(CLO) Khi làn sóng virus Corona thứ hai tàn phá Ấn Độ, với hơn 350.000 ca nhiễm được báo cáo hàng ngày, gia đình của những người bị bệnh phải ráo riết tìm kiếm sự giúp đỡ trên mạng xã hội và thị trường chợ đen. Quốc gia đông dân nhất Nam Á đang rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất lịch sử.
Từ sáng đến tối, những gia đình có người nhiễm COVID-19 lùng sục các tài khoản Instagram, Twitter, thả tin nhắn trên các nhóm WhatsApp và làm việc thông qua danh bạ điện thoại của mình. Họ đang tìm giường bệnh, oxy, thuốc Covid Remdesivir và huyết tương.
Ấn độ đang rơi vào tình huống hỗn loạn và choáng ngợp trước một “cơn bão COVID-19” khủng khiếp. Một tin nhắn WhatsApp bắt đầu được công bố: "Hai giường ICU miễn phí". Ít phút sau, chúng biến mất và được thông báo sở hữu bởi bất kỳ ai tiếp cận trước. Những thông báo khác như "Cần gấp máy tạo oxy. Vui lòng giúp đỡ" tràn lan trên các mạng xã hội và nhận hàng nghìn bút biểu tượng chia sẻ.
Chưa bao giờ hệ thống y tế Ấn Độ đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng như hiện tại. Mặc dù chính phủ của Thủ tướng Modi đã rất nỗ lực trong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch, nhưng người dân đang thực sự hoang mang bởi làn sóng COVID quá mạnh khiến nhiều người đang phải tự tìm kiếm sự may mắn giữa sự sống và cái chết trong bối cảnh các nguồn lực cạn kiệt.
Quả thật, nhu cầu về oxy và máy thở đang vượt quá khả năng cung cấp trong khi những người ốm yếu không có thời gian để chờ đợi. Các báo cáo từ chính phủ cho thấy hàng nghìn người tử vong mỗi ngày bởi COVID-19, nhưng các chuyên gia nhận định con số thực tế cao hơn rất nhiều bởi hệ thống thống kê không tốt ở một số bang tại Ấn Độ.
Trong một bài viết trên BBC, nhà báo Georgina Rannard chia sẻ câu chuyện về một người cố gắng tìm kiếm oxy ở Ấn Độ, rằng tình trạng tại quốc gia gần 1,4 tỷ dân rất nghiêm trọng và cái chết có thể đến với bất cứ ai và bất cứ lúc nào.
“Khi tôi bắt đầu tác phẩm này vào thứ Sáu, tôi đã nói chuyện với một người đàn ông đang tìm kiếm oxy trên WhatsApp cho người anh họ 30 tuổi của anh ta ở Uttar Pradesh. Vào thời điểm tôi hoàn thành nó vào Chủ nhật, anh ấy đã chết”, Rannard viết.
Giữa sự hỗn loạn, nhiều cá nhân đang tham gia để cố gắng mang lại một số trật tự và tập trung thông tin, thiết lập các nhóm cộng đồng và sử dụng tài khoản Instagram để luân chuyển liên hệ. Arpita Chowdhury, 20 tuổi và một nhóm sinh viên tại trường đại học của cô ở thủ đô Delhi đang vận hành một cơ sở dữ liệu trực tuyến về thông tin mà họ tự thu thập và xác minh.
"Nó đang thay đổi từng giờ từng phút. Năm phút trước, tôi được biết rằng có một bệnh viện có 10 giường còn trống, nhưng khi tôi gọi thì không còn giường nào", cô giải thích.
Cùng với các đồng nghiệp của mình, cô gọi đến các số liên lạc được quảng cáo trên mạng xã hội cung cấp oxy, giường, huyết tương hoặc thuốc và đăng thông tin đã được xác minh trực tuyến. Sau đó, cô tiếp nhận các yêu cầu từ người thân của bệnh nhân Covid để yêu cầu giúp đỡ. "Ở cấp độ cơ bản nhất, đó là điều chúng tôi có thể làm để giúp đỡ", cô nói.
Đau khổ tìm cách cứu sống người thân
Trong bối cảnh đại dịch đang hoành hành, nhiều người dân Ấn Độ đang kiệt sức và đau khổ sau nhiều ngày gồng gánh với việc tìm kiếm phương pháp điều trị cứu sống người thân của mình.
"Bây giờ là 6 giờ sáng ở Ấn Độ và đó là lúc chúng tôi bắt đầu các cuộc gọi. Chúng tôi tìm hiểu nhu cầu của ông tôi trong ngày - oxy hoặc thuốc tiêm - và chúng tôi nhấn WhatsApp và gọi cho mọi người mà chúng tôi biết", Avani Singh giải thích.
Cụ ông 94 tuổi của cô bị bệnh COVID-19 ở Delhi. Từ nhà của họ ở Mỹ, Avani và mẹ của cô, Amrita, mô tả họ đã truy cập vào một trang web chuyên tư vấn, cung cấp các dịch vụ về gia đình, bạn bè, người thân và các mối quan hệ nghề nghiệp, để tìm kiếm giúp đỡ nhưng nhanh chóng suy sụp bởi nhu cầu quá lớn.
"Chúng tôi làm việc với mọi liên hệ mà chúng tôi biết. Tôi đã tìm kiếm trên mạng xã hội - có những trang tôi theo dõi nói rằng 'như vậy và được xác nhận là có giường ICU' hoặc 'nơi này có oxy'. Chúng tôi đã thử khoảng 200 nơi", Avani giải thích.
Cuối cùng thông qua một người bạn cùng trường, họ đã tìm thấy một bệnh viện có giường nhưng phát hiện ra ở đó không có ôxy. Lúc này, ông của Avani đã bất tỉnh. Amrita giải thích: “Sau đó, tôi đăng một lời cầu xin trên Facebook và một người bạn đã biết một phòng cấp cứu với bình dưỡng khí - vì người bạn đó mà ông tôi đã sống sót qua đêm”.
Tình trạng sức khỏe của ông của Avani đã được cải thiện nhưng nhiệm vụ phía trước đối với Avani và Amrita là tiếp tục tìm kiếm thuốc tiêm Remdesivir. Họ tiếp tục thực hiện các cuộc gọi và anh trai của Amrita sống trong ổ dịch Delhi phải sục sạo khắp các địa điểm và quãng đường di chuyển một ngày lên đến 100 dặm (160km).
"Ông của tôi là người bạn tốt nhất của tôi. Tôi không thể cảm ơn những người điều hành trang Instagram đủ cho tất cả những gì họ đang làm", Avani nói.
Lo lắng hàng giả và những kẻ đầu cơ
Khi những nỗi khổ về việc tìm kiếm nơi cung cấp oxy chưa dứt, Avani nói riêng và nhiều người dân Ấn Độ nói chung lại phải đối mặt với một thực tế nghiệt ngã và đau khổ khác là hàng giả và những kẻ đầu cơ thiết bị y tế.
"Chúng tôi nghe nói có một hiệu thuốc có Remdesivir, nhưng vào thời điểm anh họ tôi đến đó thì không còn chỗ nào. Nó mở cửa lúc 8h30 sáng và mọi người đã xếp hàng từ nửa đêm - chỉ 100 người đầu tiên được tiêm”, Amrita, mẹ của Avani nói.
“Bây giờ họ đang bán thuốc trên thị trường chợ đen. Nó có giá chỉ là 1.200 rupee (16 USD), nhưng họ đang bán với giá 100.000 rupee (1.334 USD) - và bạn không thể đảm bảo nó là thật”, Amrita giải thích.
Giống như Amrita nhiều người trên khắp Ấn Độ buộc phải tìm đến chợ đen để mua bình oxy, thuốc chữa COVID-19 và chấp nhận trả cái giá “cắt cổ” để đổi lấy cơ hội sống sót cho người thân của họ - dù chất lượng thuốc ở thị trường này chưa được kiểm chứng.
Aditya Gupta đã đi hỏi khắp nơi nhưng không thể tìm được tìm kiếm một máy tạo oxy cho người anh họ mắc bệnh hiểm nghèo ở Gorakhpur, một thị trấn phía bắc của bang Uttar Pradesh, nơi đang quay cuồng với những ca bệnh và tử vong ngày càng tăng. Trong khi tình trạng của người anh Saurabh Gupta liên tục chuyển biến xấu đi, Gupta phải dành cả ngày Chủ nhật để tìm mua bình oxy, nhưng vô ích.
Cuối cùng Gupta đã quyết định tìm đến chợ đen, và chấp nhận trả cái giá “trên trời”, với hơn 50.000 rupee (670 USD), để mua một bình oxy có giá thị trường chỉ bằng 1/8. Tuy nhiên giờ thì cả bố và mẹ anh cũng mắc bệnh, và Gupta hiểu rằng anh sẽ không thể mua được một bình oxy khác ở chợ đen.
Những câu chuyện như của Avani hay Gupta có thể nói là khá phổ biến ở Gorakhpur, New Delhi, Noida, Lucknow, Allahabad, Indore và rất nhiều thành phố khác trên khắp Ấn Độ, nơi COVID-19 như một cơn bão ập xuống khiến nhiều gia đình đang tuyệt vọng vì hệ thống y tế bị quá tải, không thể tiếp nhận thêm người bệnh.
Một số gia đình với nỗ lực cứu người thân đã phải tìm đến chợ đen, nhưng có nhiều trường hợp được ghi nhận gục chết trước cửa bệnh viện vì không đủ tiền mua thuốc và bình oxy ở chợ đen.
(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Theo người dân, khoảng 50-70 năm trước, khu vực ngõ 167 phố Tây Sơn là nghĩa trang. Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục kiểm đếm, đưa các hài cốt vào tiểu quách mới.
̣̣̣(CLO) Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 cá nhân là môi giới bất động sản đang hoạt động, tuy nhiên nghề môi giới có sự phân hóa về trình độ chuyên môn và khả năng tuân thủ chuẩn mực đạo đức. Trước thực tế này, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, văn hóa và ứng xử nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản.
(CLO) Thấy ngôi nhà trên phố Ngô Thì Nhậm (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khoá cửa bốc cháy ngụt ngụt, nhóm thanh niên dũng cảm phá cửa, dùng bình cứu hỏa phun thẳng vào vị trí ngọn lửa bùng lên.
(CLO) Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, 11 tháng qua, cả nước ghi nhận 9 cơn bão, 232 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất; làm 513 người chết và mất tích; tổng thiệt hại kinh tế ước tính hơn 84 nghìn 900 tỷ đồng.
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Juventus và Napoli tỏ ra sốt sắng trong việc chiêu mộ Joshua Zirkzee ngay trong phiên chợ tháng 1/2025. Mùa này, Zirkzee mới chỉ ra sân 432 phút tại Premier League, ghi được 1 bàn thắng và có 1 pha kiến tạo.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.