Vắc-xin Covid-19: Cuộc chơi tỷ đô của trách nhiệm hay cơ hội kiếm tiền?

Thứ ba, 05/05/2020 06:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong cuộc đua phát triển vắc-xin để chấm dứt đại dịch Covid-19, các chính phủ, tổ chức và hãng dược phẩm lớn đang đổ hàng tỷ USD vào vụ đầu tư lớn với tỷ lệ thành công cực thấp. Liệu đây là cuộc chơi thể hiện trách nhiệm hay là cơ hội để kiếm tiền?

Sự kiện: vắc-xin

Thế giới đang chứng kiến cuộc đua khốc liệt để tìm kiếm vắc-xin điều trị Covid-19 - Ảnh: Reuters

Thế giới đang chứng kiến cuộc đua khốc liệt để tìm kiếm vắc-xin điều trị Covid-19 - Ảnh: Reuters

1. Lướt một vòng trên mạng Internet, chúng ta dễ thấy độ nóng của từ vắc-xin hay vaccine. Chỉ bằng một cái click chuột trên công cụ tìm kiếm goolge từ “vaccine”, người ta tìm thấy 354 triệu kết quả chỉ trong 0,65 giây.

Trong khi đó, cụm từ “vaccine Covid- 19” được tìm thấy trong 0,51 giây với 253 triệu kết quả, so với 3,08 tỷ kết quả của cụm từ Covid-19.

Những con số này nói lên rằng, Covid-19 và vaccine Covid-19 đang là sự quan tâm lớn của thế giới lúc này. Tác động của đại dịch Covid-19 khiến trật tự thế giới bị đảo lộn. Sự nguy hiểm rình rập thường trực khi mỗi ngày hàng ngàn người trên thế giới bị cướp đi mạng sống.

Các chính phủ có nhiệm vụ cứu sống người dân, phải tìm cách điều chế vắc-xin; các tổ chức có vai trò phải khuyến khích, thúc đẩy để tạo ra vắc-xin; các hãng dược phẩm có lợi thế đặc thù phải tạo ra vắc-xin nhanh nhất bằng mọi giá.

Toàn thế giới đang lao vào cuộc đua tìm kiếm vắc-xin điều trị Covid-19. Tổ chức Y tế thế giới cho biết, có hơn 70 loại vắc-xin trong số 115 loại vắc-xin đã, đang được nghiên cứu và thử nghiệm, trong đó có nhiều loại đang tiến hành thử nghiệm trên người, tức là thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một (có 4 giai đoạn trong quy trình thử nghiệm vắc-xin).

2. Trong lịch sử ngành dược phẩm, chỉ có 6% ứng viên vắc-xin được đưa ra thị trường và thường là một quá trình kéo dài hàng thập kỷ, từ 10 đến 15 năm. Nhưng yếu tố truyền thống về phát triển thuốc và vắc-xin bị gạt sang một bên khi con người đang đối mặt với một loại virus đã lây nhiễm cho 3,5 triệu người, giết chết gần 250 nghìn người và tàn phá nền kinh tế toàn cầu.

Các quốc gia, các hãng dược phẩm bất chấp tốn kém đang đặt mục tiêu có được một loại vắc-xin điều trị Covid-19 hiệu quả, trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng nữa.

Các công ty dược phẩm, các chính phủ và các nhà đầu tư tài trợ cho họ đang tăng chi tiêu rủi ro theo cách chưa từng có.

Trong một phỏng vấn mới đây, Reuters cho biết, hơn 30 giám đốc điều hành của các công ty dược phẩm, các quan chức y tế chính phủ Mỹ và các chuyên gia ứng phó với đại địch khẳng định, rủi ro là cần thiết để đảm bảo không chỉ vắc-xin cho virus Corona mới được phát triển nhanh chóng, mà còn sẵn sàng phân phối ngay khi nó được phê duyệt.

Đầu tư từ các chính phủ, các nhóm y tế toàn cầu và các tổ chức từ thiện chủ yếu nhắm vào những mục tiêu hứa hẹn nhất trong số hơn 115 ứng cử viên vắc-xin đang phát triển trên toàn thế giới.

Thực tế, chỉ một số ít trong số đó tiến tới thử nghiệm trên người, chỉ số thực sự về an toàn và hiệu quả - giai đoạn mà hầu hết các loại vắc-xin không vượt qua. Song, ngay cả số những vắc-xin triển vọng ấy cũng ít có khả năng đi đến bước cuối cùng, giai đoạn 4, thử nghiệm sau khi thuốc đã được lưu hành.

Song song với việc đầu tư vào nghiên cứu, các tổ chức ngay lập tức đầu tư nhà xưởng dù không chắc chắn liệu loại vắc-xin đang trong giai đoạn thử nghiệm có khả năng đi tới đích cuối cùng.

Bác sĩ Richard Hatchett, người từng quản lý Chính sách dịch cúm của Mỹ dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush cho biết, ông đang điều hành tập đoàn phát triển vắc-xin (CEPI) được hỗ trợ bởi các nhà tài trợ tư nhân cũng như Vương quốc Anh, Canada, Bỉ, Na Uy, Thụy Sĩ, Đức và Hà Lan và CEPI đã được đầu tư 915 triệu USD để tăng tốc thử nghiệm và xây dựng các nhà máy sản xuất chuyên biệt cho ít nhất ba ứng cử viên vắc-xin virus Corona.

Tại Hoa Kỳ, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y sinh tiên tiến (BARDA), một cơ quan liên bang tài trợ cho công nghệ chống lại bệnh tật, đã công bố đầu tư gần 1 tỷ đô la để hỗ trợ phát triển vắc-xin điều trị Covid-19 và mở rộng quy mô sản xuất cho các ứng cử viên triển vọng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, có hơn 115 loại vắc-xin đang được nghiên cứu, thử nghiệm để điều trị Covid-19

Theo Tổ chức Y tế thế giới, có hơn 115 loại vắc-xin đang được nghiên cứu, thử nghiệm để điều trị Covid-19

3. Lịch sử chưa bao giờ chứng kiến một cuộc đua nghiên cứu và sản xuất sắc vắc-xin cho một loại bệnh lý như hiện tại. Liên minh Đổi mới Chuẩn bị Dịch tễ học Mỹ cho rằng, có ít nhất 115 loại vắc-xin đang được nghiên cứu đồng thời trên thế giới. Và cuộc đua này phá vỡ mọi tiêu chuẩn về tốc độ và an toàn trong phát triển thuốc và vắc-xin.

Một số công ty nghiên cứu đang tiến hành chạy thử nghiệm song song tính an toàn và hiệu quả của thuốc thay vì tuần tự, như là một cách cắt ngắn giao thức thức nghiệm truyền thống. Trong khi đó, một số khác  cùng lúc làm việc với các cơ quan quản lý thuốc ở nhiều quốc gia, nhằm tìm kiếm con đường nhanh nhất để tiếp thị.

Sự không chắc chắn thành công dẫn đến việc đầu tư vào các cơ sở sản xuất cho một ứng cử viên vắc-xin nhất định rất rủi ro, vì các loại vắc-xin khác nhau có thể yêu cầu dây chuyền sản xuất rất khác nhau.

Những ứng viên thu hút đầu tư nhiều nhất đều dựa vào phương pháp vắc-xin đã được chứng minh bởi các hãng dược phẩm lớn với sự nhạy bén trong quy định và sản xuất. Một số nhà đầu tư khác đang đánh bại vào các công ty công nghệ sinh học nhỏ hơn và các viện hàn lâm, nơi có các nghệ hứa hẹn nhưng ít có kinh nghiệm để nhận được giấy phép sản xuất thuốc hoặc vắc-xin ở quy mô lớn.

BARDA - Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y sinh tiên tiến Mỹ - là một trong những nhà tài trợ nhiều nhất vào vắc-xin với 5 tỷ USD, cho 5 ứng viên, tập trung chủ yếu vào các dự án từ các nhà sản xuất thuốc có kinh nghiệm.

Vụ đầu tư lớn nhất của BARDA là rót 550 triệu USD vào công ty J & J, đơn vị phát triển vắc-xin dựa vào công nghệ tương tự phát triển cho nhiều vắc-xin khắc, gồm cả Ebola.

Tại Trung Quốc, CanSino Biologics Inc (6185.HK) có công nghệ vắc-xin tương tự như công nghệ được sử dụng bởi J & J. CanSino cho biết, ứng viên của họ đã vượt qua giai đoạn thử nghiệm ban đầu ở người để tiến tới giai đoạn tiếp theo.

Trong khi đó, các nhà sản xuất vắc-xin Đức là CureVac và BioNTech SE (22UAy.F) (BNTX.O) hợp tác với Pfizer Inc (PFE.N), đang chuẩn bị bắt đầu thử nghiệm với các ứng cử viên vắc-xin dựa trên mRNA. Công ty Translate Bio Inc (TBIO.O) có trụ sở tại Massachusetts, đang hợp tác với Sanofi.

Các hãng dược phẩm, các công ty công nghệ đang đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, thử nghiệm dù chấp nhận bỏ qua một số quy trình để sớm có vắc-xin điều trị Covid-19

Các hãng dược phẩm, các công ty công nghệ đang đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, thử nghiệm dù chấp nhận bỏ qua một số quy trình để sớm có vắc-xin điều trị Covid-19

4. Những khoản đầu tư không tiếc tay từ các nhà đầu tư là điều mà không nhiều hãng dược phẩm, các viện nghiên cứu, công ty sinh học nhỏ từng thấy trước đây. Đây là động lực đáng kể để các hãng, các công ty huy động đội ngũ chuyên gia giỏi nhất nghiên cứu chế tạo vắc-xin.

Tuy nhiên, ngay cả đối với những hy vọng về một loại vắc-xin đã được thử nghiệm trên người, sẽ mất vài tháng trước khi có bằng chứng thuyết phục về sự an toàn và hiệu quả, điều mà các nhà tài trợ nhận thức sâu sắc.

Áp lực về thời gian khiến các nhà khoa học phải bỏ một số bước chưa từng thực hiện trước đây. Thông thường, vắc-xin sẽ phải trải qua các thử nghiệm lâm sàng trên hàng ngàn người trước khi cho phép tiêm chủng rộng rãi.

Còn lúc này, một số vắc-xin sau khi thử nghiệm trên một nhóm người mang lại tác dụng nhất định, chúng đã được sử dụng. “Các nhà nghiên cứu Thụy Sỹ có kế hoạch tiêm chủng cho nhiều người dân Thụy Sỹ trong 6 tháng tới, trước khi sản xuất tung ra thị trường”, bác sỹ Martin Bachmann - người đứng đầu ngành miễn dịch học tại Inselspital, Bệnh viện Đại học Bern, cho biết trong tuần này.

Tiến sĩ Gregory Ba Lan, một nhà nghiên cứu vắc-xin tại Phòng khám Mayo ở Rochester, Minnesota, nằm trong số những người lo lắng về những rủi ro khi tiêm một nhóm lớn người bằng một loại vắc-xin chỉ mới được thử nghiệm ở người.

“Tôi không biết điều này có thể xảy ra như thế nào”, Gregory đề cập đến kế hoạch của Inselspital.

Câu chuyện lợi nhuận dường như đã khiến một số công ty cố bỏ qua một số quy tắc để trở thành người đi đầu trong việc sản xuất và cung cấp vắc-xin.

Không chỉ có vậy, các chính phủ, hãng dược phẩm và các tổ chức luôn có tham vọng sở càng nhiều vắc-xin càng tốt. Cuộc chiến chống Covid-19 có thể nhìn qua lăng kính từ cuộc chiến của một cuộc chiến chống một loại virus khác cách đây một thập kỷ.

Vào mùa xuân năm 2009, virus cúm lợn H1N1 xuất hiện ở Mỹ và Mexico, rồi lan rộng trên toàn thế giới. Trong vài tuần, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đây là đại dịch đầu tiên kể từ năm 1968.

Các chính phủ giàu có ngay lập tức ký hợp đồng với các nhà sản xuất vắc-xin thực hiện nghiên cứu và độc quyền cung cấp vắc-xin trên toàn cầu. Mỹ mua 250 triệu liều và Australia, Brazil, Pháp, Italia, Na Uy, Thụy Sỹ, New Zealand và Anh đều có vắc-xin.

Dưới áp lực của WHO, các quốc gia này cuối cùng phải cam kết chia sẻ 10% kho dự trữ cho các quốc gia nghèo hơn. Nhưng sự bất đồng trong phân chia khiến chỉ có 77 triệu liều được xuất xưởng, ít hơn nhiều mức cần thiết khi dịch bệnh đạt đến cao điểm ở nhiều khu vực.

Lúc này, nếu một loại vắc-xin điều trị Covid-19 hiệu quả xuất hiện, kịch bản trên có thể lại xảy ra. Câu chuyện trách nhiệm và đạo đức phân phối vắc-xin được quyết định bởi các quốc gia dự trữ nhiều vắc-xin nhất.  

5. Cuộc chiến vắc-xin Covid-19 có thể khiến một hãng dược phẩm, một công ty công nghệ trở nên nổi tiếng và giàu có. Một chuyên gia từng chia sẻ trên Businessinsider.com, giá của một liều vắc-xin Covid-19 có thể lên tới hơn 400 USD. Làm một phép số nhân, người ta dễ dàng biết được lợi nhuận khổng lồ, lên tới hàng tỷ USD từ các hãng dược phẩm hay công ty.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư có thể mất trắng vì đặt nhầm cửa.

Trong cuộc chơi của những người có tiền, H1N1, H5N1 hay Covid-19 là cơ hội hơn là trách nhiệm với cộng đồng.

Với tâm lí chạy đua, tự sản xuất vắc-xin một cách độc lập, riêng lẻ, họ đã vô tình xóa đi nỗ lực cùng nhau giải quyết cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu.

Người ta vẫn thường nói đến khái niệm thế giới phẳng, thuật ngữ quen thuộc chỉ sự phát triển toàn cầu, nơi mà thế giới trở nên bằng phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân, tổ chức dễ dàng và chặt chẽ hơn trước.

Còn lúc này, cách ly xã hội là điều thấy rõ ràng nhất. Mọi dấu hiệu của sự liên kết thế giới đã và đang bị chặt dứt.

Trước đây là những biện pháp hạn chế xuất khẩu thiết bị y tế, sau này ai dám chắc những nước nghèo sẽ được phân phối vắc-xin với một mức giá hợp lý một khi các nước giàu chưa thu hồi vốn và tích trữ đủ cơ số.

Cuộc chiến vắc-xin tỷ đô là trách nhiệm hay cơ hội kiếm tiền, hãy để những nhà đầu tư trả lời!

Hoài Đức

Tin mới

Thắng Thái Lan, đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch Giải futsal nữ Đông Nam Á

Thắng Thái Lan, đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch Giải futsal nữ Đông Nam Á

(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.

Thể thao
Củng cố, phát triển hơn nữa mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam - Campuchia

Củng cố, phát triển hơn nữa mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam - Campuchia

(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.

Tin tức
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia

(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tin tức
Đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam

Đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam

(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Tin tức
Doanh nghiệp Hàn Quốc cần coi Việt Nam là điểm đến chiến lược để phát triển, ứng dụng công nghệ cao

Doanh nghiệp Hàn Quốc cần coi Việt Nam là điểm đến chiến lược để phát triển, ứng dụng công nghệ cao

(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.

Tin tức
Bắc Giang: Khởi tố một đối tượng khai thác cát trái phép

Bắc Giang: Khởi tố một đối tượng khai thác cát trái phép

(CLO) Công an TX Việt Yên (Bắc Giang) đã điều tra làm rõ, khởi tố 01 bị can về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.

Vụ án
Tiềm năng to lớn của kết hợp đông y và tây y trong điều trị bệnh

Tiềm năng to lớn của kết hợp đông y và tây y trong điều trị bệnh

(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.

Sức khỏe
Hà Nội cần gương mẫu, đi đầu về chuyển đổi số thời gian tới

Hà Nội cần gương mẫu, đi đầu về chuyển đổi số thời gian tới

(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Việt Nam - Malaysia chia sẻ nhiều lợi ích và quan điểm tương đồng

Việt Nam - Malaysia chia sẻ nhiều lợi ích và quan điểm tương đồng

(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul.

Tin tức
Phát hiện 26 người dương tính với ma túy tại vũ trường lớn nhất TP Hải Phòng

Phát hiện 26 người dương tính với ma túy tại vũ trường lớn nhất TP Hải Phòng

(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.

Vụ án
Việt Nam – Mông Cổ: Hợp tác nâng tầm, hướng tới mục tiêu thương mại 500 triệu USD

Việt Nam – Mông Cổ: Hợp tác nâng tầm, hướng tới mục tiêu thương mại 500 triệu USD

(CLO) Việt Nam và Mông Cổ cam kết đẩy mạnh hợp tác kinh tế, đặc biệt trong nông nghiệp với mục tiêu nâng kim ngạch song phương lên 500 triệu USD.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 22/11: Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to

Dự báo thời tiết ngày 22/11: Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 22/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông.

Đời sống
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đối thoại với nông dân để khơi dậy khát vọng làm giàu, phát triển đất nước

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đối thoại với nông dân để khơi dậy khát vọng làm giàu, phát triển đất nước

(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Tin tức
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại khu phố cổ

Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại khu phố cổ

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.

Đời sống văn hóa
Xe tay ga 'quốc dân' Honda Vision có phiên bản mới, giá bán từ 31 triệu đồng

Xe tay ga 'quốc dân' Honda Vision có phiên bản mới, giá bán từ 31 triệu đồng

(CLO) Honda Vision, mẫu xe tay ga bán chạy nhất Việt Nam được làm mới ở thiết kế, gia tăng tiện ích trong khi giá bán giữ nguyên như phiên bản tiền nhiệm.

Xe
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu đảm bảo hàng hóa, bình ổn thị trường Tết Ất Tỵ 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu đảm bảo hàng hóa, bình ổn thị trường Tết Ất Tỵ 2025

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bình Luận

Tin khác

Những vũ khí và công nghệ quân sự tiên tiến của Trung Quốc tại triển lãm Chu Hải

Những vũ khí và công nghệ quân sự tiên tiến của Trung Quốc tại triển lãm Chu Hải

(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.

Tiêu điểm Quốc tế
ATACMS, tên lửa Mỹ mà Ukraine sử dụng tấn công Nga mạnh thế nào và có thể thay đổi cục diện?

ATACMS, tên lửa Mỹ mà Ukraine sử dụng tấn công Nga mạnh thế nào và có thể thay đổi cục diện?

(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị G20 kêu gọi 'hành động' giải quyết khủng hoảng Ukraine, Trung Đông và biến đổi khí hậu

Hội nghị G20 kêu gọi 'hành động' giải quyết khủng hoảng Ukraine, Trung Đông và biến đổi khí hậu

(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.

Tiêu điểm Quốc tế
'Chúng tôi đã mất tất cả', hàng triệu người Indonesia rời khỏi tầng lớp trung lưu

'Chúng tôi đã mất tất cả', hàng triệu người Indonesia rời khỏi tầng lớp trung lưu

(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.

Tiêu điểm Quốc tế
Những nguy cơ mà Einstein, Hawking và NASA dự báo về ngày tận thế đều đang hiện hữu

Những nguy cơ mà Einstein, Hawking và NASA dự báo về ngày tận thế đều đang hiện hữu

(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.

Tiêu điểm Quốc tế
Chân dung 'phó tướng' JD Vance: Từ tuổi thơ bất hạnh, nhà báo chiến trường... đến Phó Tổng thống Mỹ

Chân dung 'phó tướng' JD Vance: Từ tuổi thơ bất hạnh, nhà báo chiến trường... đến Phó Tổng thống Mỹ

(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.

Tiêu điểm Quốc tế
Ông Donald Trump sẽ giúp quan hệ Mỹ - Nga 'bình thường' trở lại?

Ông Donald Trump sẽ giúp quan hệ Mỹ - Nga 'bình thường' trở lại?

(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?

Tiêu điểm Quốc tế
Quan hệ Việt Nam - Mỹ: Những triển vọng phát triển khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Quan hệ Việt Nam - Mỹ: Những triển vọng phát triển khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.

Tiêu điểm Quốc tế
Hành trình chiến thắng ly kỳ và ngoạn mục của ông Donald Trump

Hành trình chiến thắng ly kỳ và ngoạn mục của ông Donald Trump

(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.

Tiêu điểm Quốc tế
Những toan tính của Thủ tướng Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng

Những toan tính của Thủ tướng Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng

(CLO) Quyết định của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant và bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Israel Katz thay thế ông đã đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ trong nền chính trị nước này.

Tiêu điểm Quốc tế