Những con đường mới của báo chí

Báo chí trong thế giới ảo: Đối đầu hay hòa nhập?

Thứ hai, 27/06/2022 09:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mối quan hệ giữa báo chí truyền thống và các nền tảng mạng xã hội đang ngày càng mở rộng, thậm chí còn đang hướng tới như một sự kết hợp, một xu thế không thể ngăn cản. Bởi vậy báo chí có thể nói sẽ không đối đầu mà buộc phải hòa nhập vào dòng chảy này!

Bài liên quan

Mạng xã hội - nguồn tài nguyên vô tận

Từ quan điểm ban đầu mạng xã hội chỉ là một nền tảng cho các ý kiến cá nhân hay những câu chuyện “phù phiếm”, báo chí chính thống đã có phần xa lánh. Và cho đến khi mạng xã hội bùng nổ để lấy đi độc giả của báo chí truyền thống, kể cả báo in lẫn báo điện tử, thì các cơ quan báo chí và các tòa soạn lại coi mạng xã hội như đối thủ. Để rồi, không thể phủ nhận cho đến lúc này, báo chí truyền thống đang có phần lép vế trước các mạng xã hội, ít nhất đã mất rất nhiều lượng độc giả và cả nguồn thu vào tay “đối thủ”.

bao chi trong the gioi ao doi dau hay hoa nhap hinh 1

Việc coi mạng xã hội là đối thủ đã hoàn toàn không còn phù hợp. Thực tế, những xu hướng mới nhất trên thế giới cho thấy báo chí và mạng xã hội đang dần hòa nhập thành một, có nhiều sự kết hợp rất mạnh mẽ với nhau, để đi đến một mục đích chung là mang lại thông tin cho độc giả, rồi từ đó giúp các cơ quan báo chí mở rộng quy mô trở lại và cải thiện được nguồn thu.

Báo chí hiện đại đang rất phụ thuộc vào các nền tảng công nghệ mới để phát triển, cụ thể là công cuộc chuyển đổi số - xu thế gần như duy nhất để một cơ quan báo chí, đặc biệt các hãng tin lớn phát triển và đặc biệt muốn trở lại giai đoạn “hoàng kim”. Mà rõ ràng, nền tảng mạng xã hội, hay thế giới ảo nói chung, chính là nơi mà các công nghệ truyền thông mới đang nhắm tới như một đích đến quan trọng, từ công nghệ Video Streaming, Metaverse (thậm chí Facebook đã đổi tên thành Meta để chạy theo xu hướng này)… cho đến các công nghệ thực tế ảo như VR.

Thực tế, xu thế kết hợp giữa báo chí và các nền tảng ảo trên mạng xã hội đã bùng nổ mạnh mẽ trên thế giới, cũng như đã bắt đầu phát triển ở Việt Nam. Rất nhiều các trang tin thế giới đang nhằm tới các nền tảng của thế giới ảo để phát triển. Để rồi, từ việc xem mạng xã hội là đối thủ, thì giờ báo chí đã có thể xem đây là nguồn khai thác độc giả và lợi nhuận tiềm năng, thậm chí gần như vô tận.

Cách thức báo chí truyền thống khai thác  trên mạng xã hội đang diễn ra ở các cấp độ khác nhau và theo nhiều cách khác nhau. Ví như trường hợp của công ty khởi nghiệp Puck được thành lập bởi cựu biên tập viên Jon Kelly của Vanity Fair.

Ông đã tập hợp một nhóm các cây bút đến từ Thung lũng Silicon, Hollywood, Washington và Phố Wall để “kết nối các nhà báo ưu tú trực tiếp với lượng lớn khán giả mà họ đã tích lũy được trên các kênh xã hội, qua đó tạo ra những giá trị gia tăng cho các sản phẩm thông qua đăng ký và tăng doanh số bán quảng cáo”. Có nghĩa, bằng cách bước vào thế giới ảo, các tòa soạn, các cơ quan truyền thông truyền thống sẽ lấy lại hoặc chia sẻ độc giả đã mất của mình trước đây.

Rõ ràng, mạng xã hội hay thế giới ảo đang có vô vàn cơ hội để giúp báo chí truyền thống lấy lại độc giả của mình. Ví như, các tính năng Reels của Facebook hay các đoạn video ngắn điển hình của TikTok đang có sức hút mãnh liệt đối với người xem. Hiện các kênh truyền thông trên thế giới đang tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này. Ví như hãng tin NBC vừa tuyển thêm 200 vị trí mới cho dịch vụ NBC News On để phát trực tuyến; đầu tư rất mạnh vào các video ngắn để tiếp cận hàng chục triệu người xem đến từ các thế hệ trẻ.

Cho đến nay, TikTok đã tiếp cận hơn một tỷ người trên khắp thế giới. Người dùng bị thu hút bởi sự kết hợp giữa âm nhạc, hài hước và tất nhiên cả tin tức. Bởi vậy, một tờ báo nhỏ ở địa phương cũng có thể phát triển mạnh mẽ nếu tận dụng được các xu thế mới đang diễn ra trong thế giới ảo. Theo một thống kê, TikTok hiện tiếp cận một phần tư (24%) người dưới 35 tuổi, với 7% sử dụng nền tảng này cho tin tức - thậm chí nhiều hơn ở các khu vực châu Á và Nam Mỹ. Điều này đặt ra câu hỏi về cách thức và liệu các nhà báo, cơ quan báo chí tên tuổi có nên tham gia vào nền tảng này hay không?

bao chi trong the gioi ao doi dau hay hoa nhap hinh 2

Việc coi mạng xã hội là đối thủ, thậm chí xa lánh, sẽ khiến báo chí truyền thống ngày càng tụt lại phía sau. Các cơ quan báo chí trên thế giới đang ngày càng lo lắng về việc mất đi độc giả sau này, tức các độc giả nhỏ tuổi hiện tại. Và rất nhiều trong số đó đang tìm cách thay đổi tình hình.

Đài truyền hình công cộng Thụy Điển SVT hiện là điểm đến của khoảng một phần tư (26%) người Thụy Điển trong độ tuổi từ 20 đến 29 - tăng so với chỉ 9% vào năm 2017. Phần lớn sự thay đổi đó là do họ đầu tư vào một loạt các định dạng video trực tuyến thân thiện đi vào vấn đề nhanh chóng hoặc giải quyết các chủ đề phi truyền thống. Các đài truyền hình công cộng khác như ARD của Đức đã và đang thử nghiệm tạo nhiều nội dung video riêng cho các nền tảng bên thứ ba như TikTok và Instagram.

Những hướng phát triển và sứ mệnh mang đến sự thật

Việc phát triển tin tức trên mạng xã hội rõ ràng cho đến nay vẫn chưa được báo chí truyền thông khai thác một cách hiệu quả, dù như đã nói đây là một nguồn khai thác vô tận và không có biên giới. Minh chứng là những cơ quan truyền thông tận dụng được nguồn tài nguyên này đều có sự phát triển mạnh mẽ. Ac2ality đã có được khoảng 3 triệu người theo dõi trên TikTok cho một dịch vụ bao gồm tổng hợp các tin bài hàng đầu trong một phút, tức nhiều hơn cả lượng độc giả của Washington Post và BBC cộng lại!

Việc tham gia vào mạng xã hội cũng chính là cách thức tốt nhất để báo chí truyền thống chống lại tin tức giả mạo, thay vì để nó trôi nổi trong không gian ảo để đến độc giả, đặc biệt nguy hại với giới trẻ. Viện Đối thoại Chiến lược của Mỹ gần đây đã theo dõi thông tin sai lệch về vắc-xin trên nền tảng TikTok và phát hiện ra rằng chỉ hơn 100 bài đăng đã có hơn 20 triệu lượt xem nhờ thuật toán mạnh mẽ của TikTok và các tính năng âm thanh độc đáo được thiết kế để lan truyền. Rõ ràng, nếu tin thật không đến trước tin giả thì đó thật là một mối nguy.

Hiện, một công ty khởi nghiệp đang tìm cách chống lại thông tin sai lệch trên TikTok và các nền tảng xã hội khác là News Movement, được thành lập bởi các cựu giám đốc điều hành của Dow Jones và BBC. Dịch vụ này nhằm mục đích cung cấp thông tin khách quan và đáng tin cậy vào năm 2022 cho khán giả đại chúng trên phương tiện truyền thông xã hội, với các phần giải thích bằng video và văn bản. News Movement là tập hợp các nhà báo trẻ và sẽ hoạt động trên cả TikTok, Instagram, YouTube, Facebook lẫn Twitter.

Dù có nhiều ví dụ về việc báo chí truyền thống bước vào mạng xã hội để lấy lại độc giả, đấu tranh với tin giả và mang lại sự thật đến với thế giới ảo, song thực ra kết quả nói chung vẫn còn khá khiêm tốn. Đến nay, người dùng mạng xã hội phần lớn vẫn đang nhận được tin tức trên mạng xã hội theo cách tình cờ, đặc biệt đối với Facebook.

bao chi trong the gioi ao doi dau hay hoa nhap hinh 3

Theo báo cáo của Viện Reuters vào năm 2021, dù 21% những người sử dụng Twitter cho rằng họ muốn vào mạng xã hội này để tìm kiếm tin tức mới nhất, song thực ra chỉ khoảng 3% số người cho biết họ tìm được tin tức mà mình mong muốn ngay từ đầu. 

Với YouTube, câu chuyện có phần khá hơn, khi 26% người dùng nhận được những thông tin mà họ cần khi bắt đầu đăng nhập vào nền tảng chia sẻ video trực tuyến này, nhưng phần lớn chỉ vì mục đích giải trí. Người dùng Facebook ở Anh thì chủ yếu vào nền tảng này vì những lý do không phải tìm kiếm tin tức (56%), phần lớn chỉ muốn tìm kiếm sự tranh luận và bình luận - dù rằng đây cũng chính là một phần của việc trải nghiệm tin tức.

Như vậy, ngay cả khi đã ý thức được mạng xã hội hay các nền tảng truyền thông mới không còn là đối thủ, thì báo chí truyền thống nói chung vẫn chưa thực sự quyết liệt bước vào thế giới ảo. Do đó, đây vẫn sẽ là sứ mệnh của báo chí trong thời gian tới; trước là để giành lại độc giả cũ và tìm kiếm độc giả mới, sau là để thực hiện sứ mệnh chống lại tin giả và lan tỏa sự thật của mình.

Bùi Huy

Bình Luận

Tin khác

Hải Dương sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Hải Dương sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hải Dương tổ chức lấy ý kiến vào dự thảo kế hoạch kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Nghề báo
Thông tấn xã Việt Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi'

Thông tấn xã Việt Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi"

(CLO) Ngày 19/4, tại Tòa Nhà Trung Tâm Thông Tấn Quốc Gia, Hội Cựu Chiến binh Thông tấn xã Việt Nam cùng Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức buổi sinh hoạt truyền thống mang tên “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi”.

Nghề báo
MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Nghề báo
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo