Thái Lan tranh giành thuốc điều trị COVID-19 khi vắc xin thiếu hụt

Thứ tư, 11/08/2021 10:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau chiến dịch tiêm chủng không như ý khiến làn sóng COVID-19 lần thứ ba bùng nổ, Thái Lan đang gấp rút đảm bảo nguồn cung cấp thuốc kháng virus Favipiravir khi số lượng bệnh nhân và số ca tử vong tăng cao.

Chính phủ Thái Lan đã bắt đầu chuyển đổi một nhà kho chứa hàng hóa hàng không thành một bệnh viện dã chiến tại sân bay quốc tế Don Mueang ở Bangkok vào ngày 28 tháng 7 khi số lượng bệnh nhân COVID-19 tăng lên. © Reuters

Chính phủ Thái Lan đã bắt đầu chuyển đổi một nhà kho chứa hàng hóa hàng không thành một bệnh viện dã chiến tại sân bay quốc tế Don Mueang ở Bangkok vào ngày 28 tháng 7 khi số lượng bệnh nhân COVID-19 tăng lên. © Reuters

Bài liên quan

Hội đồng Dược phẩm Thái Lan đã đưa ra một bức thư cảnh báo Bộ Y tế Công cộng về khả năng thiếu hụt thuốc Favipiravir, vì nhu cầu về loại thuốc này được dự báo sẽ tăng cao tới 30 triệu viên mỗi tháng và có thể lên tới hơn 50 triệu viên nếu số lượng số bệnh nhân COVID-19 tiếp tục tăng.

"Mặc dù Tổ chức Dược phẩm Chính phủ (GPO) đã phát triển thành công phiên bản Favipiravir của riêng mình nhưng năng lực sản xuất chỉ là 2 triệu viên thuốc mỗi tháng", Jiraporn Limpananon, chủ tịch hội đồng cho biết trong một tuyên bố khi đề cập đến nỗ lực của GPO sản xuất Favipiravir từ năm ngoái, thời điểm đợt làn sóng COVID lần đầu tấn công.

Favipiravir, bán dưới thương hiệu Avigan, được phê duyệt như một phương pháp điều trị bệnh cúm mới và đang nổi ở Nhật Bản. Nó cũng đang được nghiên cứu như một phương pháp điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus khác, bao gồm SARS và COVID-19.

Thái Lan đã bắt đầu nhập khẩu Favipiravir chủ yếu từ Nhật Bản để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 kể từ khi bắt đầu đại dịch năm ngoái.

Tập đoàn Fujifilm Holdings của Nhật Bản đã khởi động lại thử nghiệm lâm sàng đối với thuốc chống vi-rút Avigan, thuốc vẫn chưa được Bộ Y tế nước này phê duyệt như một phương pháp điều trị COVID-19. © Reuters

Tập đoàn Fujifilm Holdings của Nhật Bản đã khởi động lại thử nghiệm lâm sàng đối với thuốc chống vi-rút Avigan, thuốc vẫn chưa được Bộ Y tế nước này phê duyệt như một phương pháp điều trị COVID-19. © Reuters

Vào giữa năm 2021, GPO đã phát triển thành công phiên bản Favipiravir của riêng mình dưới tên thương hiệu "Favir" (200 mg mỗi viên). Nó đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan cấp phép vào đầu tháng Tám. Trong giai đoạn đầu, Favir được sản xuất trên dây truyên có công suất lên đến 2 triệu viên / tháng, với mục tiêu không ngừng mở rộng sản xuất.

"Bộ Y tế công cộng cần khẩn trương tìm kiếm thuốc bổ sung từ các nguồn khác càng sớm càng tốt, nếu không Thái Lan sẽ đối mặt với tình trạng thiếu Favipiravir nghiêm trọng vào thời điểm mà số lượng bệnh nhân mới được dự báo sẽ tăng mạnh trong tháng 8", bà Jiraporn Limpananon nói.

Favipiravir là loại thuốc chủ chốt trong việc điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 nghiêm trọng ở Thái Lan. Chính phủ đã đảm bảo nguồn cung vì thuốc này chỉ có sẵn theo đơn và không được bán qua quầy.

Giám đốc GPO, Tiến sĩ Vitoon Danwiboon, đã tìm cách trấn an công chúng, nói rằng GPO đã bảo đảm khoảng 43,1 triệu viên thuốc cho tháng 8, khi số lượng bệnh nhân COVID-19 được dự báo sẽ đạt mức cao nhất, thông qua nhập khẩu từ Nhật Bản.

Hôm thứ Ba (10/8), các ca nhiễm COVID-19 được xác nhận hàng ngày vẫn ở mức cao 19.843, trong khi số người chết hàng ngày đạt mức cao kỷ lục mới là 235, gây ra một làn sóng lo ngại ở Thái Lan, đặc biệt là ở Bangkok, trung tâm của ổ dịch. Một số nhà dịch tễ học và virus học dự báo số ca nhiễm mới có thể lên tới 40.000 ca mỗi ngày trong tháng này.

Các nhân viên chăm sóc sức khỏe chuyển một thi thể vào nhà xác bệnh viện ở Pathum Thani, Thái Lan, vào ngày 31 tháng 7. © Reuters

Các nhân viên chăm sóc sức khỏe chuyển một thi thể vào nhà xác bệnh viện ở Pathum Thani, Thái Lan, vào ngày 31 tháng 7. © Reuters

Tiến sĩ Vitoon Danwiboon cho biết công suất của GPO dự kiến ​​sẽ tăng lên, đạt 40 triệu viên mỗi tháng vào tháng 10. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa làm nguôi ngoai nỗi lo sợ của công chúng. 

Favipiravir, vốn được phát triển bởi công ty con Fujifilm Toyama Chemical của Fujifilm Holdings, vẫn chưa được Bộ Y tế Nhật Bản phê duyệt để điều trị COVID-19. Vào tháng 12, Bộ này cho biết họ cần xem thêm dữ liệu để đánh giá hiệu quả của nó. Đáp lại, Fujifilm đã đưa ra một thử nghiệm lâm sàng mới vào tháng Tư.

Toyama Chemical đã phát triển Favipiravir vào cuối những năm 1990. Thuốc đã được phê duyệt vào năm 2014 để điều trị các ca nhiễm cúm mới hoặc tái phát, nhưng nó chưa được chấp thuận để điều trị cúm theo mùa. Một lĩnh vực đáng quan tâm là các dị tật bẩm sinh được thấy trong các thử nghiệm trên động vật đối với loại thuốc này.

Hoàng Long

Bình Luận

Tin khác

Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

(CLO) Hệ thống phòng không lỗi thời khiến Iran dễ bị Israel tấn công nếu Thủ tướng Benjamin Netanyahu quyết định phớt lờ áp lực toàn cầu để trả đũa trực tiếp bằng loạt tên lửa và máy bay không người lái.

Thế giới 24h
Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

(CLO) Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine đã bị bắt hôm 17/4 trong khuôn viên Đại học Columbia (New York, Mỹ), sau khi cảnh sát New York giải tán một khu trại do sinh viên dựng lên để biểu tình chống lại hành động của Israel ở Gaza.

Thế giới 24h
UAE chật vật phục hồi sau lượng mưa lớn hiếm có trong lịch sử

UAE chật vật phục hồi sau lượng mưa lớn hiếm có trong lịch sử

(CLO) Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đang chật vật phục hồi sau khi lượng mưa lớn nhất từng được ghi nhận đổ bộ vào quốc gia sa mạc này.

Thế giới 24h
Truyền thông Iran nói Israel đã tấn công, UAV xuất hiện trên bầu trời Isfahan

Truyền thông Iran nói Israel đã tấn công, UAV xuất hiện trên bầu trời Isfahan

(CLO) Truyền thông Iran đưa tin hôm 19/4 rằng lực lượng nước này đã phá hủy máy bay không người lái (UAV) trên bầu trời thành phố Isfahan, vài ngày sau khi Iran không kích trả đũa vào Israel.

Thế giới 24h
Argentina muốn trở thành đồng minh của NATO

Argentina muốn trở thành đồng minh của NATO

(CLO) Argentina hôm thứ Năm đã chính thức yêu cầu gia nhập NATO với tư cách là đối tác toàn cầu, trong bối cảnh chính quyền cánh hữu của Tổng thống Argentina Javier Milei muốn cường quan hệ với các cường quốc phương Tây và thu hút đầu tư.

Thế giới 24h