Vì sao "nóng" chuyện Phần Lan, Thụy Điển muốn gia nhập NATO?

Chủ nhật, 15/05/2022 21:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngoại trưởng các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vừa có cuộc họp không chính thức trong hai ngày 14-15/5. Một trong những vấn đề "nóng" nhất tại cuộc họp này là chuyện Phần Lan và Thụy Điển muốn gia nhập NATO.

Có rất nhiều câu chuyện "hậu trường" đã khiến việc Phần Lan và Thụy Điển muốn gia nhập NATO trở thành vấn đề "nóng bỏng" và tạo ý kiến trái chiều. 

vi sao nong chuyen phan lan thuy dien muon gia nhap nato hinh 1

Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin (trái) và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto. Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Tại sao Phần Lan và Thụy Điển vẫn chưa gia nhập NATO?

Trong khi các nước Bắc Âu khác như Na Uy, Đan Mạch và Iceland là thành viên ban đầu của liên minh, Thụy Điển và Phần Lan đã không tham gia hiệp ước vì lý do lịch sử và địa chính trị.

Cả Phần Lan, quốc gia tuyên bố độc lập khỏi Nga vào năm 1917 sau cuộc cách mạng Bolshevik, và Thụy Điển đã áp dụng các quan điểm chính sách đối ngoại trung lập trong Chiến tranh Lạnh, từ chối liên kết với Liên Xô hoặc Mỹ.

Đối với Phần Lan, điều này khó khăn hơn, vì họ có chung một biên giới rộng lớn với Nga. Để giữ hòa bình, người Phần Lan đã áp dụng một quy trình mà một số người gọi là "Phần Lan hóa", trong đó các nhà lãnh đạo thỉnh thoảng sẽ tuân theo các yêu cầu của Liên Xô.

Hành động cân bằng của cả hai nước đã kết thúc một cách hiệu quả với sự sụp đổ của Liên Xô. Họ cùng nhau gia nhập Liên minh châu Âu vào năm 1995 và dần dần điều chỉnh các chính sách quốc phòng của mình với phương Tây, trong khi vẫn né tránh việc gia nhập NATO.

Mỗi quốc gia có những lý do khác nhau để tránh đăng ký hiệp ước NATO song song với EU. Đối với Phần Lan, lý do địa chính trị là nguyên do chính, bởi có đường biên giới chung dài tới hơn 1335 km với Nga.

Mặc dù là một quốc gia độc lập, nhưng vị trí địa lý của Thụy Điển đặt nước này cần phải có cùng một "môi trường chiến lược" với Phần Lan. Vì vậy, Phần Lan và Thụy Điển đã có mối quan hệ đối tác chặt chẽ trong nhiều thập kỷ. Và bây giờ Thụy Điển nhiều khả năng sẽ tiếp bước Phần Lan, khi nước này muốn gia nhập NATO.

"Chúng tôi chia sẻ ý tưởng rằng sự hợp tác chặt chẽ sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước", Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson cho biết tại một cuộc họp báo vào tháng trước cùng với người đồng cấp Phần Lan, Sanna Marin.

Tư cách thành viên NATO đòi hỏi điều gì?

Mục đích hầu hết các nước gia nhập NATO là vì Điều 5 của hiệp ước: quy định rằng tất cả các bên ký kết coi một cuộc tấn công vào một thành viên là cuộc tấn công chống lại tất cả. Điều 5 đã là nền tảng của liên minh kể từ khi NATO được thành lập vào năm 1949 với tư cách là một đối trọng với Liên Xô.

Điều 5 đảm bảo rằng các nguồn lực của cả liên minh, bao gồm cả quân đội khổng lồ của Mỹ, có thể được sử dụng để bảo vệ bất kỳ quốc gia thành viên nào, chẳng hạn như các quốc gia nhỏ hơn sẽ không thể tự vệ nếu không có đồng minh của họ, như Iceland.

Cựu thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt cho biết, ông không tin các căn cứ quân sự lớn mới sẽ được xây dựng ở một trong hai quốc gia này kể cả khi họ gia nhập NATO. Ông nói rằng việc tham gia liên minh có thể đồng nghĩa với việc lập kế hoạch và huấn luyện quân sự chung giữa Phần Lan, Thụy Điển và 30 thành viên hiện tại của NATO. Các lực lượng của Thụy Điển và Phần Lan cũng có thể tham gia vào các hoạt động khác của NATO trên toàn cầu.

Tại sao Nga không thích NATO?

Tổng thống Nga Vladimir Putin coi NATO như một bức tường thành nhằm vào Nga. Trước cuộc khủng hoảng Ukraine, ông đã nói rõ niềm tin của mình rằng NATO đã tiến quá gần với Nga và nên rút lui về biên giới của những năm 1990, trước khi một số quốc gia láng giềng của Nga hoặc là các quốc gia thuộc Liên Xô cũ gia nhập liên minh quân sự này.

Mong muốn gia nhập NATO của Ukraine là một trong vô số những bất bình của Tổng thống Putin, trước khi ông tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước láng giềng này. 

Tại sao cuộc xung đột Ukraine đã thay đổi mọi thứ?

Cuộc xung đột Ukraine là động lực chính thúc đẩy Phần Lan và Thuỵ Điển thay đổi quan điểm của mình. Nếu Điện Kremlin sẵn sàng xung đột với Ukraine, một quốc gia với 44 triệu dân và GDP khoảng 516 triệu USD và lực lượng vũ trang hơn 200.000 quân đang hoạt động, thì các nước nhỏ hơn như Phần Lan ở Thụy Điển có lý do để lo sợ.

"Mọi thứ đã thay đổi sau cuộc xung đột Ukraine. Suy nghĩ của người dân ở Phần Lan, cũng như ở Thụy Điển, đã thay đổi rất đáng kể", Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin nói vào tháng 4.

Kể từ sau cuộc xung đột, sự ủng hộ của công chúng đối với việc gia nhập NATO ở Phần Lan đã tăng vọt từ khoảng 30% lên gần 80% trong một số cuộc thăm dò. Đa số người Thụy Điển cũng tán thành việc đất nước của họ tham gia liên minh.

Quốc Thiên (theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

(CLO) Hôm thứ Năm (28/3), Nga đã phủ quyết việc tiếp tục giám sát các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên về chương trình hạt nhân.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

(CLO) Ông Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, đã đến New Delhi hôm 28/3 trong chuyến thăm kéo dài hai ngày nhằm tăng cường quan hệ và hợp tác song phương với Ấn Độ.

Thế giới 24h
Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

(CLO) Chính phủ Colombia đã ra lệnh trục xuất tất cả các nhà ngoại giao khỏi Đại sứ quán Argentina ở Bogota sau khi Tổng thống Argentina Javier Milei “phát biểu xúc phạm” người đồng cấp Colombia.

Thế giới 24h
Xe buýt chở người đi Lễ Phục sinh rơi xuống vách đá, 45 người thiệt mạng ở Nam Phi

Xe buýt chở người đi Lễ Phục sinh rơi xuống vách đá, 45 người thiệt mạng ở Nam Phi

(CLO) Hàng chục tín đồ đã thiệt mạng sau khi một chiếc xe buýt đi dự Lễ Phục sinh lao xuống vách đá ở tỉnh Limpopo của Nam Phi vào thứ Năm (28/3).

Thế giới 24h
Chính phủ Mỹ giải ngân trước 60 triệu USD để xây dựng lại cây cầu bị sập ở Baltimore

Chính phủ Mỹ giải ngân trước 60 triệu USD để xây dựng lại cây cầu bị sập ở Baltimore

(CLO) Chính phủ Mỹ hôm thứ Năm (28/3) đã trao cho bang Maryland 60 triệu USD cứu trợ khẩn cấp liên bang để ứng phó với vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore, một khoản giải ngân rất nhanh sau một thảm họa như vậy.

Thế giới 24h