Vẫn mãi niềm tin yêu!

Thứ năm, 02/04/2020 09:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Những đêm ngủ ngoài trời, những bữa cơm ăn vội, “can trường” cắm chốt trên đường mòn, lối mở trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 , đó là những hình ảnh quá quen thuộc với những người lính mang “quân hàm xanh” trong nhiều tháng qua.

Bài liên quan

Hai tháng kiểm soát đường biên, các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng ở lán trại Pá Cuồng (Lạng Sơn) phải chia nhau nghỉ lưng ở lều dã chiến trong rừng núi để thường xuyên tuần tra, kiểm soát đường biên giới phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 (Ảnh: Phạm Đông)

Hai tháng kiểm soát đường biên, các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng ở lán trại Pá Cuồng (Lạng Sơn) phải chia nhau nghỉ lưng ở lều dã chiến trong rừng núi để thường xuyên tuần tra, kiểm soát đường biên giới phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 (Ảnh: Phạm Đông)

Hai tháng kiểm soát đường biên, các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng ở lán trại Pá Cuồng (Lạng Sơn) phải chia nhau nghỉ lưng ở lều dã chiến trong rừng núi để thường xuyên tuần tra, kiểm soát đường biên giới phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 (Ảnh: Phạm Đông)

Những tháng qua, khi đất nước phải đối mặt với cuộc chiến “chống giặc” Covid cực kì phức tạp, hào khí kiên cường của những người lính Biên phòng càng được tô thắm. Hình ảnh chiến sĩ mang “quân hàm xanh” không chỉ bởi “quên ăn, quên mình” cắm chốt trên đường mòn, lối mở mà họ chính là những “lá chắn thép”, lực lượng nòng cốt trong công cuộc đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ Tổ quốc, sự bình yên của người dân.

1. Hai tháng kiểm soát đường biên, các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng ở lán trại Pá Cuồng (Lạng Sơn) phải chia nhau nghỉ lưng ở lều dã chiến trong rừng núi để thường xuyên tuần tra, kiểm soát đường biên giới phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19

Đồn Biên phòng Ba Sơn (xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc) là nơi Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn quản lý hơn 40km đường biên giới với rất nhiều đường mòn, lối mở. Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, Đồn Biên phòng Ba Sơn đã tiến hành dựng 10 lều dã chiến, 3 lều cách ly tạm để tổ chức tuần tra 24/24 giờ nơi khu vực biên giới để chốt chặn, kiểm tra xuất, nhập cảnh của người dân.

Từ khi dựng xong lều (ngày 31/1) đến nay, 3 cán bộ, chiến sĩ trong tổ tuần tra tại lán trại Pá Cuồng (thôn Pá Cuồng, xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc - tiếp giáp với xã Trại An, huyện Ninh Minh, thành phố Sùng Tả, khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) đã thay phiên nhau túc trực, tuần tra nơi biên giới ngăn không cho người dân nhập biên trái phép qua mốc biên giới 1179.

Vì phải nhận nhiệm vụ tham gia bám biên trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc” nên từ Tết đến giờ các chiến sĩ vẫn chưa được về nhà. Mọi giao tiếp với gia đình đều được liên hệ qua điện thoại.

Với địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn nên việc vận chuyển thực phẩm và nhu yếu phẩm không hề đơn giản vào những ngày mưa. Những bữa ăn, giấc ngủ tại rừng đã trở nên quá quen thuộc với các cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tại đây.

Cũng bởi thời tiết khắc nghiệt, các chiến sĩ tại đây phải tìm đủ cách để thích nghi. Những ngày trời nắng, phải lấy ruột chăn bông và cây cỏ tranh để phủ lên lán trại, giảm bớt nhiệt độ. Còn những ngày trời lạnh, có mưa rào và mưa đá, mọi người lại phải dùng thêm bạt quây kín các lỗ hở, ngăn gió lùa và mưa hắt vào bên trong. Không có điện vào buổi tối nên ánh sáng của chiếc đèn pin là thứ duy nhất chiếu sáng để hỗ trợ các chiến sĩ bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ...

Câu chuyện chống dịch của các cán bộ ở Đồn Biên phòng Quảng Đức (Hải Hà, Quảng Ninh) cũng là một điển hình. Trong những ngày cao điểm phòng, chống dịch Covid-19, cán bộ quân y Đồn Biên phòng Quảng Đức đã cùng với lực lượng tăng cường của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh trực tiếp xuống địa bàn, vừa phát khẩu trang y tế, hướng dẫn đồng bào cách phòng, chống dịch, vừa kết hợp vận động người dân khu vực biên giới không qua lại thăm thân, vượt biên trái phép…

Theo các cán bộ chiến sĩ, những ngày đầu, nhận thức của bà con về dịch còn rất hạn chế, thậm chí có người còn chủ quan, thường xuyên có ý định qua biên giới thăm thân hay ở lại làm thuê. Nắm bắt được thông tin này, các chiến sĩ đã bám sát từng nhà, tuyên truyền, vận động từng người nâng cao ý thức cho người dân về phòng, chống dịch.

Và những nỗ lực của CBCS Đồn Biên phòng Quảng Đức đã được nhân dân tin tưởng, đón nhận. Bà con trong bản coi cán bộ quân y biên phòng như người thân của mình. Cán bộ nói là dân tin và làm theo. Như trong thôn, lúc đầu khi có tin về dịch bệnh, bà con ai cũng lo lắng, nhưng nhờ có cán bộ biên phòng tới tuyên truyền, phát khẩu trang, kiểm tra sức khỏe... nên bà con giờ yên tâm lắm. Nghe theo lời cán bộ quân y, cả bản đều bảo nhau không vượt biên trái phép. Nếu ai có ý định, biểu hiện bất thường là báo ngay cho cán bộ biên phòng ngăn chặn. Hiện nay, tất cả người dân đều có mặt tại bản, chẳng ai đi đâu khi chưa hỏi ý kiến cán bộ biên phòng – Một người dân ở bản Mốc, xã Quảng Đức chia sẻ.

Báo Công luận
Bộ đội Biên phòng phải trực chốt 24/24 trong những chiếc lều dã chiến tạm tợ nhiều tháng qua - Ảnh: PĐ

Bộ đội Biên phòng phải trực chốt 24/24 trong những chiếc lều dã chiến tạm tợ nhiều tháng qua - Ảnh: PĐ

2. Trong Hội nghị trực tuyến toàn quân rút kinh nghiệm công tác phòng, chống dịch và triển khai nhiệm vụ cấp bách phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (19/02/2020), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 đã nói: “Ngay khi chúng ta đang bàn thảo ở đây, thì anh em Biên phòng vẫn đang ở lều, nằm rừng để kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh”, Phó Thủ tướng chia sẻ và nhấn mạnh rằng, vai trò quan trọng của quân đội không chỉ nằm ở chỗ kiểm soát chặt chẽ đường biên giới, tiếp nhận công dân trở về từ vùng có dịch và tổ chức cách ly mà còn tham gia làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, làm an lòng dân. “Quân đội đã làm tròn trách nhiệm, góp phần quan trọng để công tác chống dịch có được kết quả ngày hôm nay”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.

Tại chương trình làm việc phiên họp 43, sáng 25/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Biên phòng Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh lực lượng biên phòng có vai trò rất quan trọng, là nòng cốt chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Bởi, ngoài nhiệm vụ bảo vệ biên giới, cán bộ chiến sĩ còn có nhiều nhiệm vụ khác như giáo dục, y tế, tham gia tăng cường cán bộ chủ chốt ở cơ sở, giúp dân, sống cùng dân. Do đó, luật cần thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước về chính sách với những người sống xa nhà, nơi biên cương của Tổ quốc.

“Ngay mùa dịch COVID-19 này, Bộ đội Biên phòng cũng vất vả lắm, phải ngủ lán trại ngay đường mòn, lối mở. Đồn là nhà mà có được ở trong đồn đâu” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh điều này và đề nghị quan tâm chính sách với lực lượng Bộ đội Biên phòng được quy định trong dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam.

Sẽ còn quá sớm để nói về những chiến công trong công cuộc chiến thắng dịch bệnh, chưa thể cụ thể bằng những tấm bằng khen, huân chương nhưng những hy sinh thầm lặng của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và đặc biệt những người lính biên phòng nói riêng đã thực sự sống trong lòng mỗi người dân Việt Nam, đất nước Việt Nam.

Báo Công luận

3. Xin được nhắc lại những điển hình về tinh thần anh hùng, dũng cảm, vì nước quên thân, vì dân phục vụ của Bộ đội Biên phòng như anh hùng liệt sỹ Trần Văn Thọ đã nêu cao tấm gương dũng cảm trong xây dựng phòng tuyến nhân dân, bảo vệ biên giới; các đồn công an nhân dân vũ trang Cửa Tùng, Cù Bai (Quảng Trị), Quang Chiểu, Pù Nhi (Thanh Hóa), Pha Long (Lào Cai) trên mặt trận chống gián điệp bảo vệ biên giới, bờ biển giới tuyến; cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 600, Trung đoàn 254... và rất nhiều tấm gương khác.

Nhắc lại điều đó để thấy rằng, việc chống dịch – chống giặc Covid- 19 chỉ là một phần nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân giao phó cho các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng. Bởi, đất nước ta đang bước vào giai đoạn mới của quá trình phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng với những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Tình hình thế giới tiếp tục biến chuyển nhanh và khó lường, cạnh tranh chiến lược, tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn ngày càng phức tạp. Các vấn đề an ninh phi truyền thống, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại có xu hướng gia tăng, khó kiểm soát. Các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tiếp tục tăng cường các hoạt động chống phá với các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, công khai, trực diện hơn... và vai trò của lực lượng Bộ đội Biên phòng để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc là cực kì quan trọng.

Nhưng, “hãy tin ở hoa hồng”, hãy tin ở những người lính Bộ đội Cụ Hồ. Bởi dù ở hoàn cảnh nào, nhiệm vụ nào thì với tinh thần không quản ngại, khó khăn, gian khổ, chấp nhận hy sinh, đối mặt với nguy hiểm cận kề, Bộ đội Biên phòng Việt Nam vẫn sẽ luôn hoàn thành tốt sứ mệnh cao cả mà Đảng và nhân dân tin tưởng, giao phó, xứng đáng với phương “đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc anh em là ruột thịt”.

Thành Vinh

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn