Tổng thống Putin ký luật hạn chế phát thải khí nhà kính

Thứ bảy, 03/07/2021 07:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm thứ Sáu (2/7), Tổng thống Vladimir Putin đã ký đạo luật yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đây được coi là bước đi đầu tiên của Nga hướng tới quy định carbon để chống lại biến đổi khí hậu.

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký luật hạn chế phát thải khí nhà kính - Ảnh: Tass

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký luật hạn chế phát thải khí nhà kính - Ảnh: Tass

Bài liên quan

Nga, quốc gia xuất khẩu dầu và khí đốt, đã tham gia hiệp ước biến đổi khí hậu Paris vào năm 2019. Nước này đặt mục tiêu cắt giảm lượng khí thải năm 2030 xuống 70% mức của năm 1990, một mục tiêu mà nước này có thể đạt được dễ dàng vì quá trình phi công nghiệp hóa kể từ khi Liên Xô tan rã vào năm 1991.

Luật mới sẽ đưa ra báo cáo carbon bắt buộc đối với các công ty phát thải khí nhà kính lớn nhất, bắt đầu từ tháng 1 năm 2023. Thông tin sẽ được cơ quan chính phủ thu thập.

Vladimir Burmatov, chủ tịch ủy ban quốc hội về sinh thái và bảo vệ môi trường, đã gọi đạo luật này là bước đầu tiên hướng tới quy định carbon ở Nga.

Trong khi đó, Vladimir Chuprov, phát ngôn viên của Tổ chức Hòa bình Xanh tại Nga, hoan nghênh luật này.

"Nó không quá tham vọng. Nhưng so với những gì đã có, hay đúng hơn là những gì chưa có, thì đây là một tin rất tốt", Chuprov nói.

"Một hệ thống kế toán đang được áp dụng, carbon dioxide đang trở thành một chất phải chịu sự điều chỉnh của chính phủ. Một hệ thống hạch toán và giảm phát thải đang hình thành. Đây là điều kiện tiên quyết cho một hệ thống buôn bán khí thải nhà kính".

Nga đã bị cáo buộc đặt ra mục tiêu phát thải bất ngờ. Ông Putin đã nói rằng việc Moscow không coi trọng vấn đề biến đổi khí hậu là một điều hoang đường, nhưng đã cảnh báo về nguy cơ thúc đẩy trung lập carbon bị biến thành một công cụ "cạnh tranh không lành mạnh".

Cho đến nay, hầu hết các quốc gia hàng đầu thế giới đều đưa ra mục tiêu hạn chế phát thải khí nhà kình nhằm làm chậm quá trình nóng lên của trái đất.

Theo đánh giá thường niên về mức phát thải do Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) thực hiện, lượng khí thải carbon trong năm nay giảm 7% sẽ tác động không đáng kể trong việc kiềm chế sự tăng nhiệt độ Trái Đất nếu thế giới không nhanh chóng chuyển sang các nguồn năng lượng khác "xanh" hơn thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch như hiện nay.

Năm ngoái, UNEP cho rằng từ nay đến năm 2030, mỗi năm thế giới phải giảm 7,6% lượng khí thải để đạt mục tiêu mức tăng nhiệt độ trái đất tham vọng hơn là 1,5 độ C. 

Nguyễn Hoàng

Tags:
Bình Luận

Tin khác

Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

(CLO) Mỹ và 17 quốc gia khác hôm thứ Năm đã đưa ra lời kêu gọi Hamas thả tất cả con tin để chấm dứt cuộc chiến sự ở Gaza, nhưng Hamas tỏ ra hoài nghi.

Thế giới 24h
Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

(CLO) Một Thứ trưởng Quốc phòng Nga vừa bị buộc tội nhận hối lộ trong một vụ bê bối tham nhũng lớn khiến một số doanh nhân giàu có bị bắt.

Thế giới 24h
Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

(CLO) Thủ tướng Haiti Ariel Henry hôm thứ Năm (25/4) đã tuyên bố từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Thế giới 24h
Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

(CLO) Một quan chức Mỹ ngày 25/4 cho biết Mỹ có thể thông báo về việc mua vũ khí mới cho Ukraine trị giá 6 tỷ USD ngay sau ngày thứ Sáu.

Thế giới 24h
Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

(CLO) Israel đã tăng cường không kích vào Rafah sau khi tuyên bố sẽ sơ tán dân thường khỏi thành phố cực nam Gaza để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tổng lực, bất chấp cảnh báo rằng điều này có thể gây thương vong hàng loạt.

Thế giới 24h