Trái phiếu bị siết, chất lượng suy giảm - “cú đấm” trực diện Ngân hàng Phương Đông (OCB)

Thứ ba, 14/06/2022 14:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong tháng 5, OCB đã thu được 400 tỷ đồng từ Tập đoàn F. nhưng các khoản dư nợ của khách hàng này vẫn chiếm khoảng 1,9% tổng dư nợ tín dụng của OCB tại thời điểm cuối Q1/2022.

Những chính sách kiểm soát khắt khe trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp được cơ quan quản lý quyết liệt thực hiện từ đầu năm 2022 đã và đang ảnh hưởng lớn đến các ngân hàng có hoạt động sôi nổi trên thị trường trái phiếu. Ngân hàng TMCP Phương Đông (mã OCB) là một ví dụ điển hình.

trai phieu bi siet chat luong suy giam  cu dam truc dien ngan hang phuong dong ocb hinh 1
Bài liên quan

Báo cáo phân tích của CTCK SSI đánh giá OCB gặp rủi ro từ môi trường lãi suất tăng và rủi ro tín dụng tiềm tàng từ các khoản dư nợ của Tập đoàn F - doanh nghiệp vừa có Chủ tịch bị bắt vì tội thao túng giá chứng khoán. OCB cũng gặp rủi ro từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp và rủi ro gia tăng từ các khoản dư nợ tái cấu trúc thuộc ngành xây dựng và bất động sản.

Lợi nhuận trước thuế quý 1 giảm 34,5%, chi phí trích lập dự phòng trái phiếu tăng 30 lần

Báo cáo tài chính quý 1/2022 của Ngân hàng này cho biết, lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm 74% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn gần 109 tỷ đồng, trong đó trích lập dự phòng chứng khoán là 30,6 tỷ đồng (cao hơn gần 30 lần so với cùng kỳ). Theo đánh giá của CTCK SSI trong báo cáo phân tích mới đây, khoản trích lập dự phòng này chủ yếu đến từ trái phiếu doanh nghiệp.

Kết quả kinh doanh của OCB cũng kém khả quan khi lợi nhuận trước thuế giảm 34,5% so với cùng kỳ. Thu nhập lãi ròng (NII) tăng mạnh 22% nhờ tăng trưởng tín dụng 5,9% so với đầu năm, nhưng không đủ bù đắp mức giảm 50% so với cùng kỳ của thu nhập ròng ngoài lãi và chi phí tín dụng tăng gấp đôi. Mặc dù trong tháng 5, OCB đã thu được 400 tỷ đồng từ Tập đoàn F. nhưng các khoản dư nợ của khách hàng này vẫn chiếm khoảng 1,9% tổng dư nợ tín dụng của OCB tại thời điểm cuối Q1/2022.

Mặt khác, trái phiếu doanh nghiệp cũng là mối rủi ro của OCB. Trong quý 1/2022, các vấn đề phát sinh từ trái phiếu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và trong quý này, OCB đã mua lại 2,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp từ nhà đầu tư cá nhân (tăng 155,7% so với đầu năm), nâng tổng tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp lên 3,6% tổng dư nợ tín dụng - một tỷ trọng khá cao so với các Ngân hàng cùng cấp.

Bên cạnh sự sụt giảm của hoạt động đầu tư trái phiếu thì OCB cũng đối mặt với các vấn đề trong các hoạt động kinh doanh khác. Thu nhập ròng từ phí đi ngang so với cùng kỳ, đạt 128 tỷ đồng trong quý I/2022. Doanh thu từ hoạt động tư vấn giảm 85% so với cùng kỳ chỉ đạt 7 tỷ đồng và dự kiến sẽ giảm đáng kể trong suốt cả năm do thị trường trái phiếu doanh nghiệp không thuận lợi. Tuy nhiên, mức sụt giảm này đã được bù đắp từ thu nhập của bancassurance tăng mạnh 76% so với cùng kỳ, đạt 67 tỷ đồng.

SSI đánh giá, một điểm sáng của OCB đến từ cho vay ngành khách sạn với dư nợ tăng hơn 10% so với đầu năm, kéo dư nợ cho vay khách hàng của OCB tăng 3,6% so với đầu năm. Nhìn chung, OCB tiếp tục ghi nhận tăng trưởng cho vay đối với các hoạt động thương mại, ngành xây dựng - bất động sản và dịch vụ lưu trú. Dư nợ cho vay những ngành này đang chiếm lần lượt là 22,3%, 18,0% và 15,5% tổng dư nợ tín dụng của OCB. NIM cải thiện so với cùng kỳ lên 3,92% với tín dụng tăng trưởng tương đối mạnh (5,9% so với đầu năm). Chi phí vốn trung bình giảm so với cùng kỳ xuống 3,87% trong quý I/2022, tạo điều kiện thuận lợi giúp ngân hàng mở rộng NIM.

Ngoài ra, Ngân hàng đã thu được 200 tỷ đồng tiền lãi dự thu từ các khoản dư nợ tái cấu trúc, 350 tỷ đồng còn lại dự kiến thu trong năm 2022. OCB cũng đã chú trọng hơn trong việc tối ưu hóa cơ cấu tài sản, theo đó, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tăng lên mức 27,3%. Tuy nhiên, SSI cho rằng OCB có thể sẽ gặp thách thức trong việc duy trì NIM ở mức cao do xu hướng lãi suất huy động tăng.

Chất lượng tín dụng suy giảm

Tỷ lệ nợ xấu của OCB tại thời điểm cuối quý 1/2022 đạt 2,17% tổng dư nợ mặc dù chạm đáy ở mức 1,32% trong quý 4/2021. Về số liệu tuyệt đối, nợ xấu tăng 70% so với đầu năm, lên khoảng 2,3 nghìn tỷ đồng. Hơn nữa, các khoản dư nợ Nhóm 2 tăng gấp đôi so với đầu năm. Các khoản dư nợ quá hạn tăng lên đáng kể là do việc phân loại lại nợ từ CIC và các khoản chậm thanh toán.

Theo TT11/2021, các ngân hàng chỉ có thể phân loại lại nợ quá hạn thành các nhóm có mức độ rủi ro thấp hơn (bao gồm cả nợ Nhóm 1) khi khách hàng đã trả đủ gốc và lãi quá hạn trong khi vẫn duy trì trạng thái thanh toán bình thường trong 3 tháng tiếp theo (đối với nợ trung và dài hạn) và 1 tháng tiếp theo (đối với nợ ngắn hạn).

Đây được coi là thời gian thử thách đối với các khoản nợ.

SSI đánh giá, tại OCB, một số khoản dư nợ của khách hàng đã hoàn trả các nghĩa vụ quá hạn nhưng vẫn đang trong thời gian thử thách, do đó, chưa được chuyển lên nhóm nợ rủi ro thấp hơn. Nếu những khách hàng này có thể vượt qua thời gian thử thách, tỷ lệ nợ xấu của OCB có thể dần dần cải thiện trong quý 2 và quý 3.

Mặt khác, các khoản dư nợ tái cấu trúc vẫn giữ nguyên ở mức 3.000 tỷ đồng trong quý 1/2022. Riêng ngành logistics, xây dựng và bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ tái cấu trúc lần lượt là 27% (811 tỷ đồng) và 20% (601 tỷ đồng) trong tổng dư nợ.

Việc giải ngân đầu tư công sẽ được đẩy mạnh sau kỳ họp Quốc hội tháng 5, và sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành xây dựng và bất động sản. Tuy nhiên, phần lớn dư nợ tái cấu trúc tại OCB thuộc về các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), nên khả năng giành được dự án ở mức thấp. Các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể có bảng cân đối kế toán và dòng tiền yếu hơn.

Theo đó, rủi ro đối với các doanh nghiệp SMEs có thể cao hơn so với các doanh nghiệp lớn mạnh hơn. Cuối Q1/2022, tổng số dư dự phòng của OCB là 1,4 nghìn tỷ đồng và LLR là 61% - thấp hơn nhiều so với mức trung bình của nhóm ngân hàng thuộc phạm vi nghiên cứu của SSI là 148%.

Gia Nguyên

Bình Luận

Tin khác

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

(CLO) Trong phiên chứng khoán 28/3, cổ phiếu TCB của Techcombank trở thành tâm điểm khi được nhà đầu tư tranh nhau mua vào.

Tài chính - Bảo hiểm
Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

(CLO) Không chỉ Funtap mà một công ty game liên quan cũng liên tục đăng ký mới phát hành game Trung Quốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

(CLO) Khách hàng sử dụng thẻ Tín dụng và Ghi nợ quốc tế cá nhân mang thương hiệu Vietcombank Visa có cơ hội nhận được Chuyến du lịch 5 ngày 4 đêm đến Pháp và vé tham gia Thế vận hội Olympic 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

(NB&CL) 36 năm hình thành và phát triển (26/3/1988 – 26/3/2024) là tròn 36 năm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) kiên định và thực hiện xuất sắc sứ mệnh riêng vốn có của mình “vì Tam nông”.

Tài chính - Bảo hiểm
Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank”

Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank”

(CLO) Ngày 22/3/2024, Vietcombank đã tổ chức thành công Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank” tại Trụ sở chính, 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tài chính - Bảo hiểm