Ấn Độ thừa nhận nhiều thi thể nhiễm Covid-19 bị vứt trên sông Hằng

Chủ nhật, 16/05/2021 16:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chính quyền một bang của Ấn Độ chính thức thừa nhận trong một bức thư gửi Reuters về một thực tế đáng báo động rằng, nhiều bệnh nhân COVID-19 đã bị vứt trên sông Hằng và cho rằng điều này có thể xuất phát từ sự nghèo đói và lo sợ về căn bệnh này trong các ngôi làng.

Một người đàn ông mặc đồ bảo hộ đang chuẩn bị hỏa táng thi thể người thân chết vì COVID-19 trên bờ sông Hằng tại Garhmukteshwar ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, ngày 6 tháng 5, 2021 - Ảnh: REUTERS

Một người đàn ông mặc đồ bảo hộ đang chuẩn bị hỏa táng thi thể người thân chết vì COVID-19 trên bờ sông Hằng tại Garhmukteshwar ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, ngày 6 tháng 5, 2021 - Ảnh: REUTERS

Bài liên quan

Gần đây, thế giới choáng váng khi chứng kiến hình ảnh những xác chết trôi xuống sông Hằng, nơi mà những người theo đạo Hindu coi là linh thiêng, trong bối cảnh khiến Ấn Độ đang quay cuồng với tình trạng lây nhiễm bùng phát tồi tệ nhất thế giới.

Mặc dù các phương tiện truyền thông đã liên hệ sự gia tăng gần đây của số lượng các thi thể như vậy với đại dịch, nhưng bang Uttar Pradesh phía bắc, nơi sinh sống của 240 triệu người, cho đến nay vẫn chưa công khai nguyên nhân cái chết.

Một quan chức cấp cao của tiểu bang, Manoj Kumar Singh, cho biết: "Chính quyền có thông tin rằng thi thể của những người không chống chọi được với COVID-19 hoặc bất kỳ căn bệnh nào khác đang được ném xuống sông thay vì được xử lý theo nghi lễ thích hợp".

"Kết quả là, các thi thể đã được vớt lên từ các con sông ở nhiều nơi", ông cho biết thêm.

Ông Singh cũng cho biết việc khám nghiệm tử thi trên 4-5 thi thể ở bang Ghazipur không cho thấy bị nhiễm virus.

"Các thi thể đang phân hủy, vì vậy tôi không chắc trong trạng thái này có thể tìm thấy dương tính với virus Corona hay không", ông nói trong một tin nhắn.

Thủ tướng Narendra Modi hôm thứ Bảy (15/5) kêu gọi các quan chức tăng cường các nguồn lực chăm sóc sức khỏe nông thôn và tăng cường giám sát vì virus lây lan nhanh chóng ở những khu vực này, sau khi tàn phá các thành phố.

Uttar Pradesh, nơi có dân số hơn cả Brazil hay Pakistan, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt bùng phát COVID-19 lần thứ hai của Ấn Độ. Các chuyên gia y tế cho biết nhiều trường hợp không bị phát hiện trong các ngôi làng ở bang này.

Trong báo cáo của mình, ông Singh cho biết việc không đủ tiền để mua các vật liệu như củi để hỏa táng – một tín ngưỡng tôn giáo ở một số cộng đồng tại Ấn Độ - mà các gia đình bỏ rơi nạn nhân vì lo sợ căn bệnh này là một trong những nguyên nhân có thể khiến giá nguyên vật liệu bị đẩy lên cao do nạn đầu cơ.

Ông Singh yêu cầu các quan chức cấp làng đảm bảo không có xác chết nào bị ném xuống nước và cho biết chính quyền bang sẽ trả cho các gia đình nghèo 5.000 rupee (68 USD) mỗi người để hỏa táng hoặc chôn xác người chết.

Bang Uttar Pradesh cũng đã yêu cầu cảnh sát tuần tra các con sông để ngăn chặn hoạt động này.

Ấn Độ đã báo cáo khoảng 4.000 ca tử vong hàng ngày vì căn bệnh này trong gần hai tuần, nhưng các chuyên gia y tế cho biết con số này có thể cao hơn nhiều vì khả năng thống kê và kiểm soát kém ở các vùng nông thôn.

Số người chết tăng vọt đã dẫn đến tình trạng tồn đọng tại các lò hỏa táng ở nhiều nơi và khiến chi phí của các nghi lễ hoa thiêu tăng lên gấp bội.

Hôm thứ Bảy (15/5), phát ngôn viên Navneet Sehgal của Uttar Pradesh bác bỏ thông tin từ báo chí rằng có tới 2.000 xác chết của các nạn nhân có khả năng nhiễm virus Corona đã được đưa lên từ các con sông ở bang này và bang lân cận Bihar trong những ngày gần đây.

Sehgal nói với Reuters, “chúng tôi liên tục thu hồi 10 đến 20 thi thể”, và nói thêm rằng một số ngôi làng ven sông không hỏa táng người chết do truyền thống của đạo Hindu trong một số thời kỳ có ý nghĩa tôn giáo.

Các quan chức Bihar đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Tin khác

Zimbabwe đói kém vì mùa màng khô héo do El Nino

Zimbabwe đói kém vì mùa màng khô héo do El Nino

(CLO) Zimbabwe chìm trong khủng hoảng kể từ năm 2000 khi cựu Tổng thống Robert Mugabe tịch thu các trang trại thuộc sở hữu của người da trắng, làm gián đoạn sản xuất và dẫn đến sản lượng giảm mạnh, khiến nhiều người dân Zimbabwe phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực để sinh tồn.

Thế giới 24h
Các tay súng lại bắt cóc 87 dân làng ở phía bắc Nigeria

Các tay súng lại bắt cóc 87 dân làng ở phía bắc Nigeria

(CLO) Cảnh sát cho biết hôm thứ Hai (18/3) rằng một băng đảng có vũ trang đã bắt cóc ít nhất 87 người từ một ngôi làng ở bang Kaduna của Nigeria.

Thế giới 24h
Ông Vladimir Putin được chào đón và chúc mừng sau khi tái đắc cử Tổng thống Nga

Ông Vladimir Putin được chào đón và chúc mừng sau khi tái đắc cử Tổng thống Nga

(CLO) Tổng thống Vladimir Putin đã được chào đón trong một sự kiện tại Quảng trường Đỏ ở Moscow một ngày sau khi thắng bầu cử Nga, qua đó sẽ tiếp tục lãnh đạo nước Nga thêm một nhiệm kỳ 6 năm nữa.

Thế giới 24h
Ông Kim Jong Un giám sát cuộc tập trận với bệ phóng tên lửa 'siêu lớn' của Triều Tiên

Ông Kim Jong Un giám sát cuộc tập trận với bệ phóng tên lửa 'siêu lớn' của Triều Tiên

(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã giám sát cuộc tập trận của các đơn vị pháo binh ở phía tây nước này liên quan đến nhiều bệ phóng tên lửa "siêu lớn", theo hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên cho biết vào thứ Ba (19/3).

Thế giới 24h
Hết tiền viện trợ, Lầu Năm Góc muốn các đồng minh cam kết với Ukraine

Hết tiền viện trợ, Lầu Năm Góc muốn các đồng minh cam kết với Ukraine

(CLO) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm thứ Ba (19/3) sẽ cố gắng thuyết phục các đồng minh châu Âu rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn cam kết hỗ trợ Ukraine, ngay cả khi chính quyền Mỹ về cơ bản đã hết tiền để tiếp tục vũ trang cho Kiev.

Thế giới 24h