Ba vấn đề nhức nhối của giáo dục đã thay đổi từ khi có dịch Covid-19

Thứ tư, 01/07/2020 14:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tình trạng chương trình quá tải, thời gian học hè quá nhiều hay hiệu quả việc ứng dụng công nghệ chưa cao đã được khắc phục nhanh chóng từ khi có dịch Covid -19.

Nhiều năm qua câu chuyện học sinh tựu trường, đi học trước khai giảng cả tháng trời, nội dung chương trình phổ thống nặng khiến nhiều học sinh quá tải hay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học hiệu quả chưa cao đã tốn rất nhiều giấy mực của báo chí và tâm huyết của nhiều chuyên gia.

Bộ Giáo dục và Đào tạo mặc dù đã có những cố gắng điều chỉnh nhưng sự thay đổi là không được như kỳ vọng.

Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát thì các vấn đề trên nhanh chóng được cả xã hội và ngành giáo dục quan tâm như một nhu cầu bức thiết cần phải thay đổi nhanh chóng nên không thể trì hoãn.

Chính vì vậy, trong thời gian qua ngành giáo dục đã có những bước thay đổi nhanh chóng nhận được sự ủng hộ lớn từ dư luận.

Ngành giáo dục đã có nhiều thay đổi tích cực từ khi dịch Covid-19 bùng phát (ảnh minh họa - Trinh Phúc).

Ngành giáo dục đã có nhiều thay đổi tích cực từ khi dịch Covid-19 bùng phát (ảnh minh họa - Trinh Phúc).

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học

Trước khi có dịch Covid -19, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học từ xa, dạy học trực tuyến đã được đề cập đến nhưng hiệu quả không cao, ứng dụng không rộng rãi.

Tuy nhiên, khi có dịch Covid -19, khi học sinh không đến trường thì nhu cầu bức thiết việc dạy học đã thôi thúc cả ngành giáo dục tiến lên bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lần đầu tiên dạy học từ xa qua internet, trên truyền hình được triển khai trên phạm vi cả nước.

Ở bậc đại học có trên 50% trường đại học tổ chức dạy học từ xa. Ở bậc phổ thông tổng hợp qua hơn 4 tháng triển khai dạy học từ xa phòng chống dịch Covid-19 cho thấy, các cơ sở giáo dục đã tổ chức tốt việc dạy học qua internet, trên truyền hình cho tất cả đối tượng học sinh.

Các sở GD&ĐT tích cực đóng góp bài giảng, tham gia xây dựng nội dung dạy học trên truyền hình. Kết quả, 324 bài học đã được phát trên kênh VTV7 và kênh K+.

Các thành phố trực thuộc Trung ương dẫn đầu về tỷ lệ học sinh học qua internet (86,5%) và trên truyền hình (87,5%).

Tiếp đó là các địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng, Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Tỷ lệ học sinh học qua internet và trên truyền hình dưới 50% chủ yếu do khó khăn về hạ tầng, cơ sở vật chất là khu vực miền núi và trung du phía Bắc, Bắc Trung Bộ.

Dạy học từ xa qua internet, trên truyền hình đã giúp các địa phương kết thúc năm học trước 15/7/2020, chất lượng giáo dục được đảm bảo, rút ngắn thời gian thực dạy khi học sinh trở lại trường học; tăng cường sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang dự thảo quy chế quản lý dạy học trực tuyến ở bậc phổ thông.

Quy chế này sẽ tạo hành lang để hình thức dạy học trực tuyến được công nhận như một phương thức bổ trợ cho dạy học trực tiếp và được công nhận kết quả.

Sau khi có quy chế, Bộ sẽ xây dựng thông tư quy định dạy học trực tuyến, quy định trách nhiệm của Sở, phòng GD&ĐT, các nhà trường, cũng như các thầy cô giáo, đồng thời có văn bản hướng dẫn về kỹ thuật, điều kiện đảm bảo việc dạy và học.

Trả lại ý nghĩa của ngày khai giảng 5/9

Nhiều năm qua, nhiều địa phương tổ chức tựu trường và học tập ngay từ đầu tháng 8.

Điều này khiến nhiều người có ý kiến việc học sớm không chỉ tạo nên áp lực học tập cho học sinh mà còn làm mất ý nghĩa của ngày khai giảng năm học mới là 5/9.

Trong nhiều năm, đã có rất nhiều ý kiến nên hạn chế việc đi học quá sớm để ngày khai giảng thực sự là ngày hội đến trường, ngày bắt đầu năm học mới.

Ngày khai giảng 5/9 từ lâu đã không còn giữ nguyên ý nghĩa vì học sinh đã được tựu trường và học trước đó 1 tháng trời (ảnh Trinh Phúc).

Ngày khai giảng 5/9 từ lâu đã không còn giữ nguyên ý nghĩa vì học sinh đã được tựu trường và học trước đó 1 tháng trời (ảnh Trinh Phúc).

Năm nay, khi năm học kéo dài đến 15/7, nếu đi học sớm như mọi năm thì thời gian nghỉ hè của học sinh chỉ được vài tuần. 

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang xây dựng Dự thảo Quyết định ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, thay thế cho Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT đã áp dụng từ năm học 2017-2018.

Theo đó, tiếp tục quy định thống nhất trong cả nước thời gian khai giảng năm học 2020-2021 là ngày 5/9/2020; quy định không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng, thời gian tập trung học sinh để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới sớm nhất là ngày 01/9/2020.

Đối với trường tư thục, Bộ sẽ xem xét, sửa đổi Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT cho phù hợp hơn. Riêng năm học 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kết thúc năm học muộn nên các trường tư thục có thể báo cáo với Sở GD&ĐT về thời gian tập trung học sinh đến trường, tuy nhiên, cần lưu ý dành thời gian cho học sinh được nghỉ hè trong bối cảnh kết thúc năm học muộn.

Những năm gần đây, các địa phương thường tổ chức tựu trường đầu tháng 8, điều này làm ảnh hưởng tới thời gian nghỉ hè của học sinh và giáo viên.

 Năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, học sinh phải học chính khóa trong thời gian hè, thời gian nghỉ hè chỉ còn 1,5 tháng, vì vậy, Bộ GDĐT yêu cầu các địa phương không được tựu trường trước ngày 1/9 để đảm bảo thời gian nghỉ hè cho học sinh và giáo viên.

Trong thời gian trước khai giảng, Bộ GDĐT yêu cầu các địa phương, cơ sở giáo dục tuân thủ nghiêm túc việc không dạy học trước chương trình.

Đây là tinh thần chỉ đạo rất quyết liệt của lãnh đạo Bộ. Bộ sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm cơ sở giáo dục vi phạm quy định này.

Các trường dành tuần đầu tiên của năm học mới để thực hiện các hoạt động đầu năm học theo hướng dẫn của Bộ).

Tinh giản nội dung, chương trình

Vấn đề về chương trình giáo dục phổ thông nhiều năm nay được các chuyên gia đánh giá là nặng. Tuy nhiên, trước khi dịch Covdi -19, việc tinh giản chương trình có thực hiện nhưng không được nhiều.

Khi dịch Covid -19 xảy ra, thời gian học tập của học sinh không nhiều khiến Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tinh giản chương trình để đảm bảo rút ngắn thời gian học.

Qua đó, nhiều bài dạy, nhiều khối lượng kiến thức đã được rút ngắn. Điều này nhận được sự ủng hộ của giáo viên, học sinh và các chuyên gia giáo dục.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo thì năm học 2020-2021, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục rà soát để tinh giản nội dung dạy học, giảm tải chương trình, vì vậy, thời gian thực học cho cấp THCS, THPT sẽ được điều chỉnh còn 35 tuần (so với 37 tuần hiện nay) như với cấp Tiểu học, qua đó tăng thời gian tổ chức các hoạt động trải nghiệm và tăng thời gian nghỉ hè cho giáo viên và học sinh.

Trinh Phúc

Tin khác

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục