World Bank: Một tập đoàn FDI ngành lương thực đầu tư thêm 180 triệu USD vào Việt Nam

Thứ ba, 28/09/2021 08:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyên gia WB nhận định nhà đầu tư FDI vẫn tin tưởng vào triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vì tốc độ tăng trưởng năm 2020 vẫn ở mức tốt, gần 3% trong khi nền kinh tế của các quốc gia khác suy giảm nghiêm trọng.

Theo thông tin trao đổi với cơ quan báo chí, các chuyên gia kinh tế cao cấp đến từ các đối tác phát triển hàng đầu của Việt Nam là Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra các nhận định về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID-19: Khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp không nhìn vào những diễn biến ngắn hạn để quyết định. Nhiều doanh nghiệp FDI nhận định Chính phủ Việt Nam luôn cam kết và nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh thực chất, do đó các doanh nghiệp coi Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn trong dài hạn.

world bank mot tap doan fdi nganh luong thuc dau tu them 180 trieu usd vao viet nam hinh 1
Bài liên quan

Bà Dorsati Mandani, chuyên gia kinh tế cao cấp World Bank (WB) tại Việt Nam còn cho biết thêm: "Một tập đoàn sản xuất lương thực toàn cầu đã thông báo rằng họ đang đầu tư 180 triệu USD nữa vào Việt Nam vì tin tưởng vào triển vọng kinh tế của Việt Nam, một nền kinh tế còn nhiều dư địa để phát triển và đang thích ứng an toàn linh hoạt với COVID-19". 

Chuyên gia WB phân tích nhà đầu tư FDI vẫn tin tưởng vào triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vì tốc độ tăng trưởng năm 2020 vẫn ở mức tốt, gần 3% trong khi nền kinh tế của các quốc gia khác suy giảm nghiêm trọng.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, do bùng phát làn sóng dịch thứ 4, Việt Nam phải triển khai các biện pháp giãn cách xã hội nên đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Dự báo cập nhật mới nhất của WB ước tính tăng trưởng GDP của Việt Nam khoảng 4,8% trong năm 2021.

Bất chấp những thách thức trong quý III/2021, khi nhìn vào dòng vốn FDI trong tháng 8, WB vẫn thấy cam kết của các nhà đầu tư tăng lên. Trên thực tế, trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng vốn FDI cam kết đạt 14 tỷ USD, chỉ thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm 2020 trong khi vốn đầu tư giải ngân đạt 11,7 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.

“Đó là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư quốc tế vẫn kỳ vọng phát triển hoạt động kinh doanh tại Việt Nam”, chuyên gia WB nhận xét.

Chuyên gia cao cấp của WB nhận định thêm: Chính phủ đang làm việc tích cực để ngăn chặn dịch bệnh trong khi vẫn nỗ lực bảo đảm các hoạt động kinh tế, đặc biệt là một sự chuyển dịch quan trọng trong chiến lược “thích ứng an toàn linh hoạt với COVID-19”.

Trước đó vào tháng 4, Chính phủ đã công bố gói hoãn nộp thuế đến cuối năm 2021, đồng thời cũng đã công bố các chương trình hỗ trợ các hộ gia đình bị ảnh hưởng và lao động phi chính thức…

Với tư cách là đối tác phát triển lâu năm, WB vẫn đang duy trì và phát triển các kế hoạch hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới. Cho đến nay, Nhóm Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt các hoạt động hỗ trợ tín dụng ưu đãi và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam.

WB đã và đang hỗ trợ tài chính và tư vấn chính sách để Việt Nam củng cố hệ thống y tế, phục hồi nền kinh tế một cách linh hoạt và bền vững. WB cũng sẵn sàng tư vấn chia sẻ các ý tưởng và kinh nghiệm quốc tế để bảo đảm phục hồi tốt và thậm chí tận dụng cơ hội phát sinh từ đại dịch.

Về phía ADB, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp luôn nghiên cứu rất kỹ, để xây dựng các cơ sở kinh doanh, nhà máy… không nhìn vào những diễn biến ngắn hạn.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp FDI nhận định, Chính phủ Việt Nam có nhiều nỗ lực cải hiện môi trường kinh doanh, do đó, trong dài hạn, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài.

Nhìn chung, theo ghi nhận từ phía các nhà đầu tư luôn nhận thức và tin tưởng vào cam kết mạnh mẽ của Chính phủ với tiềm năng trung và dài hạn. Nhưng quan trọng, khâu thực thi phải thực hiện tốt như triển khai hỗ trợ an sinh xã hội nhanh chóng, giảm thiểu các thủ tục không cần thiết, bảo đảm việc làm, duy trì chuỗi cung ứng hiệu quả… sẽ giúp tăng cường lòng tin không chỉ DN FDI mà cộng đồng DN nói chung.

Chuyên gia ADB ủng hộ quan điểm chống dịch nhưng vẫn bảo đảm duy trì phát triển kinh tế của Chính phủ. Trong điều kiện cho phép, cần thực hiện phong toả có mục tiêu để  giảm thiệt hại kinh tế. Vì vậy, Việt Nam vẫn cần linh hoạt hơn trong các biện pháp sản xuất của DN trong bối cảnh dịch bệnh.

Khánh Ly

Bình Luận

Tin khác

Lãnh đạo Tập đoàn NVIDIA tiếp tục đến Việt Nam

Lãnh đạo Tập đoàn NVIDIA tiếp tục đến Việt Nam

(CLO) Ngày 22/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có buổi làm việc với ông Keith Strier, Phó Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô