Tổng tư lệnh quân đội Myanmar dự hội nghị cấp cao ASEAN tại Indonesia

Thứ bảy, 17/04/2021 21:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết hôm thứ Bảy (17/4), người đứng đầu quân đội Myanmar Min Aung Hlaing sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại Indonesia vào ngày 24/4.

Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, Thượng tướng Min Aung Hlaing, người đã lật đổ chính phủ dân cử trong cuộc đảo chính vào ngày 1 tháng Hai, chủ trì một cuộc duyệt binh nhân Ngày Lực lượng Vũ trang ở Naypyitaw, Myanmar, ngày 27 tháng 3 - Ảnh: Reuters

Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, Thượng tướng Min Aung Hlaing, người đã lật đổ chính phủ dân cử trong cuộc đảo chính vào ngày 1 tháng Hai, chủ trì một cuộc duyệt binh nhân Ngày Lực lượng Vũ trang ở Naypyitaw, Myanmar, ngày 27 tháng 3 - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

“Một số nhà lãnh đạo của 10 nước thành viên ASEAN đã xác nhận tham dự cuộc họp ở thủ đô Jakarta của Indonesia, trong đó có ông Min Aung Hlaing”, người phát ngôn Thái Lan Tanee Sangrat cho biết.

Đây sẽ là lần đầu tiên Thống tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, tham dự một sự kiện chính thức ở nước ngoài kể từ khi quân đội do ông chỉ huy tiến hành lật đổ chính quyền dân sự và bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi vào ngày 1/2.

Phát ngôn viên của quân đội Myanmar đã không có bình luận về thông tin này. Chính phủ bị lật đổ của Myanmar có khả năng sẽ chỉ trích sự tham gia của nhà lãnh đạo quân đội trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN.

Các chính trị gia ủng hộ dân chủ, bao gồm cả các thành viên quốc hội bị lật đổ, đã tuyên bố thành lập Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG) vào thứ Sáu (16/4), bao gồm bà Suu Kyi và các nhà lãnh đạo của các cuộc biểu tình chống đảo chính và các dân tộc thiểu số.

NUG nói rằng họ là cơ quan chính trị hợp pháp, đồng thời đã kêu gọi sự công nhận của cộng đồng quốc tế và kêu gọi ASEAN từ chối sự tham gia của Thống tướng Min Aung Hlaing và thay vào đó mời họ.

Myanmar đã rơi vào hỗn loạn kể từ khi Thống tướng Min Aung Hlaing lật đổ chính phủ dân cử do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo vào ngày 1/2. Theo thống kê của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, 3.141 người bị bắt liên quan đến cuộc đảo chính, trong khi 728 dân thường Myanmar thiệt mạng trong nỗ lực dập tắt các cuộc biểu tình của quân đội.

Trong vụ bạo lực mới nhất, lực lượng an ninh đã bắn chết hai người ở thị trấn khai thác ruby ​​Mogok, một trong số những thị trấn mà đám đông đã xuống đường biểu tình hôm thứ Bảy (17/4), truyền thông địa phương đưa tin.

Trong ngày hôm nay (17/4), chính quyền quân sự đã thả 23.184 tù nhân từ các nhà tù trên khắp đất nước theo lệnh ân xá năm mới, một phát ngôn viên của Bộ Trại giam cho biết. Thứ Bảy (17/4) là ngày đầu tiên của năm mới truyền thống ở Myanmar và là ngày cuối cùng của kỳ nghỉ kéo dài năm ngày, thời điểm người dân Myanmar thường đi lễ chùa, tham gia lễ hội té nước và tiệc tùng trên đường phố.

Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ kêu gọi hủy bỏ các lễ hội năm nay và thay vào đó để mọi người tập trung vào một chiến dịch biểu tình, đòi khôi phục nền dân chủ.

Trong khi quân đội giải phóng hàng nghìn tù nhân, họ cũng đang truy nã 832 người theo lệnh liên quan đến các cuộc biểu tình, AAPP cho biết. Trong số đó có 200 người, gồm một số nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội, diễn viên và ca sĩ đã lên tiếng chống lại cuộc đảo chính, bị truy nã với tội danh kích động bất đồng chính kiến ​​trong lực lượng vũ trang. Họ có thể bị phạt án tù 3 năm.

Theo các nguồn tin, hội nghị đặc biệt của ASEAN được tổ chức tại Jakarta, Indonesia, vào ngày 24/4 để thảo luận về tình hình Myanmar. Hội nghị diễn ra sau khi Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, với tư cách nước Chủ tịch ASEAN, hồi đầu tháng yêu cầu các quan chức trong khối chuẩn bị một cuộc họp ở thủ đô Indonesia sau cuộc đảo chính ở Myanmar.

Cộng động ASEAN thời gian qua đã rất nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa các bên đối địch để giải quyết cuộc khủng hoảng, nhưng quân đội không cho thấy sẵn sàng tham gia hoặc đàm phán với chính phủ bị lật đổ.

Các ngoại trưởng ASEAN tháng trước họp trực tuyến về tình hình Myanmar, kêu gọi quân đội nước này ngừng sử dụng bạo lực và tôn trọng ý chí của người dân. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực và đổ máu vẫn tiếp tục xảy ra ở nước này, khi các cuộc biểu tình chống đảo chính diễn ra gần như hàng ngày.

Chấn Phong

Tin khác

WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

(CLO) Theo một báo cáo công bố hôm thứ Năm (25/4) của chi nhánh Châu Âu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng rộng rãi rượu và thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên là “đáng báo động”.

Thế giới 24h
Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

(CLO) Trong nhiều tháng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chuẩn bị cho ngày Hạ viện Mỹ phê duyệt gói viện trợ mới cho Ukraine trị giá 61 tỷ USD.

Thế giới 24h
NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

(CLO) NASA và Nokia đã hợp tác lắp đặt mạng di động trên Mặt trăng nhằm chuẩn bị cho sự hiện diện lâu dài của con người trên các hành tinh ngoài Trái đất.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

(CLO) Khi Mỹ chuẩn bị chuyển 61 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, các báo cáo từ miền đông Ukraine tiếp tục nêu bật sự thất thế của Kiev trên chiến trường.

Thế giới 24h
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố tạm dừng công vụ

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố tạm dừng công vụ

(CLO) Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm thứ Tư (24/4) cho biết rằng ông sẽ tạm dừng công vụ và đang xem xét khả năng từ chức, sau khi tòa án mở cuộc điều tra đối với vợ ông.

Thế giới 24h