(CLO) Gần như tất cả các sông băng trên thế giới đang mất dần khối lượng và với tốc độ băng tan ngày càng nhanh, theo một nghiên cứu mới đây cho hay. Việc băng đang tan nhanh hơn góp phần làm tăng hơn 20% mực nước biển, đe dọa các thành phố ven biển đông dân cư.
Nghiên cứu được công bố hôm thứ Tư (28/4) trên tạp chí khoa học Nature cung cấp một trong những cái nhìn tổng quan nhất về khối lượng băng tan từ khoảng 220.000 sông băng trên khắp thế giới, một nguồn chính làm mực nước biển dâng.
Sử dụng hình ảnh có độ phân giải cao từ vệ tinh Terra của NASA từ năm 2000-2019, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện ra rằng các sông băng, ngoại trừ các tảng băng ở Greenland và Nam Cực bị loại khỏi nghiên cứu, đã mất trung bình 267 gigaton (1 giganton tương đương 1 tỷ tấn) băng mỗi năm.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khối lượng băng cũng đang biến mất một cách nhanh hơn. Các sông băng mất 227 gigaton băng mỗi năm từ năm 2000 đến năm 2004, nhưng con số đó đã tăng lên trung bình 298 gigaton mỗi năm sau năm 2015.
Việc băng tan đã tác động đáng kể đến mực nước biển, tăng khoảng 0,74 milimét mỗi năm, tương đương 21% tổng mức nước biển đã tăng trong thời gian này.
Các nhà khoa học cho biết các sông băng có xu hướng phản ứng nhanh hơn với biến đổi khí hậu so với các tảng băng ở Greenland và Nam Cực, và hiện đang đóng góp nhiều hơn vào sự gia tăng mực nước biển so với từng tảng băng riêng lẻ.
Đồng tác giả của nghiên cứu Robert McNabb, một nhà khoa học tại Đại học Ulster, Vương quốc Anh, cho biết các nghiên cứu trước đây xem xét các sông băng riêng lẻ chỉ chiếm khoảng 10% diện tích hành tinh. Nghiên cứu này đã giúp bổ sung lại những thiếu sót trước đây nhằm đưa ra dự đoán một cách chính xác hơn đối với biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo rằng nhiệt độ nóng lên do biến đổi khí hậu đang ăn sâu vào các sông băng và các tảng băng trên khắp thế giới, góp phần làm mực nước biển cao hơn và đe dọa các thành phố ven biển đông dân trên thế giới.
Ông Romain Hugonnet, nhà băng học tại ETH Zurich và Đại học Toulouse ở Pháp, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: “Tỷ lệ mỏng đi của các tảng băng trên toàn cầu đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua và điều đó là rất lớn".
Việc các sông băng đang thu hẹp là một vấn đề đối với hàng triệu người sống dựa vào băng tan theo mùa để lấy nước hàng ngày, và sự tan chảy nhanh chóng có thể gây ra các đợt bùng phát chết người từ các hồ băng như ở Ấn Độ, ông Hugonnet nói thêm.
Giám đốc Dịch vụ Giám sát Sông băng Thế giới Michael Zemp, người không tham gia nghiên cứu, cho biết: “Mười năm trước, chúng tôi đã nói rằng các sông băng là dấu hiệu của biến đổi khí hậu, nhưng giờ đây thực sự chúng đã trở thành một đài tưởng niệm về cuộc khủng hoảng khí hậu”.
Ông McNabb nói: “Những khu vực này đang chứng kiến tốc độ tan chảy nhanh chóng của sông băng, điều này có thể khá đáng ngại".
Ông nói thêm: “Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng lượng băng tan đang làm tăng nguồn nước cung cấp cho những con sông này… nhưng vấn đề là sau một thời gian, lượng nước này ngừng tăng và sẽ giảm khá nhanh sau đó".
Nguyên nhân băng tan
Ông McNabb cho biết, trong khi nghiên cứu không đi sâu vào nguyên nhân của việc băng tan, nhiệt độ tăng cao được các nhà khoa học cho là kết quả trực tiếp từ lượng khí thải do con người thải ra.
Ông nói: “Thật khó để phân biệt thực tế rằng nhiệt độ là nguyên nhân gây ra sự tan chảy với thực tế là con người là nguyên nhân gây ra sự gia tăng nhiệt độ".
Các nhà khoa học cho biết một khi băng tan, có thể mất nhiều thập kỷ hoặc thế kỷ để chúng quay trở lại.
Nghiên cứu nhắc lại rằng thế giới phải hạ nhiệt độ toàn cầu để làm chậm quá trình băng tan, bà Twila Moon, nhà băng học tại Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia, người không tham gia nghiên cứu, cho biết.
Bà Moon nói: “Thành thật mà nói, tôi không hề mong đợi rằng các hành động quan trọng để giảm lượng khí thải và kiểm soát sự gia tăng nhiệt độ của Trái đất sẽ làm phát triển các sông băng của chúng ta. Chúng ta chỉ đang cố gắng giữ càng nhiều băng càng tốt và làm chậm tốc độ hao hụt".
Trong khi các nhà nghiên cứu xác định có các trường hợp tốc độ tan băng thực sự chậm lại từ năm 2000 đến năm 2019, như bờ biển phía đông của Greenland, nhưung họ cho rằng đó là do sự bất thường về thời tiết dẫn đến lượng mưa cao hơn và nhiệt độ thấp hơn.
Ông McNabb cho biết không có dấu hiệu cho thấy tình hình sẽ sớm thay đổi, nhưng vẫn còn thời gian để giảm tốc độ băng tan bằng cách giảm lượng khí thải.
(CLO) Sáng 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban báo chí quý I năm 2025 nhằm đánh giá kết quả hoạt động báo chí thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.
(CLO) Với tiềm năng phát triển dài hạn và là vùng trũng về giá, thị trường BĐS Quy Nhơn đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư từ các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội và cả dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) Số người chết do trận động đất kinh hoàng ở Myanmar đã vượt quá con số 3.000 cùng hàng trăm người vẫn đang mất tích. Trong khi đó, dự báo mưa trái mùa đang trở thành mối đe dọa mới cho nỗ lực cứu hộ.
(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Năm đã kêu gọi các công ty châu Âu đình chỉ kế hoạch đầu tư vào Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế toàn cầu đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của cư dân "Sa mạc Sahara xanh" vừa khôi phục thành công bộ gen hoàn chỉnh đầu tiên từ hài cốt của hai người phụ nữ được chôn cất tại Takarkori.
(CLO) Giới chức Hàn Quốc vừa lập kỷ lục về vụ bắt giữ ma túy lớn nhất nước này khi thu giữ khoảng 2 tấn cocain trên một tàu hàng nước ngoài neo đậu tại cảng Gangneung.
(CLO) Các nhà kinh tế cảnh báo rằng kế hoạch thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể tạo ra "cơn sóng thần" đối với nền kinh tế toàn cầu và dẫn đến những hậu quả khó lường.