Đấu tranh phòng chống tham nhũng: Cuộc chiến không dừng, không nghỉ, không chùng xuống!

Bài 3: Hàng loạt vụ án lớn bị phơi bày, xử lí "bất kể người đó là ai"

Thứ bảy, 12/12/2020 19:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong những năm gần đây nhiều vụ án kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã được mở rộng điều tra, đi sâu làm rõ bản chất chiếm đoạt, vụ lợi; kiên quyết xử lý nghiêm, thể hiện nhất quán quan điểm "nói đi đôi với làm, bất kể người đó là ai."

LTS: Kể khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) đến nay, nhất là sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, cuộc đấu tranh PCTN được lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện ráo riết, quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu. Có thể nói, “cuộc cách mạng” trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã trở thành phong trào, xu thế, được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, hưởng ứng, đánh giá cao, được các tổ chức quốc tế ghi nhận.

Đảng, Nhà nước coi phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm.

Đảng, Nhà nước coi phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm.

Bài liên quan

Điểm mặt, gọi tên tham nhũng

Có thể nói, “đất sống” của tội phạm rửa tiền là hành vi tham nhũng, thậm chí xét ở một phương diện nào đó nó là “sân sau” của tội phạm tham nhũng. 

Rửa tiền được thực hiện theo một số phương thức và thủ đoạn khác nhau, thông qua đầu tư nước ngoài; thông qua công ty bảo hiểm, bằng cách sử dụng hóa đơn, chứng từ giả, tại các sòng bạc, qua xổ số và cá cược hợp pháp, qua đầu tư chứng khoán và cả hệ thống ngân hàng.

Một trong số đó phải kể đến trường hợp của Phan Sào Nam (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc - Công ty VTC online), Phan Sào Nam cùng với Hoàng Thành Trung - nguyên Giám đốc Trung tâm phần mềm Công ty VTC Intecom đã xây dựng phần mềm tổ chức đánh bạc bằng hình thức game bài RikVip/Tip.Club.

Để rửa khoản tiền thu lời bất chính từ hành vi tổ chức đánh bạc, Phan Sào Nam đã chuyển cho người thân, bạn bè gửi tiết kiệm, đầu tư góp vốn các dự án, mua bất động sản để hợp thức số tiền.

Về phần tội phạm tham nhũng, đơn cử như vụ án Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Mobifone) mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG). Hành vi của các bị cáo gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước với tổng số tiền thiệt hại hơn 6.500 tỷ đồng.

Với những hậu quả đặc biệt do mình gây ra, bị cáo Nguyễn Bắc Sơn (cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT) bị tuyên phạt tù chung thân.

Với những hậu quả đặc biệt do mình gây ra, bị cáo Nguyễn Bắc Sơn (cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT) bị tuyên phạt tù chung thân.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son với cương vị là Bộ trưởng Bộ TT&TT đã chỉ đạo Trương Minh Tuấn và các bị can khác làm trái quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Bắc Son bị tuyên án chung thân về tội “Nhận hối lộ” và "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng".

Vụ Nhật Cường Mobile: Bị cáo Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội) được xác định vai trò chủ mưu đánh cắp tài liệu mật liên quan đại án Nhật Cường.  Với cáo buộc chủ mưu, bị cáo Nguyễn Đức Chung bị tuyên phạt 5 năm tù về tội "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.

Mới đây, bị cáo Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN) và Trịnh Xuân Thanh (Cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí - PVC) bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB). Bị cáo Đinh La Thăng đang chấp hành các hình phạt trước đó là 30 năm tù….

Quay trở lại vụ đánh bạc nghìn tỷ tại Phú Thọ do bị cáo Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam cầm đầu. Qua đấu tranh khai thác, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã thu giữ hơn 1000 tỷ đồng của các đối tượng. Trong vụ án này còn có bị cáo Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an) và Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao C50 Bộ Công an)

Có thể thấy, thời gian qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã rất nỗ lực trong việc trấn áp tội phạm và triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm có tổ chức, nhiều đường dây buôn lậu quy mô lớn, phát hiện khoản lợi nhuận bất chính  khổng lồ. Quá trình điều tra, cơ quan chức năng cũng phát hiện ra nhiều tiền, tài sản do phạm tội mà có đã được hợp pháp hóa thông qua việc thành lập công ty, kinh doanh bất động sản, chứng khoán...

Đấu tranh, xử lý tội phạm tham nhũng "cuộc chiến không khoan nhượng"

Thực tế cho thấy việc điều tra, xử lý nghiêm minh, triệt để hành vi tham nhũng bằng pháp luật hình sự có tác dụng răn đe rất lớn. Trong toàn bộ các khâu của tiến trình tố tụng đối với các vụ án tham nhũng, kết quả của giai đoạn điều tra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định đến các khâu truy tố, xét xử tội phạm.

Với phương châm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai" đã được quán triệt thực hiện nghiêm túc, xuyên suốt và có hiệu quả trong quá trình điều tra.

Nhiều vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, kể cả những vụ tồn đọng từ nhiều năm trước được xử lý dứt điểm, nghiêm minh, đúng pháp luật, không còn tình trạng xử lý thiếu kiên quyết, kéo dài hay "chìm xuồng", tất cả các vi phạm đều được xử lý theo đúng quy định của pháp luật, "bất kể người đó là ai."

Nhiều vụ án đã đưa ra xét xử với những mức án nghiêm khắc, trong đó có cả án chung thân, tử hình. Điển hình như Dương Chí Dũng (vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam); Nguyễn Bắc Son (Tổng Công ty viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG); Trịnh Xuân Thanh (Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí - PVC)…hay như vụ nguyên đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga  trong vụ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Housing Group…

Trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) việc thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát rất khó khăn. Ảnh: TL.

Trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) việc thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát rất khó khăn. Ảnh: TL.

Đối với các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo, từ năm 2013 đến nay, cơ quan thi hành án dân sự các cấp đã thu hồi được hơn 22.659 tỷ đồng (chiếm 26,7% tổng số tiền phải thi hành). Năm 2020, các cơ quan tố tụng đã tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch các tài sản có trị giá 3.851,55 tỷ đồng, 16,858 triệu USD, 17.248.621 cổ phiếu, 51 bất động sản, 5 ô tô và nhiều tài sản khác; cơ quan thi hành án dân sự thu hồi 14.017 tỷ đồng, bằng 61%. Trong đó, có những vụ án thu hồi 100% tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát như vụ án xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG); vụ án xảy ra tại Công ty Hadico, Hà Nội…

Bên cạnh đó, công tác điều tra, xử lý án tham nhũng ở các địa phương cũng từng bước khắc phục tình trạng "trên nóng dưới lạnh."

Có thể nói, quyết tâm chính trị của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cùng với phương châm nhất quán "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai" là chỗ dựa vững chắc cho các cơ quan tư pháp trong phát hiện, điều tra, xử lý án tham nhũng.

10 vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm đưa ra xét xử trong 2020

- Vụ án “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát (Sabeco), Quận 1, TP.HCM.

- Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” liên quan đến dự án 8-12 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM

- Vụ án "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại công ty Hải Thành, Quân chủng Hải Quân liên quan đến đất số 7-9 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP.HCM

- Vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Hội sở chính BIDV và chi nhánh Hà Thành, chi nhánh Hà Tĩnh và Công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Trung Dũng

- Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại công ty CP hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB) trong dự án xây dựng nhà máy Ethanol Phú Thọ.

- Vụ án “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại công ty CP Tập đoàn Yên Khánh và các đơn vị có liên quan.

- Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - công ty Gang thép Thái Nguyên.

- Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn.

- Vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng xảy ra tại Ngân hàng Phương Nam (Sacombank)”.

- Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Đắc Nguyên

Tin khác

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức
Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

(CLO) Tỉnh Gia Lai vừa xử lý 18 đảng viên liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị do Công ty AIC cung cấp, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Phùng Ngọc Mỹ.

Tin tức
Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Tin tức
Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các bộ, ngành sớm rà soát các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách đặc thù để tham mưu, đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, nhằm phát triển toán học Việt Nam nói riêng, tạo ra đột phá đối với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung.

Tin tức
Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

(CLO) Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích và tạo thuận lợi cho các dự án hợp tác và đầu tư song phương, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, viễn thông và xây dựng.

Tin tức