(NB&CL) 30 năm qua kể từ ngày thành lập, ngày 5/7/1989, nhà giàn DK1 đã tồn tại hiên ngang giữa biển Đông, xứng danh là “Cột mốc chủ quyền Quốc gia đặc biệt trên biển”, góp phần lớn vào công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.
Công trình phi thường, “chưa từng có tiền lệ trên thế giới”
Cuối tháng 8/1988, khi tinh thần đổi mới, phát triển đất nước lan rộng khắp cả nước, cũng trong bối cảnh các thế lực nước ngoài lăm le dòm ngó vùng biển Việt Nam, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân đã báo cáo, đề nghị Bộ Chính trị cho chủ trương tổ chức lực lượng ra đóng tại các khu vực bãi cạn trên thềm lục địa phía Nam, làm chỗ dựa cho các hoạt động thăm dò, khai thác và nghiên cứu của các ngành thủy sản, dầu khí, khí tượng thủy văn. Hiện thực hóa ý tưởng này cũng chính là việc thể hiện ý chí quyết tâm lớn của Đảng, Nhà nước ta trên con đường phát triển kinh tế biển, từng bước hình thành chiến lược phát triển kinh tế biển phục vụ các mục tiêu xây dựng, phát triển đất nước, khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở khu vực này.
Từ mục tiêu lớn ấy, trên cơ sở đề nghị của Quân chủng Hải quân, ngày 5/7/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành Chỉ thị số 180 về việc xây dựng Cụm Kinh tế - Khoa học - Dịch vụ (gọi tắt là DK1) tại khu vực bãi đá ngầm trên thềm lục địa phía Nam, thuộc Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (nay là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Nhà giàn đầu tiên được xây dựng kiểu boong tong ở bãi cạn Phúc Tần. Ảnh: TTXVN
Tuy nhiên, từ chủ trương đến hiện thực là hành trình không hề dễ dàng. Ngày 6/11/1988, biên đội tàu HQ 713 và HQ 668 do Trung tá Phạm Xuân Hoa, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 171 Hải quân chỉ huy, cùng đoàn khảo sát đã vượt sóng ra thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Tháng 5/1989, các biên đội tàu của Lữ đoàn 171 và Hải đoàn 129 phối hợp với tàu kéo chuyên dụng của Bộ GTVT bắt đầu chở khung nhà giàn, cùng vật liệu sắt thép vượt sóng ra bãi cạn Phúc Tần.
Không chỉ là mốc tiền tiêu khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên thềm lục địa, 30 năm qua, các nhà giàn DK1 còn là những ngọn hải đăng trên thềm lục địa; là chỗ dựa để bà con ngư dân làm ăn tại các vùng biển phía Nam. Với ngư dân, sau những ngày dài lênh đênh rong ruổi theo những luồng cá trên biển, ánh sáng từ những ngọn đèn trên nhà giàn chính là nguồn động viên tinh thần to lớn với họ; để họ cảm nhận mình không lẻ loi, cô đơn giữa biển cả mênh mông. Nhất là vào những ngày trời mưa bão, khi đại dương nổi cơn phong ba thịnh nộ, giữa khoảng không mù mịt không phân biệt được đâu biển, đâu trời. Những ngôi nhà giàn nhỏ bé giữa trùng khơi ấy lại là điểm tựa vững chắc, là chiếc bè cứu sinh vững vàng cho ngư dân bám trụ.
Giữa trùng khơi mênh mông sóng nước, giữa địa chất, địa tầng, khí hậu khắc nghiệt (nhà giàn DK1 được xây trên bãi san hô, nền đất bùn yếu với mực nước sâu hàng chục mét; Mực nước bãi san hô thấp nhất là 7m ở khu vực nhà giàn DK1/3 ở bãi Phúc Tần hiện nay; còn mực nước sâu nhất là 25m khu vực nhà giàn DK1/15 ở bãi Phúc Nguyên hiện nay; Mùa gió đông bắc, sóng cực đại cao đến 8m, sóng bão tố cao tới 15m có thể đánh trùm nước lên tòa nhà 5 tầng)… điều kiện vật tư, trang bị và cả kiến thức còn hạn chế, thời gian thi công thì gấp gáp … những người lính Hải quân tham gia thi công xây dựng hệ thống nhà giàn ngày ấy mới thấm thía hơn bao giờ hết câu nói “Xây một ngôi nhà trên đất liền đã khó, thì “xây nhà” trên biển càng khó hơn gấp vạn lần”.
Nhưng khi Tổ quốc cần, Tổ quốc gọi, thì dường như không thể có gì làm khó những người lính Việt Nam. Chạy đua với thời gian, thách thức với thời tiết… những người lính xây dựng công trình DK1 sau hơn một tháng chạy đua với sóng gió, ngày 10/6/1989, nhà giàn đầu tiên mang phiên hiệu Phúc Tần rộng khoảng 25m2 hoàn thành. Toàn bộ công trình nặng 250 tấn, cao 45m, trụ vững giữa Biển Đông. Tiếp sau đó, nhà giàn 3A Phúc Tần và 6A Ba Kè được gấp rút hoàn thiện. Đây chính là 3 nhà giàn đầu tiên, là “cột mốc chủ quyền quốc gia đặc biệt trên biển”, tiên phong chốt giữ thềm lục địa, nơi tiền tiêu của Tổ quốc.
Thời điểm đó, nhận xét về sự ra đời của chuỗi nhà giàn DK1 này, nhiều nhà quan sát đã không ngần ngại đánh giá đây là công trình phi thường, “chưa từng có tiền lệ trên thế giới”.
Cho đến nay, đã có 20 nhà giàn được xây dựng trên thềm lục địa phía Nam biển Đông gồm 7 cụm DK1: Phúc Tần, Phúc Nguyên, Quế đường, Huyền Trân, Ba Kè, Tư Chính và Cà Mau.
Cùng với việc xây dựng các nhà giàn, Quân chủng Hải quân đã thành lập Khung quản lý DK1 (nay là Tiểu đoàn DK1) trực thuộc Lữ đoàn 171, làm nhiệm vụ quản lý, chốt giữ, bảo vệ các nhà giàn DK1 và các bãi đá ngầm trên thềm lục địa phía Nam Tổ quốc.
Dũng khí Việt Nam giữa biển trời
Những người lính Hải quân lý giải, DK còn có nghĩa là dũng khí. Dũng khí để có được chuỗi nhà giàn DK1 và dũng khí để bảo vệ bằng được DK1 cho đến ngày hôm nay.
Và thực sự với dũng khí, khí phách ấy, 30 năm qua, mỗi nhà giàn DK1 là một cột mốc, hệ thống 20 nhà giàn DK1 đã thực sự trở thành vành đai thép trên biển, phục vụ hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế biển; tạo sự liên hoàn từ đất liền ra quần đảo Trường Sa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Mọi sự so sánh đều là khập khiễng nhưng thực sự, để xây dựng nên DK1 đã khó khăn, gian nan, làm nhiệm vụ trên các nhà giàn DK1 cũng khó khăn, gian nan không kém. Gian nan ấy không chỉ là vấn đề nước ngọt, lương thực thực phẩm thiếu thốn, là sự xa cách biền biệt, đằng đẵng với đất liền, với người thân, mà nguy hiểm nhất là luôn phải đối mặt với quân thù và thiên nhiên khắc nghiệt.
Cũng chính thiên nhiên khắc nghiệt đã làm đổ, chìm không ít nhà giàn. Các trận cuồng phong vào tháng 12/1990 ở nhà giàn DK1/3 Phúc Tần và năm 1998 ở nhà giàn DK1/6 Phúc Nguyên ghi dấu sự hy sinh của 6 cán bộ, chiến sĩ.
Nhưng phong ba bão táp cũng không thể làm thui chột bản lĩnh của “những người lính cụ Hồ”. Bất chấp giông bão, với tinh thần “còn người, còn nhà giàn”, các cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1 vẫn kiên quyết không một lúc nào rời nhà giàn. Bên cạnh việc chống chọi kiên cường với thiên tai, để trụ vững lâu dài trên những ngôi nhà nổi giữa đại dương, cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1 tìm mọi cách để tạo nguồn cung thực phẩm tại chỗ và họ đã thành công. Nước biển mặn chát và sóng vỗ ầm ào đã không thể ngăn nổi màu xanh tươi mát nơi nhà giàn.
Trong những ngày qua, nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam; hành vi này xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định theo các quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982. Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không có những hành vi làm gia tăng căng thẳng, gây phức tạp tình hình, đe dọa đến hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam phù hợp luật pháp quốc tế và pháp luật của Việt Nam.
Về phần mình, những cán bộ chiến sĩ trên các nhà giàn cụm Tư Chính nói riêng, hệ thống nhà giàn DK1 vẫn luôn cảnh giác, vững chắc tay súng, hiên ngang canh giữ biển trời.
Thế hệ cán bộ chiến sĩ Hải quân hôm nay không thể không nhắc tới một vị tướng có tầm nhìn chiến lược về biển đảo, cố Thượng tướng Đô đốc Giáp Văn Cương, người đã khai sinh ra nhà giàn DK1. Năm 1989, tướng Cương lúc đó giữ cương vị Tư lệnh Hải quân. Vào thời điểm cách đây ba thập kỷ ông đã nhận thấy các giàn khoan dầu khí hoạt động nhất thiết phải có lực lượng bảo vệ vòng ngoài. Lực lượng này phải sử dụng Bộ đội Hải quân, đủ sức mạnh, am hiểu về biển đảo. Việc triển khai Hải quân ra trấn giữ theo “vòng cung” từ hướng biển trên phần thềm lục địa của Tổ quốc là đỉnh cao “chiến lược phòng thủ biển”, vừa bảo vệ an toàn cho các giàn khoan dầu khí hoạt động, khai thác và phát triển kinh tế biển trong tương lai, vừa có tầm chiến lược lâu dài, bảo vệ đất nước từ hướng biển. Bởi vậy, ngay từ năm 1985, tướng Cương đề xuất ý tưởng xây dựng nhà giàn DK1.
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội đang được lấy ý kiến, cho phép tận dụng công trình tài sản công như trụ sở cơ quan đã di dời, cơ sở sản xuất bỏ hoang hay hạ tầng chưa sử dụng để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa.
(CLO) Về ứng phó với các chính sách của các nước, nhất là thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ tinh thần chung là không hoảng hốt, hoang mang, lo sợ mà giữ vững bản lĩnh, trí tuệ, bình tĩnh xử lý chủ động, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nắm chắc tình hình, đề ra kế hoạch, giải pháp cả trước mắt và lâu dài, cả trực tiếp và gián tiếp, cả thuế quan và phi thuế quan, thương mại và phi thương mại, có cả biện pháp tổng thể, chiến lược và cả giải pháp cụ thể, có trọng điểm và diện rộng.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…
(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.
(CLO) Tối 5/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) với chủ đề “Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.
(CLO) Chiều 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng trình Chính phủ bổ sung cơ chế về Chỉ định thầu cho dự án trong tháng 4/2025; Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội vào tháng 5 năm 2025.
(CLO) Khoảng 13h30 ngày 5/4 theo giờ địa phương (tức 15h30 giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tashkent, Cộng hòa Uzbekistan, bắt đầu tham dự tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Uzbekistan từ ngày 5-8/4.
Với các hoạt động thực chất, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Cộng hòa Armenia đã thành công tốt đẹp, góp phần mở ra trang mới cho hợp tác nghị viện hai nước.