Tác nghiệp tại "điểm nóng" chống dịch Covid-19:

Bài 1: Nhóm phóng viên kênh VTC14: Chúng tôi luôn chuẩn bị tâm lý vững vàng, sẵn sàng đối mặt với rủi ro

Thứ hai, 06/04/2020 07:15 AM - 0 Trả lời

(CLO)Trong đại dịch Covid-19, báo chí luôn là lực lượng đi đầu, các nhà báo đã là những chiến sĩ trên mặt trận thông tin. Chuyện về những phóng viên đang có mặt trên "điểm nóng" tuyến đầu ấy, xin mở đầu bằng câu chuyện về ê kíp phóng viên Kênh VTC14 trong những ngày "nằm vùng" tác nghiệp tại Bệnh viện Bạch Mai.

LTS: Thời điểm tác nghiệp này có lẽ sẽ trở thành một chương rất đặc biệt trong lịch sử báo chí Việt Nam. Những người làm báo dường như không nghỉ bởi guồng quay của công việc từng ngày đầy áp lực, phải xuất hiện trên từng điểm nóng để có tin bài kịp thời. Biết bao nhọc nhằn, có mồ hôi, nước mắt, có âu lo, trăn trở về  an toàn thông tin, an toàn sức khỏe.

Báo Nhà báo & Công luận xin ghi lại những câu chuyện hậu trường của những người làm báo trên những "điểm nóng" chống dịch Covid-19, để một lần nữa thấy rõ hơn sự can trường, bản lĩnh và tâm huyết của những người làm báo Việt Nam. 

Ekip Phóng viên Kênh VTC14 – Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC tác nghiệp trong Bệnh viện Bạch Mai.

Ekip Phóng viên Kênh VTC14 – Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC tác nghiệp trong Bệnh viện Bạch Mai.

Ekip "nằm vùng" tại bệnh viện Bạch Mai

Trong cuộc trò chuyện, nhà báo Phạm Nhung kể lại:

"Vào sáng ngày 28/3, khi bệnh viện Bạch Mai có lệnh phong tỏa, nội bất xuất - ngoại bất nhập để đối phó với dịch Covid-19, ngay lập tức, Ban Lãnh đạo Kênh VTC14- Đài truyền hình kỹ thuật số VTC đã họp cùng Phòng Tin tức sự kiện và lên kế hoạch cho việc tác nghiệp tại Bệnh viện Bạch Mai. Chúng tôi cho rằng, việc một bệnh viện lớn ở Thủ đô như Bạch Mai mỗi ngày tiếp nhận hàng nghìn bệnh nhân đến khám và điều trị, nếu bị phong tỏa thì quả là một vấn đề nghiêm trọng. Và việc tác nghiệp tại Bệnh viện Bạch Mai vào lúc này là cần thiết hơn bao giờ hết để mang đến cho khán giả những thông tin cập nhật nhanh nhất về những diễn biến, hoạt động trong công tác phòng chống Covid-19 tại ổ dịch ở Bạch Mai. 

Ngay sau đó, anh Trần Đức Thành – Giám đốc Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, anh Hoàng Trọng Hiếu và chị Phan Hải Lý- Phụ trách Kênh VTC14 – Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã có sự chỉ đạo kịp thời Kênh VTC14 lên phương án để tiến hành tác nghiệp tại Bệnh viện Bạch Mai càng sớm càng tốt. Lãnh đạo Đài VTC tin rằng đây thời điểm quan trọng để VTC có cơ hội tiếp tục mang đến cho khán giả những điều mà họ quan tâm về dịch Covid-19. Chủ trương của VTC muốn gửi tới khán giả là hoạt động thường nhật của chính đội ngũ những y bác sĩ, những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch đang ngày đêm cùng nhau vượt qua cuộc chiến với Covid-19 ra sao".

Nói về những áp lực của người làm báo trong tác nghiệp tại "tâm dịch", nữ nhà báo duy nhất của ekip tâm sự thêm: Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có những khó khăn và áp lực, thách thức nhất định khi tham gia đợt tác nghiệp lần này. Khi bắt đầu lên kế hoạch cho công việc, tôi là người chịu trách nhiệm về việc làm sao để bố trí cả ekip có thể tham gia tác nghiệp dài ngày tại Bệnh viện Bạch Mai. Câu chuyện không đơn giản là xin được vào để đưa tin, mà quan trọng là cả ekip phải thực sự cẩn trọng tránh những rủi ro đáng tiếc, bảo vệ sức khỏe bản thân và không làm ảnh hưởng đến các bác sĩ, hoạt động của bệnh viện trong thời điểm dịch bệnh nói chung. Cũng có nhiều ý kiến nói với chúng tôi rằng, tại sao lại vào Bệnh viện Bạch Mai thời điểm này? Không sợ bị lây nhiễm hay sao?

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn giữ quyết định và dấn thân tiến đến vùng tâm dịch. Điều thôi thúc chúng tôi sẵn sàng tham gia đợt tác nghiệp này tại Bệnh viện Bạch Mai là mong muốn sẽ mang đến cho khán giả hình ảnh chân thực nhất, câu chuyện cảm động nhất về công cuộc chống dịch của đội ngũ cán bộ y tế tại Bệnh viện Bạch Mai. Cũng để cho mọi người thấy rằng, một bệnh viện lớn như Bạch Mai khi bị phong tỏa vì dịch, họ đã nỗ lực hoạt động ra sao và cố gắng từng ngày từng bước giành lại tính mạng bệnh nhân khỏi Covid-19 như thế nào. Mọi việc cuối cùng cũng đã được thống nhất, chúng tôi quyết định lên đường vào ngày 1/4 và sẽ "nằm vùng" dự kiến 28 ngày ở tâm dịch Bệnh viện Bạch Mai.

Nhóm PV VTC 14

Nhóm PV VTC 14 "lên dây cót", sẵn sàng tác nghiệp 24/24 tại bệnh viện.

Sau khi đã thống nhất được ekip gồm 4 người vào tác nghiệp tại tâm dịch, trước khi đi Ban Lãnh đạo cũng đã trao đổi rất cụ thể với mọi người trong ekip về việc đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các thành viên. Với mục tiêu tác nghiệp an toàn và hiệu quả, chúng tôi mang theo hành trang với khối lượng rất lớn từ máy móc đến trang thiết bị phục vụ cho việc tác nghiệp. Không chỉ vậy, những đồ dùng, thiết bị bảo hộ để đảm bảo an toàn cho việc tác nghiệp cũng được chúng tôi chuẩn bị đầy đủ trước khi vào tâm dịch. Chúng tôi không chủ quan và luôn nhủ mình phải cẩn thận hơn bao giờ hết. Với việc tự trang bị cho mình kiến thức phòng chống Covid-19, chúng tôi còn có những sự tư vấn, tham khảo của các chuyên gia y tế, nhà báo có kinh nghiệm trong đợt tác nghiệp này. Tuy nhiên sự chuẩn bị quan trọng nhất của chúng tôi không phải ở việc trang bị những thiết bị tác nghiệp chuyên dụng mà lúc này cần nhất là một tâm lý vững vàng, sẵn sàng cho cuộc chiến phải đối mặt với rủi ro cũng như để mỗi bánh răng trong cỗ máy hoạt động được trơn tru, làm việc hiệu quả".

Nín thở khi ghi hình những ca bệnh nặng trong bệnh viện

Ekip phỏng vấn các bác sĩ tại bệnh viện.

Ekip phỏng vấn các bác sĩ tại bệnh viện.

Cùng ekip với Phạm Nhung là nhà báo Lê Nam Trung, anh chia sẻ về chuyện tác nghiệp của nhóm rất chi tiết:

"Khi đến nơi, như đã thống nhất công việc, khi vào trong tâm dịch, mọi người chia ra làm các nhiệm vụ đã được phân công. Ekip chúng tôi gồm 3 nam và 1 nữ, nhà báo Phạm Nhung sẽ là người trực ở bên ngoài bố trí và điều phối thông tin cho cả ekip làm việc cũng như phụ trách đưa tin phía bên ngoài bệnh viện, còn bên trong là 3 chúng tôi, một người cầm máy quay ghi hình, người vừa cầm máy ảnh điện thoại để live stream, còn tôi là người viết lời dẫn và làm MC để lên hình.

Cả ekip chúng tôi may mắn lần này khi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai từ việc cung cấp thông tin, được trang bị cho đồ bảo hộ tiêu chuẩn, cũng như nơi ăn ngủ để giữ sức khỏe tác nghiệp dài ngày tại bệnh viện. Tại Khoa cấp cứu khu A9 của viện nơi chúng tôi đang tác nghiệp, các bác sĩ hiện đang đi kiểm tra tình hình sức khỏe của các bệnh nhân thường xuyên hơn cũng như có những phác đồ điều trị với mỗi bệnh nhân rất cụ thể. Nơi đây có rất nhiều ca bệnh nặng và trong đó có 2 trường hợp đang nguy kịch được chăm sóc đặc biệt với điều kiện cách ly tuyệt đối để phòng tránh tối đa việc lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân và trong toàn bệnh viện. Không chỉ vậy, các trang thiết bị của khoa hiện tại cũng đang gặp một số khó khăn do phải tuân thủ việc cách ly nên các bác sĩ vẫn đang cố gắng hết mình để giữ sức khỏe cũng như tính mạng cho các bệnh nhân. Ngoài ra các bác sĩ cũng phải chăm sóc cả người nhà bệnh nhân để đảm bảo an toàn trong phòng chống Covid-19.

Chúng tôi luôn túc trực sẵn bên giường bệnh và luôn cố gắng ghi lại được nhiều hình ảnh nhất có thể.

Chúng tôi luôn túc trực sẵn bên giường bệnh và luôn cố gắng ghi lại được nhiều hình ảnh nhất có thể.

Mới ở trong viện được vài ngày nhưng chứng kiến rất nhiều những ca bệnh nặng, có bệnh nhân vào trong viện vì bị cơn đột quỵ não phải được phẫu thuật kịp thời mới giữ được tính mạng, những hình ảnh bệnh nhân nguy kịch nằm trên giường đang đeo ống thở làm chúng tôi luôn trong tình trạng nín thở, hồi hộp cùng các bác sĩ chờ đợi từng phút từng giây những bệnh nhân này qua được cơn nguy hiểm.

Và lúc này, áp lực về thông tin của chúng tôi ngày một tăng, ngoài việc đưa thông tin ca bệnh phải tìm kiếm những câu chuyện đặc sắc làm sao để có thể truyền tải tới khán giả một cách tốt nhất cũng là thách thức lớn với cả ekip chúng tôi. Vấn đề quan trọng nhất bây giờ là làm sao để chuyển tải những thông tin cập nhật nhanh nhất, để khán giả thấy được câu chuyện chống dịch của các y bác sĩ và toàn thể Bệnh viện Bạch Mai như thế nào. Hơn nữa, việc tác nghiệp ở một môi trường như bệnh viện bị phong tỏa trong thời gian 1 tháng, nếu tinh thần không vững, anh em có thể bị nản chí, nên chúng tôi cũng phải sẵn sàng lên dây cót để làm sao bản thân luôn cảm thấy đầy nhiệt huyết để tác nghiệp bất cứ ngày hay đêm. Và với những kinh nghiệm đã có, chúng tôi đã cảm nhận bằng cả trái tim, đã làm hết sức mình để có những nội dung truyền tải cho khán giả dễ tiếp cận hơn".

Nhớ mãi hình tượng những người chiến sĩ khoác Blouse trắng trong tâm dịch

Bên cạnh việc đưa thông tin các ca bệnh, những câu chuyện về các bác sĩ nơi này có lẽ sẽ là những kỷ niệm làm chúng tôi khó quên.

Bên cạnh việc đưa thông tin các ca bệnh, những câu chuyện về các bác sĩ nơi này có lẽ sẽ là những kỷ niệm làm chúng tôi khó quên.

Tác nghiệp tại nơi đây, trong lúc dịch bệnh căng thẳng, lại đang ở nơi là tâm dịch những người làm báo càng nhìn thấy và cũng như cảm nhận rõ hơn chữ "Lương y như từ mẫu" xuất phát từ "những người chiến sĩ khoác Blouse trắng". Với "lời thề Hippocrates", họ sẵn sàng coi bệnh nhân như người nhà mình, nỗ lực hết mình để chiến đấu đầy nhiệt huyết với thần chết, quyết tâm giành giật và đưa bệnh nhân đang nguy kịch trở về với cánh cửa của sự sống.

Bên cạnh việc đưa thông tin về tình hình sức khỏe của các ca bệnh tại bệnh viện, câu chuyện mà ekip tác nghiệp cảm phục và nhớ nhất là chuyện của chị Nguyễn Thị Thu Hương. 

Chị Thu Hương năm nay 27 tuổi, là điều dưỡng viên công tác tại C4 Viện Tim mạch của Bệnh viện Bạch Mai. Chị Hương hiện đang mang thai 38 tuần, dù sắp đến ngày sinh, nhưng khoảng 6h chiều 19/3, khi đang ở Viện, chuẩn bị đi khám thai thì nhận được thông báo về 1 bệnh nhân từng điều trị tại đây dương tính với Covid-19. Vì diện tích và không gian khoa C4 chật hẹp, không đảm bảo cho việc cách ly nên toàn bộ nhân viên trong khoa phải chuyển đồ đạc, vật dụng sang khoa C9 để cách ly 14 ngày.

Được biết dù sắp đến ngày sinh nhưng công việc hàng ngày của chị Hương vẫn đều đặn. Không chỉ thăm khám, chăm sóc cho người bệnh, chị Hương và các đồng nghiệp còn chia sẻ, động viên tinh thần cho họ và người nhà. Nữ điều dưỡng trẻ tâm sự rằng trước đó tên cháu bé mà vợ chồng chị sắp sinh đặt là Vũ Nhật Hạ nhưng vì sinh trong thời gian đặc biệt nên tên cháu bé sẽ đặt là Vũ Nhật Hạ Vy, bởi “Hạ Vy có nghĩa là hạ gục con virus Cô- vy này”. Cùng với đó, nụ cười của chị đầy ắp sự tin tưởng về dịch bệnh sẽ qua, virus Corona này sẽ được đẩy lùi vào một ngày không xa.

Và bên cạnh đó thì những hình ảnh các y bác sĩ tranh thủ những giây phút được nghỉ ngơi sau giờ làm việc tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngay tại hành lang các khoa cũng là những hình ảnh ấn tượng với những phóng viên VTC 14 về sự lạc quan vào thời điểm này.

Chúng tôi tin và mong đợi rằng trong thời gian tới, các bệnh nhân điều trị tại bệnh viện sẽ khỏi, bệnh dịch sẽ được đẩy lùi.

Chúng tôi tin và mong đợi rằng trong thời gian tới, các bệnh nhân điều trị tại bệnh viện sẽ khỏi, bệnh dịch sẽ được đẩy lùi.

 "Dù mới làm việc chưa đến 1 tuần nhưng có lẽ đây sẽ là lần tác nghiệp, là khoảnh khắc mà trong cuộc đời cả ekip chúng tôi không bao giờ quên, chúng tôi cũng như các bác sĩ hiện nay đều phải làm việc cả ngày lẫn đêm thường xuyên theo dõi sức khỏe bệnh nhân với một hy vọng rằng trong thời gian tới, tất cả các ca bệnh sẽ đều được chữa khỏi và con virus Corona này sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đem lại sức khỏe cho người dân cũng như bình yên cho toàn xã hội" - Nhà báo Nam Trung khẳng định.

Hoàng Huy (Ghi)

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo