Vì sao các ngân hàng “chây ì” nghĩa vụ “chào sàn”?

Thứ hai, 15/06/2020 12:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Doanh thu, thương hiệu cá nhân và những “ẩn số” trong kinh doanh… giờ đây có thể trở thành “áp lực” cho chính ngân hàng trong quá trình “tiến hóa” ra đại chúng.

Chào sàn – được nhiều hơn mất

Theo đề án “Cơ cấu thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” kết thúc năm 2020, toàn bộ các ngân hàng phải thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Mục đích của đề án này được xem là không chỉ đem đến nhiều lợi ích cho bản thân các ngân hàng mà qua đó còn cũng cố thị trường vốn trong dài hạn.

Vì sao các ngân hàng “chây ì” nghĩa vụ “chào sàn”?

Vì sao các ngân hàng “chây ì” nghĩa vụ “chào sàn”?

Có thể nói việc “trói” được các ngân hàng niêm yết trên sàn sẽ làm gia tăng lượng hàng hóa cho thị trường chứng khoán, cũng như có thể tăng độ minh bạch trong hoạt động không chỉ riêng các ngân hàng mà còn cả cho ngành Ngân hàng. Theo đó, những vấn đề như sở hữu chéo, sở hữu vượt quy định, vốn ảo… nếu có sẽ được phát hiện thông qua thông qua thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, việc niêm yết lên sàn cũng giúp ngân hàng thu hút được nhiều cổ đông tham gia góp vốn, nhất là “cổ đông ngoại”. Đặc biệt, trong bối cảnh các ngân hàng đang phải “chạy đua” để đáp ứng tiêu chuẩn về tỷ lệ an toàn vốn theo quy định thì lên sàn sẽ là giải pháp hữu hiệu để tăng vốn.

Mặt khác, khi đã lên sàn các ngân hàng cũng phải có trách nhiệm công bố thông tin hoạt động. Theo đó, nâng cao tính minh bạch sẽ giúp ngân hàng phát triển bền vững về mặt dài hạn. Đồng thời, điều này cũng giúp cho nhà đầu tư, người gửi tiền có cơ hội đánh giá đầy đủ và chính xác hơn hiệu quả hoạt động của mỗi ngân hàng.

Tuy nhiên, dù được đánh giá khi ngân hàng niêm yết trên sàn sẽ chiếm được nhiều lợi thế nhưng 2 quý đầu năm 2020 những ngân hàng đã có lộ trình niêm yết lại tiếp tục kiếm cớ trì hoãn. Mà một trong những lý do được Ban lãnh đạo ngân hàng đưa ra là do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Nhưng nếu nhìn kỹ vào diễn biến của thị trường chứng khoán sẽ cho thấy, việc niêm yết lên sàn thời điểm này không hoàn toàn bất lợi như các ngân hàng “trình bày”. Vậy đâu là nguyên nhân khiến ngân hàng “sợ” lên sàn đến vậy?

Khi ngân hàng sợ “xáo trộn” nhân sự

Theo số liệu mới nhất, hiện mới chỉ 18/30 ngân hàng thương mại đã niêm yết cổ phiếu trên cả 3 sàn giao dịch chứng khoán là HNX, HOSE và UPCoM.

Việc các ngân hàng chậm niêm yết trên thị trường chứng khoán có thể có nhiều lý do mà theo các chuyên gia tài chính nhận định, nguyên nhân đầu tiên là khi thực hiện lên sàn thì ngân hàng sẽ gặp áp lực công khai báo cáo tài chính.

Khi lên sàn, báo cáo tài chính phải chuẩn mực, phải có kiểm toán độc lập nên những ẩn số về nợ xấu, trích lập dự phòng, lợi nhuận… sẽ được công khai minh bạch.

Đặc biệt, những ngân hàng có kết quả kinh doanh chưa tốt thì việc công bố thông tin hoạt động sẽ làm khó cho ngân hàng trong việc kinh doanh vì không ai dám gửi tiền khi ngân hàng có kết quả kinh doanh không tốt. Đó là lý do khiến không ít ngân hàng thời gian qua “ngại” lên sàn.

Mặt khác, nhiều ngân hàng cũng chưa thực sự thành công trong việc tái cơ cấu theo đề án đã được phê duyệt, còn nhiều vấn đề tồn đọng chưa thể giải quyết, theo đó hiệu quả hoạt động của ngân hàng bị hạn chế, việc niêm yết sẽ không có nhiều thuận lợi và định giá cổ phiếu không thể đạt được điểm tối ưu nhất, khiến ngân hàng “chây ì” trong việc lên sàn.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) vốn có kế hoạch lên sàn từ năm 2016, song do thị trường diễn biến không thuận lợi nên ngân hàng này cứ lùi mãi lùi hoài cho đến đã quý I/2019, quý III/2019 và đến cuối tháng 11/2019 mới thông báo nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu.

Tuy nhiên, tại đại hội đồng cổ đông 2020, ban lãnh đạo MSB đã trình do dịch bị ảnh hưởng dịch Covid-19 nên xin lùi kế hoạch chuyển sàn đến cuối năm 2020.

Theo đó, cuối năm 2019, HoSE thông báo việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của MSB, theo đó dự kiến sẽ có 1.175 tỷ cổ phiếu của nhà băng này được niêm yết trên HoSE - tương đương vốn điều lệ 11.750 tỷ đồng.

Hay như câu chuyện niêm yết của như ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) từng gây sự chú ý lớn trong năm 2018 đến ĐHĐCĐ thường niên 2019, lãnh đạo ngân hàng cho biết muốn niêm yết vào thời điểm sao cho tốt nhất cho ngân hàng cũng như cổ đông. Theo đó, OCB chủ trương tìm nhà đầu tư nước ngoài với mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng rồi mới niêm yết. Nhưng gần 3 năm sau kế hoạch niêm yết trên sàn vẫn có nguy cơ tiếp tục “bỏ ngõ”.

Tại đại hội đồng cổ đông 2020, ban lãnh đạo MSB đã trình do dịch bị ảnh hưởng dịch Covid-19 nên xin lùi kế hoạch chuyển sàn đến cuối năm 2020.

Tại đại hội đồng cổ đông 2020, ban lãnh đạo MSB đã trình do dịch bị ảnh hưởng dịch Covid-19 nên xin lùi kế hoạch chuyển sàn đến cuối năm 2020.

Ngoài ra, một số ngân hàng cũng cho rằng yếu tố khách quan là diễn biến thị trường chứng khoán vẫn chưa thực sự tích cực, còn nhiều ảm đạm, không thuận lợi để lên sàn. Bên cạnh đó, một số ngân hàng thì còn chờ có thể bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại để tăng sức hấp dẫn của cổ phiếu, sau đó mới niêm yết nhưng chưa đạt được thỏa thuận trong vấn đề này; hay một số ngân hàng có những vấn đề nội bộ như thay đổi nhân sự cấp cao… cũng ảnh hưởng đến “lộ trình” lên sàn.

Mà như Nguyên Thống đốc NHNN TS Cao Sỹ Kiêm từng nhận định, có những ngân hàng biết được khuyết điểm của mình thì đã tìm mọi cách khắc phục, thúc đẩy số liệu kinh doanh tại thời điểm lên sàn tăng trưởng một cách vững chắc. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng còn một số ngân hàng trong tình trạng “bê bết” nhưng lại không cầu tiến, cố tình trì hoãn thời gian thực hiện niêm yết cổ phiếu dù biết rằng, sớm hay muộn những yếu kém đó cũng sẽ bị bộc lộ ra ngoài.

TS. Kiêm cho rằng, tâm lý chung của các ngân hàng thương mại là muốn giữ thương hiệu để làm nền tảng củng cố, cải thiện “sức khỏe tài chính”. Ngoài ra, một phần quan trọng của vấn đề nằm ở chính những ông chủ, những nhóm cổ đông lớn của nhà băng đó. Họ lo ngại “đế chế” của mình sẽ bị lung lay khi lên sàn vì sẽ có nhà đầu tư bỏ tiền gom cổ phiếu, sau đó không loại trừ khả năng những nhà đầu tư này sẽ trở thành ông chủ mới của ngân hàng.

Như vậy, một mùa đại hội đồng cổ đông ngân hàng đã trôi qua nhưng kết quả mà cổ đông và phía cơ quan quản lý nhận được vẫn là những lý do được nêu ra nhằm mục đích trốn tránh “nghĩa vụ” lên sàn.

“Ngàn cân treo sợi tóc” ngân hàng

Đến nay, tính ra, chỉ còn lại 6 tháng để các ngân hàng để ngân hàng tiến hành “nghĩa vụ” niêm yết của mình nhưng lướt qua “thái độ” trong mùa đại hội đồng cổ đông 2020 cho thấy có thể "càng tin tưởng, càng thất vọng".

Nên chăng, lúc này các ngân hàng cần nghĩ tới câu răn của người xưa “phép vua thua lệ làng” – nếu các ngân hàng không hoàn thành nghĩa vụ vào hạn chót năm 2020.

Liên quan đến vấn đề này, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, yêu cầu các ngân hàng phải niêm yết trên thị trường chứng khoán đã được đặt ra cách đây từ nhiều năm. Vì vậy, nếu đến hạn chót mà ngân hàng nào còn chần chừ thực hiện việc niêm yết, cần phải dùng biện pháp kiên quyết để xử lý.

Những biện pháp xử lý có thể bắt đầu từ việc các cơ quan chức năng tiến hành cảnh cáo, phạt hành chính. Sau khi thực hiện cảnh cáo, phạt hành chính mà ngân hàng vẫn chần chừ việc thực hiện thì có thể áp dụng các biện pháp xử lý mạnh hơn.

Bước đầu có thể không cho phép ngân hàng mở thêm các phòng giao dịch và cuối cùng biện pháp mạnh tay nhất là rút giấy phép hoạt động của ngân hàng nếu như sau một thời gian ngân hàng vẫn không thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Ngọc An

Tin khác

Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

(CLO) Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tháng, do nhu cầu yếu, trong khi kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài khiến hoạt động ở Thái Lan bị đình trệ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp