(NB&CL) Trong bối cảnh hiện nay, ngọn lửa nhân ái đã và đang được người làm báo khắp cả nước thời gian qua nhóm lên và cùng với rất nhiều những lực lượng khác trong xã hội chung tay, lan tỏa, thổi bùng lên... trong đại dịch.
LTS: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? Xin hát về bạn bè tôi những người sống vì mọi người...” - Ca từ bài hát ấy cứ vang lên như những thanh âm trong trẻo vút lên giữa những nốt lặng đau buồn, những mất mát, xót xa vì đại dịch Covid-19 những ngày qua. Chúng tôi đã nhìn thấy trong “cơn lốc” của đại dịch là biết bao nghĩa tình trao gửi, là những trái tim nồng ấm yêu thương, là những con người đã gác lại niềm riêng, sống với một tấm lòng nhân ái... để lan tỏa yêu thương, để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Trong số đó có những nhà báo, cơ quan báo chí không quản ngại khó khăn, vừa xung kích trên tuyến đầu thông tin tuyên truyền về đại dịch vừa theo đuổi cuộc hành trình thiện nguyện bằng trách nhiệm và lương tâm... Mỗi chương trình một cách làm, một hướng triển khai, nhưng dường như cùng chung một nhịp đập hướng về đồng bào, về những y bác sĩ tuyến đầu, hướng về người lao động nghèo khổ, người gặp hoạn nạn vì dịch Covid-19... Báo Nhà báo & Công luận sẽ ghi lại những câu chuyện đẹp ấy của giới báo chí cả nước, mong rằng tinh thần này được lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa trong cuộc chiến với dịch Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp và đầy cam go này.
Trong bối cảnh hiện nay, ngọn lửa nhân ái đã và đang được người làm báo khắp cả nước thời gian qua nhóm lên và cùng với rất nhiều những lực lượng khác trong xã hội chung tay, lan tỏa, thổi bùng lên... trong đại dịch. Để rồi trong hoạn nạn mới thấu được nghĩa đồng bào, thấy lấp lánh những yêu thương, lòng trắc ẩn. Từ đó, nhen lên ngọn lửa nhân ái, để mọi người nhận thức được giá trị của cộng đồng, giá trị của tập thể, giá trị của sức mạnh dân tộc.
Bà con "Xóm công viên Hạnh phúc" gói quà để trao tặng những gia đình khó khăn.
1. Khi tôi đặt bút viết chủ đề này là lúc đọc được bài viết xúc động của nhà báo Nguyễn Đức Hiển - Phó Tổng Biên tập báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh: “Lãnh đạo Chính phủ và Thành phố Hồ Chí Minh vào cuộc từ một status: “Thầy cô ơi!...””. Tác giả bài báo nói rằng, sau khi đăng thông tin một cô gái có cha mất nhưng không có tiền mai táng, một lãnh đạo Chính phủ đọc và cho hay ông rất xúc động. Ông điện thoại trao đổi với lãnh đạo TP.HCM và được biết: Từ nay, trong giai đoạn dịch hoành hành, bất kỳ người dân TP.HCM nào qua đời mà người thân không đủ tiền mai táng, chính quyền sẽ lo toàn bộ phần chi phí. Rồi ông kể ra cụ thể câu chuyện ấy và lời kêu cứu “Thầy cô ơi” của cô gái ấy nghe mà thấy vừa xót xa vừa thương cảm.
“Đây sẽ không là thảm cảnh duy nhất hay cuối cùng. Tôi cũng không muốn làm mọi người thêm bi lụy bằng câu chuyện này. Tự tôi, vẫn thấy ấm áp không phải vì sự hỗ trợ của Xóm, từ tiền mà mọi người đóng góp. Tôi ấm áp bởi một điều: Trong tận cùng đau đớn bế tắc với người cha đã lạnh, cô học trò tôi vẫn nhớ cô còn một nơi để đưa đôi tay chới với, là mái trường, là thầy cô giáo cũ, để còn những bàn tay ấm nắm nhau!” - nhà báo Đức Hiển nhấn mạnh.
Tôi chia sẻ câu chuyện nhỏ ấy để thấy, có những việc tưởng như rất đơn giản nhưng khi làm một cách tận tâm và hết lòng, rất có thể sẽ thay đổi được rất nhiều điều, không chỉ giúp được một người mà sẽ có rất nhiều người được giúp đỡ sau đó.
Dĩ nhiên, việc giúp cô học trò nghèo trong cơn bĩ cực ấy chỉ là một công việc rất nhỏ bé so với những gì mà nhà báo Đức Hiển cùng Xóm công viên Hạnh phúc đã và đang làm trong những ngày Sài Gòn gian nan vì dịch bệnh mà chúng tôi sẽ kể lại trong những bài tiếp theo. Nhưng dù lớn hay nhỏ, nhiều hay ít thì tấm lòng ấy chắc chắn sẽ là những ngọn lửa ấm áp trong cuộc sống đang nhiều gian khó lúc này.
2. “Trưa nay, sau khi thực hiện hợp đồng mua 18 máy thở CPAP cùng 36 bộ vật tư tiêu hao khẩn cấp cho một trong 4 trung tâm hồi sức bệnh nhân nguy kịch TP.HCM mới vừa được thành lập thì Hạt Vừng không còn đồng nào... Lại bắt đầu đếm, ngóng từng cái máy thở từ con số tiền đầu tiên... Hết tiền thì lại cùng nhau kiếm chứ hết thở thì không kiếm lại được bằng cách nào. Thế nên các hạt vừng bé nhỏ khắp mọi miền lại cùng nhau kỳ cụi gom góp, tặng hơi thở được tới ai đang khát thở thì lại cố gắng góp thôi. Cổ tích sinh ra từ lòng người - Vừng ơi!” – nhà báo Trần Mai Anh viết những dòng này trên trang cá nhân đã khiến tôi phải dừng lại rất lâu để tìm hiểu về câu chuyện của Quỹ Hạt Vừng.
“Mỗi người đều là một hạt vừng cổ tích mở ra cánh cửa yêu thương”... là tinh thần hoạt động của Quỹ do nhà báo Bùi Ngọc Hải, Trần Mai Anh và một số đồng nghiệp, doanh nhân đứng ra kêu gọi những tấm lòng thiện nguyện để mua máy thở giúp các bệnh viện cấp cứu các trường hợp bị bệnh.
“Thêm một chiếc máy thở cứu được ít nhất thêm một mạng người”... và nếu bạn có thể góp phần cho ai đó 1 cơ hội được sống, có thể thở - thì hãy đồng hành cùng nhóm thiện nguyện Hạt Vừng.
Quỹ còn mở Tiệm tạp hóa Tình yêu, nơi ai gửi tặng đồ hay mua đồ đều vì lòng thương yêu dành cho đồng bào mình. Hiệu tạp hóa yêu thương có lời giới thiệu cũng rất yêu thương: “Nhiều bệnh viện đang cần thêm máy thở và thiết bị y tế. Trong một tháng qua, khi Sài Gòn căng mình chống dịch, nhóm thiện nguyện Hạt Vừng và những người bạn: Quỹ Thiện nhân & friends và Soha.vn gồm những nhà báo, doanh nhân, nghệ sỹ khắp cả nước đã quyên góp được 86 máy thở (7,6 tỷ đồng) cho các bệnh viện tại thành phố.
Chúng tôi tin rằng: thêm một máy thở, thêm một mạng người có thể được cứu. Nhưng các viện vẫn cần thêm máy thở và thiết bị y tế. Chúng tôi kêu gọi bạn tặng lại những món đồ mà bạn cho là giá trị. Với mạng lưới KOLs, nghệ sĩ, nhà báo và tờ báo bè bạn, chúng tôi sẽ bán đấu giá món đồ bạn tặng với giá trị cao nhất và sử dụng số tiền đó mua máy thở cho tuyến đầu. Thêm một bàn tay, thêm một mạng người có thể được cứu”...
Chương trình 'Thực phẩm miễn phí cùng cả nước chống dịch' do báo Ngưòi Lao động tổ chức.
3. “Đóng góp vì mục tiêu chung khi đất nước cần” không còn là khẩu hiệu mà đã biến thành hành động thiết thực trong xã hội những ngày qua. Những việc làm thiện nguyện, những tấm lòng hảo tâm của các tổ chức, cá nhân trên cả nước không thể kể hết trong cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19.
Mặc dù các cơ quan báo chí cũng là lực lượng trên tuyến đầu chống dịch, trong đó nhiều phóng viên, hội viên, nhà báo đang tác nghiệp như những chiến sĩ trong cuộc chiến đấu này, nhưng vượt lên nhiều khó khăn, thách thức của đại dịch, các cơ quan báo chí đã sẵn sàng chia sẻ khó khăn, dành những tình cảm yêu quý, sự quan tâm sâu sắc tới đội ngũ y bác sĩ đang căng sức chiến đấu chống lại dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là “tâm dịch” TP. Hồ Chí Minh.
Thông qua nhiều chương trình của Báo Người lao động, các tổ chức doanh nghiệp cùng chung tay ủng hộ với tinh thần “một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Với tinh thần đồng hành, sát cánh cùng người lao động nghèo gặp khó khăn trong đại dịch và trong cuộc sống, Tổng Biên tập Báo Người lao động Tô Đình Tuân chia sẻ: “Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người lao động khó khăn tới mức độ nào thì chúng tôi cũng có cách ứng phó, hỗ trợ bà con ở mức độ đó chứ nhất định không lùi bước. Dù rằng, báo chí nói chung và Báo Người Lao động nói riêng cũng phải đối mặt với khó khăn về tài chính nhưng chúng tôi sẽ cố gắng kêu gọi cộng đồng san sẻ, làm sao để bà con nghèo có được những bữa cơm ấm áp, cùng nhau chiến thắng đại dịch”.
Đoàn thiện nguyện đến từng ngõ, gõ từng nhà để mang thực phẩm tới cho bà con trong tâm dịch.
Chương trình “Hỗ trợ các y bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch Covid-19” do Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh cùng các cơ quan báo chí chung tay tổ chức... sẽ bắt đầu đến các bệnh viện để trao tặng các thiết bị bảo hộ và khẩu trang cho các y bác sĩ trên tuyến đầu.
Đánh giá rất cao hoạt động ý nghĩa này, nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tin tưởng: “Tôi tin là hoạt động này sẽ góp phần nhân lên ngọn lửa nhân ái trong xã hội ta, đặc biệt là trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, khích lệ tinh thần cống hiến hy sinh của các y bác sĩ, cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an. Tôi cũng mong rằng, tinh thần này tiếp tục lan tỏa trong giới báo chí để địa phương nào, ngành nào cũng có những hoạt động ý nghĩa, kịp thời chia sẻ khó khăn, động viên, cổ vũ các lực lượng đang quên mình ngày đêm trực tiếp chiến đấu, cứu chữa, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của người dân trên cả nước”.
Người làm báo những ngày này đang lăn xả trên mọi mặt trận, vừa nỗ lực để dòng tin tức không ngừng chảy trong điều kiện dịch bệnh, vừa kêu gọi cộng đồng chung tay, thậm chí cùng bỏ tiền túi ra để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, những gia đình gặp hoạn nạn trong mùa dịch... Những công việc này hoàn toàn tự nguyện, đơn giản với họ là vì nghĩa đồng bào, vì sự tin tưởng của người dân mà dốc lòng dốc sức...
Hà Vân
Bài 2: Hội Nhà báo TP. HCM và cuộc tiếp sức "tuyến đầu"
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Mạng xã hội đang tạo ra một 'thế giới song song' đầy cám dỗ, nơi giới trẻ đang phải đối mặt với một nghịch lý: 'bắt kịp' những xu hướng phù phiếm trên mạng xã hội, nhưng lại 'bỏ lỡ' những giá trị đích thực của cuộc sống.
(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) Xác định báo chí có vai trò đặc biệt trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Vì thế, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí đã có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả tạo thành cầu nối giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp thực hiện các chủ trương về bảo vệ môi trường, hướng tới kinh tế xanh.
(CLO) Ngày 2/4, tại xã Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Quân khu 4, các đơn vị đồng hành và chính quyền địa phương tổ chức chương trình tri ân 72 cựu dân quân Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.