Tự chủ đại học: Đừng đổi mới nửa vời!

Thứ năm, 12/11/2020 09:35 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Từ thực tiễn hoạt động và kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục đi trước, các trường đại học phải được tự chủ hoàn toàn thì mới có cơ hội phát triển.

Cơ quan chủ quản chưa chịu từ bỏ quyền lực

Tại nước ta, mô hình tự chủ đại học ở Việt Nam được đưa vào thí điểm từ những năm 90 của thế kỷ trước, tuy nhiên cho đến nay, việc thực hiện tự chủ đại học còn nhiều vấn đề cần thiết phải mổ xẻ thấu đáo.

Trong một thời gian dài các trường đại học Việt Nam sống bằng sự “hà hơi, tiếp sức” từ các bộ chủ quản. Các vấn đề về tài chính, nhân sự cho đến đường lối phát triển của nhà trường do các bộ chủ quản quyết định. Nhưng không phải bộ chủ quản nào cũng đủ năng lực và hiểu biết về giáo dục đào tạo để đưa ra những quyết sách đứng đắn cho các nhà trường. Vì thế, cơ chế bộ chủ quản như cái “vòng kim cô” hạn chế sự phát triển của các trường đại học. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến bậc đại học Việt Nam tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới.

Tự chủ đại học tự thân sẽ xóa bỏ vai trò của bộ chủ quản, có hay không có bộ chủ quản không còn ý nghĩa (ảnh minh họa).

Tự chủ đại học tự thân sẽ xóa bỏ vai trò của bộ chủ quản, có hay không có bộ chủ quản không còn ý nghĩa (ảnh minh họa).

Từ thực tiễn hoạt động và kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục đi trước, các trường đại học phải được tự chủ hoàn toàn thì mới có cơ hội phát triển. Từ đó chủ trường trao quyền tự chủ cho các nhà trường đã ra đời. Mô hình tự chủ đại học ở Việt Nam được đưa vào thí điểm từ những năm 90 của thế kỷ trước mà trường Đại học Tôn Đức Thắng là một trong những ngôi trường được chọn thí điểm. Thời gian qua, câu chuyện cơ quan chủ quản của nhà trường này can thiệp mạnh vào các vấn đề nhân sự của nhà trường gây nên luồng ý kiến trái chiều, trong đó có việc  kỷ luật hiệu trưởng Lê Vinh Danh.

Vấn đề này cũng đã được các đại biểu Quốc hội tranh luận trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14. Qua đó có thể thấy, tuy các trường đại học được phép tự chủ nhưng cơ quan chủ quản có thể can thiệp vào nội bộ nhà trường một cách mạnh mẽ, can thiệp, sắp xếp vào các vị trí nhân sự. Chưa bàn vấn đề đúng sai trong vụ việc liên quan đến Trường đại học Tôn Đức Thắng, nhưng chiếu theo nguyên tắc tự chủ thì đây là vụ việc điển hình của việc tự chủ hình thức, nửa vời, tự chủ trên “giấy” tại các trường đại học. Sự lệ thuộc quá lớn của trường đại học vào bộ chủ quản đang là thách thức trên con đường phát triển của nền giáo dục đại học Việt Nam. Khả năng can thiệp đến từng vị trí việc làm trong các nhà trường của bộ chủ quản đang làm “tổn thương” các trường đại học.

Tại hội nghị trực tuyến toàn ngành giáo dục năm 2020, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Minh Hiển cho rằng nếu các trường đại học đã tự chủ được thì nên xóa bỏ vai trò của các bộ chủ quản. Ý kiến đó trong bối cảnh vụ việc trường Đại học Tôn Đức Thắng đang gây tranh cãi liệu có là một gợi mở cho sự phát triển tiếp theo của giáo dục đại học? Liên quan đến vấn đề này, phóng viên báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với ông Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Theo ông Trần Xuân Nhĩ, vấn đề tự chủ đại học đã có trong Luật Giáo dục Đại học và Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội. Đề án tự chủ tại các trường đại học nêu “không cần có bộ chủ quản”. Đôi khi bộ chủ quản làm rắc rối sự phát triển của các trường đại học, gây khó khăn cho các nhà trường. Theo kinh nghiệm của thế giới, thực hiện đúng Luật  Giáo dục đại học thì tự chủ tức là không có bộ chủ quản. Vừa qua, có đại biểu Quốc hội nhấn mạnh muốn tự chủ được thì bỏ bộ chủ quản. 

Trên thực tế, một vài cơ quan chủ quản đã làm rắc rối cho những trường thực hiện tự chủ” - ông Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.

Đổi mới không nên nửa vời, trên giấy

Việc thực hiện tự chủ đại học hiện nay còn nhiều vấn đề cần thiết phải mổ xẻ thấu đáo. Hiện các trường đại học công lập đều có cơ quan chủ quản, trong khi các chính sách liên quan đến giáo dục đại học lại theo hướng trao quyền tự chủ cho các nhà trường.

Việc xảy ra tranh chấp quyền lực giữa nhà trường và các đơn vị chủ quản là khó tránh khỏi. Nhà trường khi đã tự chủ được tương đối thì muốn thoát ra khỏi sự quản lý của bộ chủ quản vì đó là xu thế phát triển. Trong khi các cơ quan chủ quản lại tìm mọi cách duy trì quyền lực lên các nhà trường.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - Trưởng ban hỗ trợ chất lượng đại học, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, các trường đại học công lập có cơ quan chủ quản là cơ quan thay mặt nhà nước quản lý nhà trường. Cơ chế này là cơ chế hành chính. Việc bổ nhiệm hiệu trưởng thuộc quyền của cơ quan chủ quản và hiệu trưởng phải làm theo chỉ đạo của cơ quan chủ quản. Khi cơ chế này còn tồn tại thì sẽ không có khái niệm trao quyền tự chủ.

Vì thế đã trao quyền tự chủ cho các trường đại học thì cơ quan chủ quản phải chấp nhận buông thả quyền lực, từ bỏ quyền lực ông chủ. Chỉ khi đó các nhà trường mới có tự chủ thực thụ. Tự chủ đại học phải gắn liền với chuyện thoát ra khỏi tầm kiểm soát của cơ quan chủ quản. Nhà trường phải làm chủ sự phát triển của mình. Việc trao quyền tự chủ là phải trao quyền cho hội đồng trường, đó phải là hội đồng trường thứ thiệt, không phải là bàn tay nối dài của bộ chủ quản. 

Muốn thực sự có quyền tự chủ thì cơ quan chủ quản, bộ chủ quản phải rút lui, xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản. Nếu không xóa đi cơ chế bộ chủ quản thì không có quyền tự chủ thực sự mà chỉ là bán tự chủ hoặc tự chủ hình thức” - TS. Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.

Cũng theo các chuyên gia, việc thực hiện tự chủ đại học hiện nay cần thiết phải có lộ trình, không nên triển khai một cách đồng loạt, dàn hàng ngang bắt buộc mọi trường thực hiện. Bởi không phải trường đại học nào cũng có đủ điều kiện tự chủ. Tuy nhiên, cần thiết phải trao cơ chế tự chủ hoàn toàn cho các trường đã độc lập được không còn phụ thuộc vào ngân sách của bộ chủ quản.

Thực tế, có tình trạng bộ chủ quản còn muốn các trường đại học trực thuộc phải nộp tiền. Theo nhiều chuyên gia thì việc bộ chủ quản không đầu tư cho các nhà trường mà còn bắt các nhà trường nộp tiền là một xu thế sai trái cần thiết phải được ngăn chặn. Cũng theo đó, ở những trường mà các bộ chủ quản còn muốn nắm quyền điều phối thì cần thiết phải có chính sách tài chính hỗ trợ các nhà trường hoạt động. Đó là những trường còn yếu chưa thể tự chủ.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) từng chia sẻ với phóng viên, việc xóa cơ quan chủ quản, bộ chủ quản đối với các trường đại học không phải là một quyết định hành chính đơn thuần mà đây là quá trình tất yếu của việc thực hiện tự chủ đại học. Bởi khi quyền tự quyết đã chuyển cho các trường rồi khi đó quyền của bộ quản lý chủ quản không còn nữa. Mà khi quyền của bộ chủ quản không còn nữa thì tự nó sẽ mất đi. Vì vậy, việc để hay là xóa bộ chủ quản phụ thuộc vào việc thực hiện tự chủ đại học được đến đâu.

Nếu như các trường đại học được giao các quyền tự chủ đầy đủ, toàn diện chắc chắn vai trò của bộ chủ quản sẽ không còn nữa. Việc có xóa hay không xóa bộ chủ quản không có khác gì nhau vì thực chất quyền đó không còn tồn tại.

Cũng theo Đại biểu Hoàng Văn Cường, việc không tồn tại bộ chủ quản nữa, khi đó quản lý nhà nước chỉ có quyền duy nhất là kiểm tra, kiểm soát những tuyên bố của các trường. Việc kiểm tra, kiểm soát phải do một cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát về mặt chuyên môn và tuyên bố chứ không phải là quản lý.

 “Chúng ta đừng quan niệm người chủ của các trường đại học công phải là bộ chủ quản. Mặc dù, các trường đại học được giao quyền tự chủ nhưng mọi hoạt động phải tuân theo quy định pháp luật và tuân thủ theo các tuyên bố về mặt tự chủ của các trường đại học đó.

Các cơ quan quản lý pháp luật của Nhà nước sẽ theo dõi hoạt động của nhà trường. Nếu không tuân thủ pháp luật sẽ bị xử lý theo các pháp luật liên quan. Trường đại học không tuân thủ những tuyên bố về chất lượng sẽ bị xử lý” - ông Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Trinh Phúc

Tin khác

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục