Thị trường chứng khoán 3/3: Giằng co và phân hóa “chờ tin” từ HoSE

Thứ tư, 03/03/2021 16:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong phiên giao dịch ngày 3/3, nhóm cổ phiếu ngân hàng đang có sự phân hóa cục bộ. Trong khi các mã: CTG, VPB, MSB, ACB, HDB… cùng nhau tăng giá giúp nâng đỡ thị trường thì VCB, BID, LPB, STB… lại đang giữ vị thế giảm khiến VN-Index chưa thể bay cao...

Bài liên quan
Giằng co và phân hóa “chờ tin” từ HoSE.

Giằng co và phân hóa “chờ tin” từ HoSE.

Sau phiên kiểm chứng mức đỉnh lịch sử chưa thành công, phiên giao dịch hôm nay (3/3) tiếp tục diễn biến giằng co và gặp áp lực chốt lời. Các phân lớp cổ phiếu phân hóa mạnh ngay trong từng nhóm ngành.

Ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nhiều mã chìm trong sắc đỏ khi đang kìm chân thị trường như SAB, GVR, VNM, MSN, HVN, VGC… Cụ thể, SAB giảm 1,4% xuống 182.800 đồng/cổ phiếu, GVR giảm 1% xuống 29.600 đồng/cổ phiếu.

Tại nhóm ngân hàng đang có sự phân hóa cục bộ, trong khi CTG, VPB, MSB, ACB, HDB… cùng nhau tăng giá giúp nâng đỡ thị trường thì VCB, BID, LPB, STB… lại đang giữ vị thế giảm khiến VN-Index chưa thể bay cao.

Còn nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục điều chỉnh do chịu tác động giảm từ giá dầu khi đêm qua giá dầu WTI và Brent đều giảm gần 1%. GAS, PVT “may mắn” giữ giá tham chiếu còn PVB, PVD, PVS đều giảm điểm. Trong đó PVD giảm mạnh nhất với 1,7% xuống 23.550 đồng/cổ phiếu.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tăng điểm, đóng vai trò tác động tích cực lên thị trường phải kể đến BCM, NVL, CTG, VRE, DGC, HPG… BCM tăng 5,4% lên 61.000 đồng/cổ phiếu, VNL tăng 2,6% . VRE là đại diện còn lại trong bộ ba “họ Vin” tăng 2,3% lên 35.500 đồng/cổ phiếu.

Nhóm cổ phiếu ngành thép vẫn gây chú ý khi, nhất là nhóm cổ phiếu nhỏ như TLH, POM tiếp tục tăng kịch trần còn NKG tăng 6%, có thời điểm NKG cũng chạm giá trần.

Tương tự, nhóm cổ phiếu ngành phân bón tiếp tục duy trì đà tăng mạnh như DGC, DCM, DDV, LAS tăng kịch biên độ. Cổ phiếu bất động sản xây dựng, khu công nghiệp, chứng khoán, dệt may… đang tạo hiệu ứng lan tỏa với các mã đầu ngành như DPG, FCN, HDG, NTC, D2D, VGT, TNG…

Tuy nhiên, hệ thống giao dịch của HOSE lại là vấn đề cản trở đến hoạt động giao dịch của nhà đầu tư. Tới thời điểm 14h chiều, hệ thống lại “nghẽn lệnh” khiến đà hồi phục bị ảnh hưởng phần nào, giao dịch trở nên ẩm đạm hơn. Đây là một nhức nhối trong nhiều ngày qua của HOSE mà vẫn chưa thể khắc phục được.

Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index được “an ủi” đôi chút khi tăng 0,34 điểm (0,03%) lên 1.186,95 điểm, HNX-Index tăng 6,16 điểm (2,48%) lên 254,1 điểm, UPCOM-Index tăng 0,64 điểm lên 78,1 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao, tổng khối lượng giao dịch trên cả 3 sàn đạt hơn 759 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, tương ứng hơn 16.300 tỷ đồng giá trị giao dịch.

Động thái của khối ngoại hiện vẫn đang khiến nhà đầu tư chưa thể lạc quan khi họ tiếp tục bán ròng 471 tỷ đồng trên HOSE, tập trung chủ yếu vào CTG, VNM, VIC, VHM, VCB…

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), VN-Index hiện đang giao dịch trong sóng tăng 5 với mục tiêu quanh ngưỡng 1.250 điểm có thể đạt được vào đầu tháng 4/2021 nên khả năng thị trường tăng điểm trong tuần tiếp theo được đánh giá cao hơn.

Theo nguyên tắc sóng Elliot, pha tăng của thị trường gồm có 5 bước sóng được gọi là sóng đẩy; trong đó, sóng 1, 3 và 5 là sóng tăng; sóng 2 và 4 là sóng giảm. Tuy nhiên, những rung lắc có thể diễn ra trong các phiên đầu tuần do chỉ số VN-Index kết tuần qua quanh ngưỡng 1.170 điểm, đây là mức đỉnh của đợt hồi phục kỹ thuật của chỉ số này trước đó.

Nhà đầu tư với tầm nhìn trung hạn có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu với kỳ vọng sóng 5 sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Nhà đầu tư ngắn hạn đã bắt đáy và chốt lời trước Tết, có thể quay trở lại thị trường nếu có nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ mạnh trong khoảng 1.120 - 1.125 điểm hoặc chờ đợi thị trường bứt phá khỏi ngưỡng 1.200 điểm sau một thời gian tích lũy quanh vùng đỉnh, SHS khuyến nghị.

Ngọc An

Tin khác

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

(CLO) Với mục tiêu Liên tục đổi mới - Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển, Công ty Cát Lợi không ngừng thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến, sau 32 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì, phụ liệu thuốc lá, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trong và ngoài nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

(CLO) Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Thị trường - Doanh nghiệp