Xử lý tổ chức, cá nhân mạo danh các đài truyền hình quảng cáo thực phẩm chức năng

Thứ năm, 10/03/2022 18:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều trường hợp giả danh Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Công an, Quốc phòng, sử dụng hình ảnh người của công chúng, nhà khoa học đã nghỉ hưu để quảng cáo thực phẩm như thuốc chữa bệnh, đặc biệt quảng cáo trên mạng xã hội, đài truyền hình địa phương.

Ngày 10/3, tại Hội nghị trực tuyến "Phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe năm 2022”, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cung cấp nhiều thông tin về tình trạng quảng cáo sai sự thật, quảng cáo quá công dụng của sản phẩm, gây hiểu lầm với thuốc chữa bệnh.

Bài liên quan
xu ly to chuc ca nhan mao danh cac dai truyen hinh quang cao thuc pham chuc nang hinh 1

Ngang nhiên giả mạo Đài truyền hình Việt Nam để quảng cáo trục lợi là hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo, thậm chí đó còn là tội ác khi đánh lừa người bệnh bất chấp hậu quả. Ảnh: tingia.gov.vn

Ông Phong cũng nêu nhiều trường hợp giả danh Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Công an, Quốc phòng, sử dụng hình ảnh người của công chúng, nhà khoa học đã nghỉ hưu để quảng cáo thực phẩm như thuốc chữa bệnh, đặc biệt quảng cáo trên mạng xã hội, đài truyền hình địa phương.

Nhiều đơn vị sử dụng hình ảnh uy tín, thư tín của các cơ sở y tế, bác sỹ; quảng cáo thực phẩm kèm theo ý kiến phản hồi của người tiêu dùng có tác dụng điều trị bệnh hoặc có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Nhiều đơn vị quảng cáo thực phẩm đưa thông tin khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung quảng cáo; quảng cáo các sản phẩm thực phẩm không đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã tăng cường phối hợp với các đơn vị xử lý vấn đề này, trong năm 2020 và 2021 Cục An toàn thực phẩm đã xử lý 197 trường hợp vi phạm về quy định quảng cáo, với gần 4 tỷ đồng tiền phạt. Bên cạnh hình thức xử phạt tài chính, Cục còn đăng tải công khai các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật; buộc tháo gỡ các nội dung vi phạm.

Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm chuyển Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông các website, đường link quảng cáo vi phạm để phối hợp xác định chủ thể (375 đường link trong đó có 67 đường link Facebook).

Lê Tâm

Bình Luận

Tin khác

Cảnh báo tình trạng mạo danh người của cơ quan BHXH nhằm lừa đảo người dân

Cảnh báo tình trạng mạo danh người của cơ quan BHXH nhằm lừa đảo người dân

(CLO) BHXH Việt Nam vừa có cảnh báo về tình trạng mạo danh cơ quan, viên chức và người lao động BHXH để lừa đảo người dân bằng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi.

Chống tin giả
Cục An toàn thông tin lưu ý người dân về 7 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến

Cục An toàn thông tin lưu ý người dân về 7 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến

(CLO) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa phát đi thông báo lưu ý người dân về 7 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến, gồm 5 hình thức diễn ra trong nước và 2 hình thức được các đối tượng thực hiện ở quy mô quốc tế.

Chống tin giả
Xử phạt TikToker nói Sài Gòn nhiều trộm cắp là do văn hóa

Xử phạt TikToker nói Sài Gòn nhiều trộm cắp là do văn hóa

(CLO) Thông cáo vừa phát đi của Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP HCM cho biết, với sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ TT&TT, ngày 2/4, Sở TT&TT TP HCM phối hợp với Sở TT&TT tỉnh Bắc Giang xử lý vi phạm đối với ông Nguyễn Nhật Hải về việc dùng tài khoản Tiktok “@nhathaibiettuot”.

Chống tin giả
Xử phạt đối tượng đăng tin sai sự thật vụ va chạm giao thông ở Trần Cung, Hà Nội

Xử phạt đối tượng đăng tin sai sự thật vụ va chạm giao thông ở Trần Cung, Hà Nội

(CLO) Công an thành phố Hà Nội vừa lập hồ sơ xử phạt một trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến vụ va chạm giao thông tại đường Trần Cung.

Chống tin giả
Công bố 403 website vi phạm pháp luật, đề nghị không quảng cáo

Công bố 403 website vi phạm pháp luật, đề nghị không quảng cáo

(CLO) Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tiến hành cập nhật danh sách các trang thông tin điện tử vi phạm pháp luật (gọi tắt là Black List) của năm 2023, nâng tổng số trang web vi phạm pháp luật là 403.

Chống tin giả