên gia quốc tế gồm một phần của một phái đoàn trước đó đến Trung Quốc vào tháng Hai, ở đỉnh điểm của sự bùng nổ của đại dịch ở Vũ Hán.

Thời gian qua, WHO phải đối mặt với những lời chỉ trích từ chính quyền Trump rằng họ quá bảo vệ Trung Quốc trong việc xử lý khủng hoảng. Dự thảo nghị quyết của EU, được hỗ trợ bởi các quốc gia bao gồm Brazil, Nhật Bản và Canada, đề nghị đánh giá phản ứng của WHO về đại dịch tại thời điểm thích hợp sớm nhất.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, ông hoan nghênh các kêu gọi cho một đánh giá độc lập và toàn diện vô tư.

Cuộc họp của Hội đồng Y tế thế giới diễn ra trong 2 ngày, với sự góp mặt của nhà lãnh đạo và các quan chức y tế của các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới WHO. Nội dung họp tập trung đánh giá về tình hình Covid-19 trên thế giới, cũng như căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc do cáo buộc Bắc Kinh giấu dịch trong giai đoạn đầu.

Đại dịch Covid-19 cho đến lúc này đã làm hơn 317.000 người tử vong và 4,8 triệu người nhiễm bệnh trên khắp thế giới, sau hơn 5 tháng bùng phát. 

Chấn Phong

Tin khác

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

(CLO) Ngày 19/4, cảnh sát Pháp tuyên bố sẽ thử nghiệm khả năng giám sát được hỗ trợ bởi AI tại các sự kiện ở thủ đô Paris để chuẩn bị cho Olympic 2024.

Thế giới 24h
Hạ viện Mỹ sắp bỏ phiếu gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sắp bỏ phiếu gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

(CLO) Ngày 19/4, Hạ viện Mỹ đã thông qua việc bỏ phiếu cho gói viện trợ 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào thứ Bảy, sau khi gói này bị trì hoãn trong nhiều trong nhiều tháng.

Thế giới 24h
Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

(CLO) Mỹ hôm thứ Sáu (19/4) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một quan chức Israel và hai tổ chức quyên tiền cho những người định cư Israel, cáo buộc họ có các hoạt động bạo lực ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Thế giới 24h
WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h