Bác sĩ, y tá ở Myanmar ngừng làm việc để phản đối cuộc đảo chính

Thứ tư, 03/02/2021 15:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhân viên tại 70 bệnh viện và bộ phận y tế tại 30 thị trấn trên khắp Myanmar đã ngừng làm việc hôm thứ Tư (3/2), để phản đối cuộc đảo chính của quân đội lật đổ nhà lãnh đạo đắc cử Aung San Suu Kyi, Phong trào Bất tuân dân sự Myanmar mới thành lập cho biết.

Binh lính đang được triển khai ở khắp thủ đô Naypyidaw, Myanmar - Ảnh: Reuters

Binh lính đang được triển khai ở khắp thủ đô Naypyidaw, Myanmar - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Một tuyên bố từ Phong trào Bất tuân dân sự Myanmar cho biết, quân đội đã đặt lợi ích của riêng mình lên trên một nhóm dân số dễ bị tổn thương đang đối mặt với những khó khăn trong đại dịch COVID-19. Hiện virus Corona đã giết chết hơn 3.100 người ở Myanmar và là một trong những quốc gia có số ca tử vong cao nhất ở Đông Nam Á.

“Chúng tôi từ chối tuân theo bất kỳ mệnh lệnh nào từ chế độ quân sự bất hợp pháp, những người đã chứng minh rằng họ không quan tâm đến những bệnh nhân nghèo của chúng tôi”, một tuyên bố từ nhóm biểu tình.

Bốn bác sĩ xác nhận họ đã ngừng công việc, nhưng không muốn được xác định danh tính.

“Tôi muốn các binh sĩ trở về đơn vị của họ và đó là lý do tại sao các bác sĩ của chúng tôi không đến bệnh viện”, một bác sĩ 29 tuổi ở Yangon cho biết. “Tôi không đặt thời gian cho việc tôi sẽ đình công trong bao lâu. Nó phụ thuộc vào tình hình".

Các nhóm sinh viên và thanh niên cũng đã tham gia vào chiến dịch bất tuân dân sự.

Trước đó, quân đội Myanmar đã giành chính quyền vào thứ Hai (1/2), cắt ngắn quá trình chuyển đổi không ổn định sang dân chủ với lý do gian lận trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 năm ngoái, mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi đã giành chiến thắng áp đảo.

Sau cuộc đảo chính, chính quyền quân sự đã công bố một hội đồng quản lý mới bao gồm tám tướng lĩnh và đứng đầu là Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing. Chính quyền quân sự này giống với các đơn vị cầm quyền dưới các chính quyền trước đây đã cai trị Myanmar trong gần nửa thế kỷ cho đến năm 2011.

Vào cuối ngày thứ Ba (2/2), trong cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính lớn nhất từ ​​trước đến nay đã diễn ra ở cố đô Yangon. Rất đông người dân đã tập trung ở trung tâm thương mại Yangon hô vang khẩu hiệu "điều ác biến mất" và đập vào những chiếc bình hoặc xô bằng kim loại, một hành động theo truyền thống để xua đuổi tà ác hoặc nghiệp xấu.

Xe bọc thép di chuyển trên đường phố Myitkyina, bang Kachin, Myanmar, ngày 2/2 - Ảnh: AFP.

Xe bọc thép di chuyển trên đường phố Myitkyina, bang Kachin, Myanmar, ngày 2/2 - Ảnh: AFP.

Phản ứng Quốc tế

Cuộc đảo chính mới nhất là một đòn giáng mạnh vào hy vọng của đất nước nghèo khó với 54 triệu dân đang trên con đường đi đến nền dân chủ ổn định.

Cuộc đảo chính cũng vấp phải sự phản đối từ Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác khi các tướng lĩnh cầm quyền bắt giữ bà Suu Kyi, Tổng thống và hàng chục quan chức khác. Mỹ cáo buộc hành động của quân đội Myanmar là đảo chính và cân nhắc hành động trừng phạt đối với các tướng lĩnh nắm quyền.

Tướng quân đội Hoa Kỳ Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, đã cố gắng nhưng không thể kết nối với quân đội Myanmar sau cuộc đảo chính.

Đặc phái viên Myanmar của Liên Hợp Quốc Christine Schraner Burgener đã kêu gọi Hội đồng Bảo an “cùng nhau gửi một tín hiệu rõ ràng ủng hộ nền dân chủ ở Myanmar”.

Trong khi Hội đồng bảo an chưa thể có được sự đồng thuận để ra một tuyên bố chính thức, các ngoại trưởng của nhóm G7 gồm các nước Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ đã ra tuyên bố chung bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về cuộc đảo chính ở Myanmar, kêu gọi quân đội Myanmar lập tức chấm dứt tình trạng khẩn cấp, khôi phục quyền lực cho chính phủ dân chủ, trả tự do cho những người bị bắt giam và tôn trọng nhân quyền, pháp quyền.

Trong khi đó, quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết họ có rất ít hy vọng thu hồi được 350 triệu đô la tiền mặt cung cấp cho chính phủ Myanmar vài ngày trước cuộc đảo chính, một phần của gói viện trợ khẩn cấp không ràng buộc nhằm giúp đất nước chống lại đại dịch virus Corona.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Liên hợp quốc kêu gọi điều tra về ngôi mộ tập thể tại các bệnh viện ở Gaza

Liên hợp quốc kêu gọi điều tra về ngôi mộ tập thể tại các bệnh viện ở Gaza

(CLO) Liên hợp quốc hôm thứ Ba (23/4) kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về các ngôi mộ tập thể tại hai bệnh viện ở Gaza bị phá hủy trong các cuộc bao vây của Israel, và nói rằng có thể đã xảy ra tội ác chiến tranh.

Thế giới 24h
Cháy núi rác khổng lồ, khói độc hại bao trùm khắp thủ đô của Ấn Độ

Cháy núi rác khổng lồ, khói độc hại bao trùm khắp thủ đô của Ấn Độ

(CLO) Thủ đô New Delhi của Ấn Độ hôm 23/3 "nghẹt thở" vì làn khói độc dày đặc tỏa ra từ đám cháy tại một bãi rác cao chót vót. Đây là vụ mới nhất trong một loạt vụ cháy bãi rác mà chính quyền đã phải vật lộn trong nhiều năm để kiểm soát.

Thế giới 24h
Nhiếp ảnh gia kiện vì bị ép xem 'cảnh nóng' của ngôi sao hip-hop Megan Thee Stallion

Nhiếp ảnh gia kiện vì bị ép xem 'cảnh nóng' của ngôi sao hip-hop Megan Thee Stallion

(CLO) Một nhiếp ảnh gia làm việc cho ngôi sao ca nhạc Megan Thee Stallion cho biết trong đơn kiện hôm thứ Ba rằng anh bị buộc phải xem cô quan hệ tình dục, bị sa thải sau đó và bị lạm dụng khi là nhân viên của ca sĩ hip-hop này.

Thế giới 24h
Phái đoàn Triều Tiên thăm Iran, em gái ông Kim Jong Un chỉ trích cuộc tập trận Mỹ-Hàn

Phái đoàn Triều Tiên thăm Iran, em gái ông Kim Jong Un chỉ trích cuộc tập trận Mỹ-Hàn

(CLO Một phái đoàn do Bộ trưởng Nội các phụ trách thương mại quốc tế Triều Tiên dẫn đầu đang đến thăm Iran, theo truyền thông chính thức của Triều Tiên cho biết vào thứ Tư (24/4).

Thế giới 24h
Tàu du hành vũ trụ Voyager 1 gửi tín hiệu về Trái đất lần đầu sau 5 tháng

Tàu du hành vũ trụ Voyager 1 gửi tín hiệu về Trái đất lần đầu sau 5 tháng

(CLO) NASA đã nhận được dữ liệu có thể giải mã được từ Voyager 1 sau khi tàu vũ trụ xa nhất của nhân loại trong vũ trụ này gặp phải sự cố mất liên lạc cách đây 5 tháng.

Thế giới 24h