Phóng viên ảnh và những câu chuyện đằng sau ống kính:

Bài 2: Săn khoảnh khắc cần lắm công phu

Chủ nhật, 17/05/2020 07:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Khi thông tin báo chí không còn là phương tiện truyền thông độc quyền, thì báo ảnh vẫn giữ vai trò quan trọng để thu hút độc giả. Tuy nhiên nếu không đầu tư, học hỏi, sáng tạo thì báo ảnh cũng sẽ gặp khó trong quá trình phát triển.

Bài liên quan

Phóng viên ảnh là phải dấn thân, lăn xả?


Không phải cứ đến sự kiện, cầm máy chụp để có ảnh, một bức ảnh báo chí cần chứa đựng các yếu tố mang tính thông tin và phải “bắt mắt”. Đặc biệt với xu thế đọc lướt, xem lướt đòi hỏi ảnh báo chí phải thể hiện vai trò không thể thiếu, cho tin tức sự kiện đó. Nhiều cơ quan báo chí đã tách biệt phóng viên viết và phóng viên ảnh là vì lý do đó.

Báo ảnh ngày nay cần phải làm gì để thay đổi theo hướng tích cực hiệu quả, đối phó với mạng xã hội đang lên ngôi, đó là câu hỏi luôn hiện hữu đối với nhiều phóng viên hiện nay. Đặc thù nhất của phóng viên ảnh là sự dấn thân, thậm chí là liều lĩnh, khác với những phóng viên làm tin tức có thể ngồi một chỗ để gọi điện phỏng vấn, xin ý kiến bổ sung cho bài viết.

Theo phóng viên Phi Hùng, đầu tiên bạn cần quan sát, hiểu thực địa ở khu vực đó sau đó tìm chỗ đứng để dễ dàng quan sát được nhân vật sự kiện mình đang hướng tới.

Theo phóng viên Phi Hùng, đầu tiên bạn cần quan sát, hiểu thực địa ở khu vực đó sau đó tìm chỗ đứng để dễ dàng quan sát được nhân vật sự kiện mình đang hướng tới.

Phóng viên ảnh phải có mặt trực tiếp, tiếp xúc với hiện trường, nên có sự nguy hiểm nhất định để có bức ảnh chân thật, khách quan…có như vậy độc giả mới cảm nhận được sự kiện khách quan, chân thật nhất.

Phóng viên Phi Hùng, báo điện tử Kiến thức cho biết: “Nếu như là phóng viên ảnh bạn đang điều tra một vấn đề gì đó mang tính độc quyền thì buộc bạn phải một mình dấn thân vào. Đầu tiên bạn cần quan sát, hiểu thực địa ở khu vực đó sau đó tìm chỗ đứng để dễ dàng quan sát được nhân vật sự kiện mình đang hướng tới.  Mỗi một phóng sự, chùm ảnh điều tra đều có những độ nguy hiểm nhất định.

Mỗi lần đi chụp ảnh là mỗi lẫn sáng tạo, như phóng viên Phi Hùng chia sẻ rằng, có một số trường hợp anh phải hỏi xin ý kiến nhà dân lên trên tầng thượng nhà để có vị trí thích hợp nhất tác nghiệp, mọi việc cũng cần đòi hỏi khôn khéo và linh hoạt, dám nghĩ dám làm.

Có nhiều trường hợp không có nhà cửa gì thì lựa chọn là cây cao, cột điện để trèo lên chụp. Khó nhất vẫn là chụp chính khách "Có lần tôi leo lên nóc tòa nhà 47 tầng, chờ nửa ngày chỉ để chụp một vài tấm ảnh xe chính khách đi qua. Hay khi chụp một số nguyên thủ quốc gia nói chuyện cũng cần chú ý để “săn” được khoảnh khắc thể hiện thần thái, khí chất của một nguyên thủ -  điều này cũng không dễ dàng” , Phi Hùng cho biết thêm.

Hai lính cứu hỏa bị lửa bén vào người sau khi cố gắng khống chế ngọn lửa, vụ cháy tại cây xăng 2B Trần Hưng Đạo. Ảnh Nguyễn Khánh

Hai lính cứu hỏa bị lửa bén vào người sau khi cố gắng khống chế ngọn lửa, vụ cháy tại cây xăng 2B Trần Hưng Đạo. Ảnh Nguyễn Khánh

Cũng chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp, phóng viên Nguyễn Khánh báo Tuổi Trẻ cho biết: Ngoài việc giữ vững tinh thần xông pha đến sự kiện, khi bước vào sự kiện bạn phải là người biết đánh giá và biết phán đoán vấn đề, trong hàng chục con người trước mắt bạn, bạn phải biết ai là nhân vật chính và hãy luôn hướng ống kính vào họ và phải thực sự tập trung, hãy sẵn sàng bỏ qua những gì ít quan trọng hơn".

Dấn thân không đủ, quan trọng hơn là nắm vững các kỹ năng

Nghề phóng viên ảnh giống như bao lĩnh vực khác, công tác đào tạo đánh giá là khâu mở đầu, tạo tiền đề để bước vào nghề. Trong quá trình học tập, nếu nghiêm túc học hỏi, "đút túi" những kinh nghiệm hay thì việc tạo ra bức ảnh có chất lượng sau này là điều dễ dàng.

Yêu nghề, say nghề thì mới đạt được một nửa yêu cầu, không có những kỹ năng thì mọi sự cố gắng chỉ đổ xuống sông xuống biển. Nhất là khi sự kiện, diễn biến chỉ diễn ra một lần duy nhất, không bao giờ lập lại, mất cơ hội, việc yêu nghề mà không có kỹ năng chỉ kéo theo sự nuối tiếc.

Bức ảnh phải để lại ấn tượng, phải mang tính tạo hình, một bức ảnh phải có nội dung và bố cục chứ không chỉ đơn thuần là cầm máy lên chụp. Nhà báo Lương Xuân Trường (nguyên phóng viên báo Nông thôn ngày nay), gần 30 năm làm nghề, lăn lộn ở mọi miền của tổ quốc. Mỗi nơi anh đến là mỗi thước phim về lòng yêu nghề và sự cống hiến.

Ván trượt “phương tiện giao thông” hữu hiệu nhất trên vùng bùn lầy huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng. Ảnh Lương Xuân Trường

Ván trượt “phương tiện giao thông” hữu hiệu nhất trên vùng bùn lầy huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng. Ảnh Lương Xuân Trường

Anh chia sẻ: bản thân bọn tôi bước vào nghề báo từ những năm 1990 nhưng cũng phải mất vài ba năm để học và để ra bức ảnh có thể đăng báo cũng phải mất ngần ấy năm nữa. Anh nhớ lại lần là đi học chụp ảnh, thầy giáo hướng dẫn nói rằng, sinh viên có thể nghe tiếng máy chập lúc ấn chụp là có thể đoán được máy đang ở chế độ nào, tốc độ là bao nhiêu. Nhìn vào bức ảnh có thể đoán được độ mở ống kính và tiêu cự là bao nhiêu.

Khi biết cách sử dụng các tính năng máy ảnh “Cần áp dụng một số nguyên tắc trong điêu khắc, hội họa, nhiếp ảnh, điện ảnh để tạo hình, đó là nền tảng quan trọng để áp dụng vào công việc chụp ảnh, từ đó có bức ảnh báo chí đẹp, ấn tượng" - nhà báo Lương Xuân Trường cho biết.

Ảnh báo chí không cầu kỳ như tác phẩm nhiếp ảnh, nó phải có nội dung, thể hiện nhiều thông tin, anh cho biết:  “Nhân vật, cảnh vật trong ảnh dù không được sắp đặt nhưng vẫn thể hiện sinh động trong bức ảnh với những lớp lang, chiều sâu cần thiết”.
Bức ảnh báo chí luôn phải cầu kỳ và tỷ mỉ, để có một bức ảnh báo chí được đánh giá là đẹp cần chú ý góc trước tiên, nhà báo Lương Xuân Trường giải thích “thứ nhất là trên, dưới, cao thấp, ngang dọc, khẩu độ, tốc độ như thế nào, thì mới ra được câu chuyện có ảnh báo chí đẹp”.

Cuộc sống hiện đại luôn hối hả, báo ảnh cũng theo hướng phải nhanh, phải mang tính thời sự thì việc đầu tư để có bức ảnh báo chí sống động, đắt giá càng khó hơn bao giờ hết. Giờ đây mỗi phóng viên ảnh để bám trụ với nghề cần tự đổi mới chính mình, luôn có ý thức học hỏi, sáng tạo những giá trị mới, sống hết mình với nghề.

Thời gian thấm thoát thoi đưa, nhiều tay máy kỳ cựu trong làng báo đã về hưu, họ là những người dành cả tuổi trẻ để đi và cống hiến, xa gia đình, quên bản thân. Nhưng họ vẫn luôn tự hào vì những gì mình đã làm, là đóng góp cho nền báo chí Việt Nam, đặc biệt là với ảnh báo chí.

Lê Tâm

Tin khác

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo
Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo